Menu

Cần sớm hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020

Cần sớm hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020

20 Tháng Chín 2013

Cần sớm hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020

Tại buổi làm việc, thay mặt Ban soạn thảo, ông Vũ Trọng Lợi - Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng đã báo cáo sơ bộ những nội dung chính của Đề án, trong đó nhấn mạnh: Việc xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 đã được thực hiện từ cuối năm 2012. Ban soạn thảo Đề án cũng đã tiến hành tổ chức 2 Hội thảo tại Hà Nội và TP.HCM cũng như gửi công văn tới các địa phương trên cả nước và các Vụ, đơn vị liên quan để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện bản Dự thảo Đề án.

Nhiệm vụ cơ bản của Đề án là nhằm xây dựng những quy hoạch, chính sách và kế hoạch cho việc bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam; Tăng cường công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Võ truyền Việt Nam; xây dựng hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp, hệ thống thi đấu về Võ cổ truyền; Đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.

Ông Vũ Trọng Lợi báo cáo tóm tắt nội dung bản dự thảo Đề án (Ảnh: Văn Duy)

Theo đó, lộ trình của Đề án sẽ được chia làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn 1, từ 2013 - 2016 sẽ tập trung vào việc bảo tồn Võ cổ truyền Việt Nam, thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam, thành lập 30 Hội, Liên đoàn Võ cổ truyền cấp tỉnh, thành, ngành cũng như đào tạo từ 30 đến 50 HLV võ cổ truyền có trình độ chuyên môn giỏi,... Giai đoạn 2017-2020 tập trung bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam, tiếp tục thành lập thêm 10 đến 15 Hội, Liên đoàn Võ cổ truyền cấp tỉnh, thành, ngành; tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập để đưa việc giảng dạy Võ cổ truyền vào các trường đào tạo chuyên ngành TDTT và tiến tới đưa Võ cổ truyền vào chương trình học ngoại khóa trong các trường phổ thông các cấp trên toàn quốc;...

Góp ý về dự thảo Đề án, các thành viên tham dự buổi làm việc đều cho rằng, bố cục của dự thảo Đề án đều đảm bảo yêu cầu theo đúng thể thức văn bản. Bản dự thảo Đề án đã phản ánh được sự cấp thiết, thực trạng, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như các giải pháp thực hiện Đề án. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chánh văn phòng Olympic Việt Nam, bản dự thảo Đề án cần làm rõ hơn về thực trạng của Võ cổ truyền Việt Nam hiện nay, đồng thời cần xây dựng một lộ trình thực hiện cụ thể hơn trong từng giai đoạn của Đề án.

Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện các Vụ, đơn vị liên quan (Ảnh: Văn Duy)

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng đánh giá bản dự thảo Đế án về cơ bản đã đáp ứng tốt về mặt cấu trúc cũng như nội dung chi tiết. Tuy nhiên, Ban soạn thảo Đề án cần làm rõ hơn về đối tượng, phạm vi của Đề án, từ đó xây dựng một lộ trình cụ thể cho các giai đoạn bảo tồn và phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh đó, cấn có sự phân định rõ hơn về nhiệm vụ quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam. Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng cũng yêu cầu Ban soạn thảo Đề án cần sớm hoàn thành bản dự thảo Đề án để trình lãnh đạo Bộ VHTTDL phê duyệt.

V.A

Print

Số lượt xem (995)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.