Menu

Công tác chuyển giao quyền quản lý và hoạt động tác nghiệp của các Liên đoàn, Hiệp hội TT Việt Nam sẽ được thực hiện trong Quý I năm 2013

Công tác chuyển giao quyền quản lý và hoạt động tác nghiệp của các Liên đoàn, Hiệp hội TT Việt Nam sẽ được thực hiện trong Quý I năm 2013

22 Tháng Mười Hai 2012

Công tác chuyển giao quyền quản lý và hoạt động tác nghiệp của các Liên đoàn, Hiệp hội TT Việt Nam sẽ được thực hiện trong Quý I năm 2013

Tại buổi làm việc ông Tần Lê Minh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục TDTT (đơn vị phụ trách các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Việt Nam của Tổng cục TDTT) đã báo cáo về tình hình hoạt động của các đơn vị, trong đó đã chỉ rõ: Trên thực tế từ trước đến nay, 22 Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao Việt Nam hầu hết hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao, trong số đó chỉ có 1 vài liên đoàn là hoạt động mạnh và có bộ máy vận hành khá chuyên nghiệp như: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Quần vợt, Liên đoàn Cầu lông... số còn lại chủ yếu là hoạt động không thường xuyên và phát triển chưa mạnh.

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Y Trang)

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này cơ bản là do các cán bộ phụ trách công tác văn phòng tại các Liên đoàn, Hiệp hội đều còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó dẫn đến nhận thức về công việc từ cách làm cho đến cách nghĩ còn nhiều hạn chế... Nguồn thu từ các Liên đoàn, Hiệp hội còn thấp, do vậy kinh phi hoạt động của mỗi Liên đoàn, Hiệp hội vẫn bị phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước. Chính điều đó đã làm hạn chế sự phát triển của mỗi Liên đoàn, Hiệp hội. Tuy nhiên, có một số Liên đoàn, hiệp hội đã tạo được nguồn thu thường xuyên từ quảng cáo nhưng chưa nhiều (bản quyền truyền hình về các giải thi đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia và quốc tế được tổ chức tại Việt Nam) như: Điền kinh, Bóng chuyền, Bóng đá...

Phát biểu tại buổi làm việc Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng khẳng định: Cho tới thời điểm này, nhìn chung Thể thao Việt Nam vẫn còn mang nặng tính nhà nước từ đầu tư cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ cho VĐV đến công tác lựa chọn, đào tạo và cử đi thi đấu... chủ yếu đều dùng vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia của nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp cho các công tác kể trên chưa nhiều. Bên cạnh đó, các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao Việt Nam có những đặc thù riêng so với một số ngành khác nên dẫn đến công tác quản lý, điều hành của mỗi Liên đoàn có những đặc thù và điểm khác biệt riêng. Do vậy, chính những điều đó đã tạo ra những khó khăn nhất định đối với việc Tổng cục TDTT ban hành các văn bản quy định chung về cơ chế hoạt động cũng như chuyển giao tác nghiệp cho các Liên đoàn, Hiệp hội.

Những ý kiến đưa ra từ phía Tổng cục TDTT đã nhận được sự đồng thuận của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn, đặc biệt Thứ trưởng đánh giá cao bản báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động cũng như các kế hoạch dự kiến thực hiện của Tổng cục TDTT với các Liên đoàn, Hiệp hội trong thời gian tới. Theo đó, để thực hiện việc này có hiệu quả Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục TDTT nên chia nhóm cụ thể đối với từng Liên đoàn, Hiệp hội. Nhóm nào đạt yêu cầu về những quy tắc chung cũng như trong thời gian qua hoạt động khá hiệu quả thì sẽ lựa chọn làm trước (Tổng cục TDTT phối hợp cùng Bộ VHTTDL tiến hành xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quy chế hoạt động và giao quyền tác nghiệp phù hợp cho Liên đoàn đó). Công tác này phải sớm được triển khai trong thời gian nhanh nhất, Thứ trưởng yêu cầu hết Quý I năm 2013 phải hoàn tất.

N. H

Print

Số lượt xem (970)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.