|
TS Đàm Quốc Chính báo cáo chương trình 4 (Ảnh: V.Vinh) |
Ở Việt Nam, tuy có chậm hơn các quốc gia khác trong khu vực, song Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp, chính sách quan trọng cũng như các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân. Nhờ vậy, thể lực, tầm vóc người Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh trong hai thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê mà TS. Đàm Quốc Chính - Chủ nhiệm chương trình 4 - Giám đốc Trung tâm Thông tin TDTT đưa ra: chiều cao thân thể trung bình của người Việt Nam là 163,7 cm (nam) và 153,0 cm (nữ) chênh lệnh rất cao so với 172,0 cm (nam – Nhật Bản) và 157,0 (nữ Nhật Bản); khoảng cách này còn cách biệt hơn với các nước Châu Âu (13,1 cm với nam và 10,7 cm với nữ); qua đó cho thấy, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém rõ rệt. Đây là cơ sở để Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam (gọi tắt là Đề án 641) được Chính phủ phê duyệt mà chương trình 4: “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc ngườii Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” đóng vai trò quan trọng.
Đóng góp ý kiến cho Chương trình 4, ông Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục báo chí cho rằng: Đây là một đề án hết sức cần thiết và có tính khả thi cao. Việc xây dựng các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sẽ giúp Chương trình thực hiện khoa học, hiệu quả, đi sâu vào đời sống nhân dân, đặc biệt là đối tượng được thụ hưởng (nhi đồng, thanh – thiếu niên).
Một ý kiến khác của TS. Trương Anh Tuấn - nguyên Vụ trưởng Vụ TCCB - Ban Tuyên giáo Trung ương: Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam không chỉ hạn chế ở người dân mà còn ở các cấp uỷ Đảng chính quyền và các tổ chức xã hội. Vì vậy, việc thay đổi phải từ ngay chính đội ngũ lãnh đạo cấp uỷ Đảng chính quyền.
Thực tế cho thấy, việc tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng là cần thiết, nhưng không thể xem nhẹ việc tuyên truyền miệng, gắn liền với đời sống của người dân, đặc biệt là đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền miệng tới từng người dân chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc thay đổi hành vi của người dân.
Việc tạo ra sự khác biệt và dấu ấn của đề án thông qua biểu tượng, khẩu hiệu hành động và bài hát của đề án tổng thể và từng đề án được các uỷ viên trong Hội đồng đánh giá cao và vô cùng cần thiết; nó không chỉ là bản quyền quốc gia, là tài nguyên vô giá mà còn góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự nhận biết khác biệt, lôi cuốn sự tập trung của người dân đối với các đề án, chương trình.
Với sự tán thành của phản biện và tất cả các thành viên trong Hội đồng, Chương trình 4 đã được thông qua và có thể triển khai sớm hơn so với các Chương trình khác.
Đề án xác định 6 nhiệm vụ cụ thể:
1. Điều tra đánh giá thực trạng nhận thức về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Từ đó, xác định cụ thể danh mục những vấn đề chuyên đề cần tuyên truyền, giáo dục; phương thức và đối tượng tuyên truyền, giáo dục.
2. Tuyên truyền giáo dục thông qua các dự án xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo in và báo điện tử.
4. Tuyên truyền vận động thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo, cơ quan thể dục thể thao, cơ quan y tế, Đoàn TNCS HCM và các tổ chức chính trị xã hội khác.
5. Phổ cập tri thức và kỹ năng chăm sóc về dinh dưỡng và thể dục thể thao đến các trường học, các gia đình học sinh, các hướng dẫn viên về dinh dưỡng, thể dục thể thao.
6. Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tiếp thị xã hội nằm trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, các kế hoạch quốc gia đã đưa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang thực hiện.
|
Thuỳ Anh