Menu

Đề án đào tạo VĐV trọng điểm cho Asiad 18 và Olympic sẽ sớm được hoàn thiện

Đề án đào tạo VĐV trọng điểm cho Asiad 18 và Olympic sẽ sớm được hoàn thiện

05 Tháng Mười 2013

Đề án đào tạo VĐV trọng điểm cho Asiad 18 và Olympic sẽ sớm được hoàn thiện

Theo đó, đại diện tổ soạn thảo Đề án ông Nguyễn Hồng Minh – Chánh văn phòng Tổng cục TDTT đã báo cáo sơ bộ về Đề án trong đó nhấn mạnh: Việc đầu tư xây dựng đào tạo VĐV trọng điểm cho Asiad 18 và Olympic là điều cấp thiết của Thể thao Việt Nam, do đó Đề án được xây dựng và đi vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thể thao nước nhà.

Toàn cảnh buổi làm việc
Đề án xác định, các VĐV được đầu tư trọng điểm cho 2 sân chơi quan trọng đó chính là Asiad 18 và Olympic. Những VĐV được tuyển chọn đầu tư trọng điểm chủ yếu được lấy từ các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia đã trải qua các đợt tuyển chọn, sàng lọc từ các địa phương.

Theo Đề án, dự kiến sẽ lựa chọn 50 – 60 VĐV trọng điểm loại 1 (thuộc các nhóm môn Olympic), được đầu tư kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao thành tích phấn đấu giành huy chương tại Asiad 18 và các kỳ Olympic sắp tới. Đề án cũng nêu rõ, kinh phí đào tạo dành cho nhóm VĐV trọng điểm này sẽ được lấy một phần từ nguồn ngân sách nhà nước và một phần từ việc huy động xã hội hóa (mời các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh tế cùng tham gia).

Nhìn chung Đề án nhận được sự đánh giá cao về mặt nội dung cũng như hình thức từ các thành viên trong tổ soạn thảo cũng như các Vụ, đơn vị. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng: Để tạo điểm nhấn và thuyết phục Chính phủ, các Bộ, ban, ngành thì đề án cần rút ngắn hơn nữa, nội dung phải “tinh, lọc”, nên bỏ qua các đề mục không cần thiết mà tập trung vào vấn đề chính, đó là chế độ cho các VĐV trọng điểm, kế hoạch thực hiện ra sao và kinh phí đầu tư như thế nào…?

Đồng thuận với các ý kiến nêu trên, Phó Tổng cục trưởng Lâm Quang Thành yêu cầu tổ soạn thảo tiếp thu và điều chỉnh lại một số nội dung còn thiếu hoặc thừa giúp hoàn thiện đề án về cả mặt nội dung và hình thức. Đồng thời, yêu cầu tổ soạn thảo phối hợp chặt chẽ cùng Vụ Thể thao thành tích cao trong việc xây dựng các kế hoạch đào tạo, tập huấn của các VĐV cho phù hợp, hiệu qủa hơn.

Đặc biệt, với kinh nghiệm về chuyên môn Vụ thể thao thành tích cao nên cung cấp một số tài liệu, thông tin tham khảo từ các quốc gia trên thế giới có nền thể thao phát triển về quá trình xây dựng và đào tạo VĐV đỉnh cao để tạo cơ sở, đưa đề án được thuyết phục và thực tế hơn.

 N. H

 

Print

Số lượt xem (1107)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.