Menu

Đảng Uỷ Bộ VH,TT&DL với các nhiệm vụ, nội dung triển khai Nghị quyết TW 4 – Khoá XI

Đảng Uỷ Bộ VH,TT&DL với các nhiệm vụ, nội dung triển khai Nghị quyết TW 4 – Khoá XI

27 Tháng Sáu 2012

Đảng Uỷ Bộ VH,TT&DL với các nhiệm vụ, nội dung triển khai Nghị quyết TW 4 – Khoá XI

Đảng bộ Bộ VH,TT&DL tổ chức Hội nghị triển khai NQ TW 4 (Ảnh: Văn Duy)
Đối với kiểm điểm của tập thể cần đi sâu và làm rõ hơn ở từng nội dung:

- Đã có những chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên?

Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm được tiến hành như thế nào?

Đã có những hình thức, biện pháp gì trong phát hiện, giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc cấp mình quản lý?

Nội bộ cấp ủy, tổ chức đảng có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có mất đoàn kết không?

Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra đã thực sự thẳng thắn tự phê bình và phê bình chưa?

Đã thực sự quyết tâm xem xét, giải quyết dứt điểm những sai sót, khuyết điểm nổi cộm, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực mà dư luận quan tâm, bức xúc không?

Nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân của người đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.

- Trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đã thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ như thế nào? Đã thực hiện và vận dụng nghị quyết, chỉ thị của Trung ương để đề ra những chủ trương, giải pháp gì?. Công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo cán bộ ở cơ quan, đơn vị đã thực chất chưa?. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị chưa?.

Kiểm điểm làm rõ những trường hợp bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ không đúng người, đúng việc làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và sự phát triển của ngành, cơ quan, đơn vị. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm và phương hướng khắc phục.

Trong kiểm điểm tập thể cần đi sâu phân tích, làm rõ tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, cục bộ, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu hình thức, biện pháp ngăn chặn, răn đe, xử lý đối với các sai phạm của tổ chức và cá nhân, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm.

 Đối với kiểm điểm của cá nhân cần chú ý:

- Kiểm điểm về quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ với quyền hạn, trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị như thế nào ?

- Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trách nhiệm của tập thể trong việc thảo luận và ban hành các quyết định về công tác cán bộ và thực hiện nhiệm vụ chính trị… Kiểm điểm cá nhân người đứng đầu có biểu hiện độc đoán, gia trưởng, “lấn sân”, quyết định hoặc chỉ đạo không đúng thẩm quyền, trách nhiệm hay không?.

Có để mất đoàn kết nội bộ kéo dài hay không? Có chậm xử lý hoặc xử lý không dứt điểm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, để dư luận dị nghị hay không? Quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy và chính quyền đã thực sự đoàn kết, thống nhất chưa?.

Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt đảng, trong công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ…) và trong quyết định các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án đầu tư chưa?.

- Tự giác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo 3 nội dung của Nghị quyết và Quy định về những điều đảng viên không được làm; theo các nội dung góp ý (nếu có) của tổ chức, cá nhân đối với mình.

- Bám sát các nội dung kiểm điểm: tự giác, trung thực, soi xét mình về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; tinh thần thái độ trong đấu tranh phê phán quan điểm, việc làm sai trái với Cương lĩnh, Điều lệ, các nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng. Có đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân trong ý thức và việc làm cụ thể không?. Có tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa?. Có để người thân lợi dụng chức vụ để trục lợi không?. Đã trung thực trong kê khai tài sản chưa?. Đã đoàn kết nội bộ tốt chưa?

- Đối với cá nhân là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần liên hệ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân khi tham gia cùng tập thể quyết định các vấn đề liên quan được nêu trong nội dung kiểm điểm thứ hai và thứ ba nêu trên. Xác định trách nhiệm cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể và phương hướng biện pháp khắc phục.

