Menu

Chắc “cương” thúc đẩy tiến độ Đề án 641

Chắc “cương” thúc đẩy tiến độ Đề án 641

05 Tháng Hai 2014

Chắc “cương” thúc đẩy tiến độ Đề án 641

Để nâng tầm vóc Việt, Đề án cần sự chung tay của toàn xã hội (Ảnh: TH)
Theo đó, trong năm 2014, năm Giáp Ngọ, để thúc đẩy hơn nữa tiến độ của Đề án, Ban chỉ đạo xác định phải tập trung vào vấn đề nguồn lực, coi đó như việc cầm “cương” của người cưỡi ngựa - phải vững, phải chắc mới có thể phi nước đại.

Nguồn lực ở đây bao gồm cả nhân lực và vật lực. Đây là đề án mang tính tổng thể, lớn nhất từ trước đến nay của ngành TDTT có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học để nghiên cứu, ứng dụng về gen, những yếu tố liên quan tới sự phát triển thể lực, chiều cao con người; nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai, cho trẻ sơ sinh, thiếu niên, nhi đồng đến 18 tuổi: phát triển tầm vóc bằng cách tăng cường giáo dục thể chất kết hợp với tuyên truyền sâu rộng nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức của toàn xã hội. 

Chính vì tính nhân văn cao cả và thời gian kéo dài tới 20 năm mà Đề án đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ ngành như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và xã hội... Ngoài ra còn có các sở, ban ngành và các tổ chức phi chính phủ. Nói một cách khác, Đề án đòi hỏi huy động nguồn lực con người của toàn xã hội, cùng đồng hành mới mong đạt kết quả cao.https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Cụ thể đối với Đề án, nguồn nhân lực hiện có cần được khai thác triệt để chính là đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên về TDTT tại các tỉnh, thành, các cấp học. 

Qua khảo sát 22 tỉnh đồng bằng và vùng sâu cùng xa, Ban điều phối đề án nhận thấy một thực trạng rất rõ là các đơn vị khó có thể đáp ứng được nhu cầu về cán bộ TDTT phục vụ cho Đề án. Ở cấp Mầm non, Tiểu học hầu hết các trường đều không có giáo viên chuyên dạy thể dục, chỉ có các giáo viên kiêm nghiệm hoặc các hướng dẫn viên; nội dung môn học thể dục cũng sơ sài, chỉ là vài động tác chạy, nhảy, thậm chí có trường không có giờ học thể dục mà chỉ có 10 phút thể dục giữa giờ cho toàn trường. Vì vậy, giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ Đề án cần sớm tính tới để có bước chủ động khi triển khai. Phải nhanh chóng xây dựng hệ thống mạng lưới hướng dẫn viên, tình nguyện viên, đội ngũ giáo viên chuyên trách để đào tạo họ; truyền đạt những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để họ có thể nắm được và hướng dẫn lại cho học sinh. Hàng năm công tác bồi dưỡng, đào tạo này phải được thực hiện trước khi Đề án triển khai tại từng đơn vị. 

Đối với nguồn lực vật lực, Quyết định 641 đã nêu rất rõ: Nhà nước tăng cường đầu tư kết hợp với huy động kinh phí từ nguồn xã hội hoá, các nguồn viên trợ chính thức, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu từ đặt cược thể thao... Trong đó ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên cho các đối tượng chính là vùng sâu, vùng xa và công tác nghiên cứu khoa học.

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gifNhìn vào Đề án tổng thế có thể thấy, chương trình 1 nghiên cứu về gen, thuộc Bộ Y tế, công tác nghiên cứu đòi hỏi tính chính xác cao bằng việc xử lý kết quả qua các trang thiết bị tối tân nên các địa phương khó có thể thực hiện được, bởi vậy kinh phí cho chương trình này đa phần sẽ được huy động từ ngân sách. 3 chương trình còn lại, cũng là 3 chương trình trọng yếu của Đề án cần phải huy động đến nguồn vốn xã hội hoá mới có thể thực hiện được. 

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, việc huy động hàng nghìn ty đồng cho Đề án là bài toán đặt ra cho Chính phủ và cho ngay chính Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm các chương trình. 

Đối với mỗi chương trình, cách huy động nguồn vốn cũng khác nhau nên sau 2 năm khảo sát thực tế, Ban chủ nhiệm các chương trình thành phần nhận thấy cần có giải pháp đồng bộ mới mong triển khai được. Trước hết phải xây dựng được hành lang, chính sách thoả đáng, có thông tư hướng dẫn sử dụng tài chính cụ thể để các chương trình có thể bám sát và xây dựng kế hoạch huy động vốn của riêng mình. 

Trên thực tế, sau 3 năm hoạt động, chương trình 4 về tuyên truyền nâng cao nhận thức thay đổi hành vi xã hội đã trở thành đơn vị đi đầu trong công tác huy động nguồn vốn xã hội hoá. Sự kiện đi bộ đồng hành với kinh phí tổ chức lên đến hơn 1 tỷ đồng chính là hoạt động đầu tiên mà Đề án huy động nguồn xã hội hoá. Điều đó cho thấy không phải việc kêu gọi tài trợ, huy động nguồn lực tài chính từ xã hội là không thể. Tuy nhiên, đằng sau sự kiện này, còn nhiều vấn đề cần bàn tính và việc xây dựng được cơ chế, chính sách cụ thể cho từng chương trình chính là bước quan trọng nhất để Đề án có thể triển khai kịp tiến độ và việc huy động nguồn vốn xã hội hoá đạt hiệu quả như mong muốn.

Vân Thùy

Print

Số lượt xem (1005)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.