Menu

Chiến lược phát triển sản nghiệp thể thao của Trung Quốc: giai đoạn 2011-2015

Chiến lược phát triển sản nghiệp thể thao của Trung Quốc: giai đoạn 2011-2015

18 Tháng Mười 2011

Chiến lược phát triển sản nghiệp thể thao của Trung Quốc: giai đoạn 2011-2015

Chú trọng nâng cao tỷ trọng của sản nghiệp dịch vụ thể thao, khuyến khích các thành phần kinh tế cạnh tranh và chạy đua để cùng nhau tham gia phát triển nền sản nghiệp thể thao; bồi dưỡng một số doanh nhân thể thao cốt cán, hình thành một loạt các sản phẩm thể thao mang thương hiệu đặc sắc Trung Quốc và có ảnh hưởng mạnh mẽ trên quốc tế, tăng cường thực lực và sức cạnh tranh của sản nghiệp thể thao Trung Quốc trên trường quốc tế; nâng cao tỷ trọng giá trị sản nghiệp thể thao trong tổng GDP.

Mở rộng nhu cầu tiêu thụ thể thao. Với dịch vụ có chất lượng tốt sẽ kích cầu được tiêu thụ, đồng thời cũng bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Hướng dẫn phù hợp các hành vi tiêu thụ thể thao của những người có mức thu nhập khác nhau.

Ưu hóa kết cấu sản nghiệp thể thao. Phải thích ứng với tình hình phát triển của thành thị và nông thôn. Trọng điểm phát triển các dịch vụ thể thao giải trí, thể thao biểu diễn, môi giới thể thao …; khích lệ và hướng dẫn các doanh nghiệp thể thao có đủ điều kiện và năng lực hướng sang đầu tư vào thị trường tư bản. Khuyến khích phát triển sản nghiệp thể thao kinh tế không thuộc sở hữu công, thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, truyền thông thể thao, triển lãm trưng bày thể thao ....

Thúc đẩy phát triển sản nghiệp thể thao mang tính đặc điểm của từng khu vực. Kết hợp với Quy hoạch quốc gia theo từng vùng miền, khu vực để đẩy mạnh phát triển sản nghiệp thể thao chủ đạo của vùng miền, khu vực đó; thúc đẩy sự chuyển biến từ ưu hóa về tài nguyên chuyển hướng sang ưu hóa về sản nghiệp, ưu hóa về sản nghiệp chuyển hướng sang ưu hóa về kinh tế, ưu hóa về kinh tế chuyển hướng sang ưu hóa về thương hiệu.

Hình thành bố cục phát triển đồng đều về sản nghiệp thể thao ở 3 khu vực phía Đông, phía Tây và Trung bộ. Khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển sản nghiệp thể thao.

Tăng cường quản lý thị trường thể thao. Tăng cường quản lý giám sát về an toàn đối với các hoạt động kinh doanh các môn thể thao mang tính mạo hiểm cao. Hoàn thiện tiêu chuẩn dịch vụ thể thao, tiến hành thực hiện các chế độ về kiểm định chất lượng dịch vụ thể thao, nâng cao trình độ và năng lực dịch vụ thể thao. Triển khai công tác giám định các loại kỹ năng nghề nghiệp trong ngành nghề thể thao, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức phục vụ của đội ngũ nhân viên hành nghề dịch vụ thể thao.

Mở rộng và quản lý nguồn tài nguyên cơ sở vật chất thể thao. Cùng với các cơ quan hữu quan tăng cường phổ biến các chính sách, khuyến khích nguồn đầu tư vào thể thao từ trong nước và nước ngoài để xây dựng các cơ sở vật chất cho thể thao. Khuyến khích nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động kinh doanh quản lý và khai thác phát triển các loại hình dịch vụ của các nhà thi đấu, nhà tập thể thao với điều kiện là không làm ảnh hưởng đến tính chất công ích xã hội và thực hiện chức năng chính của các công trình này.

Hướng dẫn và quy phạm hóa phát triển thể thao nhà nghề. Nhận thức và quan tâm cao độ đến việc phát triển thể thao nhà nghề đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng cường sự giám sát quản lý của Chính phủ đối với ý thức của các Hiệp hội ngành nghề và việc tự do vận hành của các câu lạc bộ, từ đó dần dần từng bước xây dựng thể chế quản lý và cơ chế vận hành thể thao nhà nghề mang tính đặc sắc của Trung Quốc.

Tăng cường công tác bảo vệ và khai thác tài sản (giá trị) thể thao vô hình. Mở rộng và tăng cường việc khai thác các giá trị vô hình của các tổ chức thể thao, các sự kiện, phong trào và giải thi đấu thể thao, nâng cao trình độ và hiệu quả khai thác tổng thể. Nghiên cứu và đẩy mạnh thêm bước nữa công tác khai thác thị trường trong lĩnh vực bản quyền truyền hình. Tăng cường quản lý và hướng dẫn các hoạt động kinh doanh của các vận động viên và các đội thể thao.

Tăng nhanh tiến trình thực hiện chiến lược thương hiệu sản phẩm thể thao. Khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao và doanh nghiệp tiêu thụ, lưu thông sản phảm thể thao, thực hiện việc hỗ trợ nhau phát triển giữa thương hiệu mang tính dịch vụ và thương hiệu mang tính sản phẩm. Khuyến khích các thương hiệu, doanh nghiệp có tiếng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thể thao như: mở phòng tập Gym, phòng tập tạ, phòng tập thể lực, câu lạc bộ Thể hình (Fitness Club) mở rộng thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau như mở hệ thống đại lý khắp nơi, gia nhập hoặc mua đứt các thương hiệu khác. Đẩy mạnh việc kinh doanh giao dịch dịch vụ thể thao ra nước ngoài, tạo dựng thương hiệu dịch vụ thể thao thương mại Trung Quốc.

Làm tốt công tác xổ số thể thao. Quán triệt “Điều lệ quản lý xổ số. Phong phú chủng loại xổ số thể thao, tăng cường xây dựng các kênh phát hành, hoàn thiện hệ thống giám sát phòng chống giả mạo để đảm bảo an toàn cho xổ số. Tăng cường quản lý sử dụng doanh thu từ xổ số thể thao vào các hoạt động và tuyên truyền công ích, nâng cao hiệu quả sử dụng doanh thu và hình tượng công ích của xổ số thể thao.

CX tổng hợp (Chiến lược phát triển TT TQ 2011-2015)

Print

Số lượt xem (1565)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.