3. Về các bước tiến hành, theo trình tự 3 bước như sau:

Bước 1: Lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân và gợi ý kiểm điểm đối với cấp dưới:

BCS đảng lấy ý kiến của các Ban đảng TW; Đảng đoàn: Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội, BCS Đảng Chính phủ; Đảng ủy khối: Cơ quan TW, Doanh nghiệp TW; BCS đảng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ; các đ/c đã nghỉ hưu nguyên là Bộ trưởng, thứ trưởng; Chi ủy nơi công tác và nơi cư trú.

Thường vụ Đảng ủy Bộ lấy ý kiến của BCS Đảng, Thường vụ Công đoàn bộ, Đoàn thanh niên bộ, Hội CCB cơ quan bộ; các cấp ủy trực thuộc,các ban tham mưu và ủy ban kiểm tra của Đảng ủy bộ, các đ/c đã nghỉ hưu nguyên là bí thư, phó bí thư Đảng ủy bộ, Chi ủy nơi công tác và nơi cư trú.

Cấp ủy của 75 tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy bộ lấy ý kiến của BCH Công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội CCB của cơ quan đơn vị; các cấp ủy trực thuộc. Mỗi đồng chí Đảng viên của từng Chi bộ đều phải lấy ý kiến của chi ủy nơi cư trú.

BCS đảng, Thường vụ Đảng ủy bộ, Cấp ủy của 75 tổ chức Đảng trực thuộc nếu xét thấy cần thiết thì gợi ý kiểm điểm (theo 3 nội dung nói trên) đối với các tổ chúc và cá nhân cấp dưới trực tiếp.

Thời gian thực hiện: trong tháng 8/2012.

Bước 2: Tiếp thu ý kiến, xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm:

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý và gợi ý của cấp trên (nếu có), BCS đảng, Thường vụ Đảng ủy bộ, Cấp ủy của 75 tổ chức đảng trưc thuộc xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân (theo 3 nội dung nói trên) rồi tiến hành kiểm điểm.

Trình tự tiến hành kiểm điểm là:tập thể làm trước, cá nhân làm sau; bí thư làm trước, phó bí thư làm sau,rồi đến các ủy viên khác và cuối cùng là từng đảng viên.

Thời gian thực hiện: trong tháng 9/2012.

Bước 3: Báo cáo việc kiểm điểm, tiếp thu ý kiến góp ý và thông báo kết quả sau kiểm điểm

BCS đảng báo cáo kết quả điểm trứơc Ban bí thư TW đảng;Thường vụ Đảng ủy bộ báo cáo kết quả kiểm điểm trước BCH;Thường vụ các đảng ủy trực thuộc báo cáo kết quả kiểm điểm trước BCH (nơi không có thường vụ thì báo cáo trước chi bộ).

Nội dung báo cáo cáo cuối cùng từ mỗi chi ủy lên đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ, đảng ủy khối và Ban bí thư bao gồm:tổng hợp về tình hình,ưu khuyết điểm trong việc tổ chức kiểm điểm ở cơ sở;những ưu, khuyết điểm chủ yếu của mỗi tập thể và cá nhân; lộ trình và biện pháp khắc phục; đề xuất, kiến nghị, rút kinh nghiệm về phương pháp,cách thức tổ chức cho những lần tiếp theo.

Thời gian thực hiện: trong tháng 10 /2012.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung nói trên, đạt được mục đích,yêu cầu đề ra,mỗi cấp ủy trong toàn Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 3 nhóm giải pháp mà TW nêu ra trong NQ là:Tự phê bình và phê bình,nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên;Công tác tổ chức, cán bộ, cơ chế, chính sách và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng;Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và kiểm tra giám sát.

Tóm lại, Triển khai NQTW4 trong toàn Đảng bộ theo các nội dung nói trên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách nhằm chỉnh đốn và tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mỗi tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng viên. Vì vậy, BCS Đảng, Thường trực ĐU Bộ yêu cầu các cấp ủy trực thuộc phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai NQ gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời tuân thủ nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, đảm bảo hiệu quả thực sự, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để các thế lực thù địch và phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

TS. Lê Anh Thơ

Phó Bí Thư thường trực Đảng uỷ Bộ VH,TT&DL

Print

Số lượt xem (5980)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.