Một minh chứng tiêu biểu cho nhận định này đó là "người không chân" Oscar Pistorius, khi VĐV người Nam Phi đã sử dụng chân giả để tham dự Parlympic Luân Đôn 2012 và hơn thế nữa là anh đã xóa mờ sự phân biệt giữa Olympic và Paralympic khi không chỉ tham dự TVH thể thao dành cho NKT mà còn cả sân chơi dành cho những VĐV đỉnh cao.
Sự tiến bộ của công nghệ, thành tích thi đấu của Oscar Pistorius nói riêng và các VĐV khuyết tật nói chung tại Paralympic đã khiến nhiều người quá đỗi ngạc nhiên.
Ngoài Oscar Pistorius, Marc Schuh - VĐV đua xe lăn 23 tuổi nổi tiếng của Đức - cũng là minh chứng điển hình cho đánh giá rằng sự phát triển của công nghệ sản xuất các thiết bị, bộ phận giả dành cho con người đã có những bước tiến kỳ diệu. Marc cho biết, chiếc xe lăn mà anh đang sử dụng để thi đấu có giá tới 5.000 Euro (tương đương 130 triệu đồng Việt Nam) và có chất lượng vượt trội so với những chiếc xe lăn đua cách đây vài năm.
Ngày nay, Paralympic đã trở thành một một sân chơi chuyên nghiệp, và Paralympic Luân Đôn 2012 chào đón tới 4.200 VĐV từ 166 quốc gia và vùng lãnh thổ. Paralympic cũng nhận được sự quan tâm hơn từ các nhà khoa học. Họ phát triển những thiết bị hỗ trợ như xe lăn hoặc các bộ phận giả của cơ thể, các công cụ hỗ trợ đó đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới thể thao người khuyết tật hôm nay. Otto Bock, một công ty hàng đầu thế giới về các bộ phận giả của con người. Từ năm 1988, Otto Bock đã hỗ trợ cho Paralympic. Và tại Paralympic London 2012, 80 kỹ thuật viên của họ đã làm việc với xấp xỉ 10.000 giờ để sửa chữa các thiết bị cho VĐV khuyết tật.
Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, phản nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng những VĐV khuyết tật cũng phải tập luyện bài bản và công phu.
A.T