Menu

Cầu lông VN: Thiếu nhân tố mới vì... thiếu tiền(10:14 09/11/2004)

Cầu lông VN: Thiếu nhân tố mới vì... thiếu tiền(10:14 09/11/2004)

28 Tháng Chín 2009

Cầu lông VN: Thiếu nhân tố mới vì... thiếu tiền(10:14 09/11/2004)

. Phóng viên: Chất lượng chuyên môn của giải không cao, các danh hiệu vô địch đều thuộc về những gương mặt cũ. Ai là những khuôn mặt triển vọng tại giải năm nay, thưa ông?

- Ông Lê Thanh Sang: Ngoài các tay vợt kỳ cựu, giải năm nay xuất hiện một số gương mặt mới, chơi rất ấn tượng như Phạm Thị Trang (Thanh Hóa). Tuy mới 17 tuổi nhưng Trang thi đấu với phong độ ổn định, di chuyển khôn ngoan, hợp lý. Tay vợt 16 tuổi Nguyễn Nhật Linh (Hà Nội) có kỹ thuật thi đấu rất tốt, đặc biệt là khả năng đấu đôi. Ngoài ra có thể kể đến Thu Hằng, Hương Lan (Trung tâm Huấn luyện Quốc gia 3), Bé Trâm (Quân Đội), Thành Luân (Tiền Giang)... Tuy nhiên, các VĐV trẻ vẫn chỉ thi đấu với mục đích cọ xát, học hỏi kinh nghiệm chứ chưa tạo được thành tích đáng kể.

. Trong các giải quốc tế, hầu như nước nào cũng có VĐV đấu đơn và đấu đôi riêng biệt, còn VĐV VN thường thi đấu ở nhiều nội dung nên xuống sức rất nhanh. Vậy Liên đoàn Cầu lông (LĐCL) VN có giải pháp nào cho vấn đề này?

- Do chúng ta có ít VĐV giỏi nên phải thi đấu nhiều nội dung, ảnh hưởng đến thể lực. Sắp tới, LĐCL VN có kế hoạch gọi tập trung một số tay vợt trẻ, có triển vọng vào tập huấn ở đội tuyển quốc gia, đào tạo chuyên biệt, phù hợp với khả năng từng VĐV để cầu lông VN có thể đạt được thành tích tốt hơn.

. Thường các tay vợt VN chơi rất hay ở hiệp 1 và mờ nhạt dần ở hiệp 2, hiệp 3. Theo ông, vì sao các tay vợt VN không có phong độ ổn định?

- Thể lực, sức bền vẫn là vấn đề lớn nhất của các tay vợt VN hiện nay. Nhưng sau một thời gian theo học chuyên gia Trung Quốc Yan Shi Quang, thể lực các VĐV tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là Tiến Minh, Nguyên Nhung, Thanh Thảo... Một hạn chế nữa là các tay vợt VN thường có tâm lý thi đấu không ổn định. Trong các trận đấu căng thẳng, ngang ngửa với các tay vợt có đẳng cấp thì các tay vợt VN thường để thua ở những ván cuối. Các tay vợt VN không chơi hiệu quả ở cuối trận do thiếu kinh nghiệm trên đấu trường quốc tế. Mỗi năm các tay vợt chủ chốt của VN chỉ tham gia 2 giải quốc tế trong khi các VĐV Thái Lan thi đấu từ 10-12 giải.

. LĐCL VN có kế hoạch nào để rút ngắn trình độ giữa các tay vợt VN với các đối thủ mạnh trong khu vực?

- Do thiếu tiền nên cầu lông VN tiến bộ chậm. Sắp tới, Ban Tài trợ của LĐCL VN sẽ thực hiện những phương án vận động tài trợ bài bản hơn để tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các VĐV đi tập huấn và thi đấu ở nước ngoài, đồng thời sẽ mời các chuyên gia giỏi sang huấn luyện. Sắp tới, LĐCL châu Á dự kiến sẽ hỗ trợ cho cầu lông VN thành lập một trung tâm đào tạo VĐV. Với sự hỗ trợ này, chúng tôi hy vọng cầu lông VN sẽ nhanh chóng tiếp cận với trình độ của các tay vợt hàng đầu Indonesia, Malaysia, Thái Lan...

Print

Số lượt xem (4435)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.