Menu

Giành quyền đăng cai Asiad 19 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam

Giành quyền đăng cai Asiad 19 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam

07 Tháng Sáu 2011

Giành quyền đăng cai Asiad 19 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2011-2020, toàn ngành TDTT sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu mà Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã đặt ra. Với bản chiến lược này, TTVN đã thực sự bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn của sự phát triển. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên TTVN có hẳn một chương trình với rất nhiều những những nhiệm vụ thông qua những đề án, kế hoạch được xây dựng một cách bài bản, khoa học và hoàn chỉnh.

Ngay trong năm đầu tiên của việc triển khai và thực hiện Chiến lược (2011), Tổng cục TDTT, Uỷ ban Olympic Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc xây dựng Đề án đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam. Và đến nay, theo thông tin mới nhất từ ông Hoàng Vĩnh Giang - Tổng Thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam"chúng ta đang là ứng viên sáng nhất trong số các quốc gia cùng chạy đua giành quyền đăng cai Asiad 2019". Tuy chưa chính thức, song nếu Việt Nam trở thành chủ nhà của Đại hội lớn nhất Châu lục vào năm 2019 sẽ là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự thành công trong việc thực hiện chiến lược phát triển TDTT Việt Nam

Việc Việt Nam xin đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games) 2019 đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ và là một phần quan trọng trong Chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020. Tuy nhiên, để chiến thắng trong cuộc chạy đua giành được sự đồng ý của OCA, đánh bại các đối thủ như: Đài Loan, Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), New Delhi (Ấn Độ)... là cả một chiến dịch đặc biệt. Hơn thế nữa,  việc chuẩn bị để vận động đăng cai Asiad là hoàn toàn không đơn giản dù chúng ta đã có kinh nghiệm vận động đăng cai SEA Games, Asian Indoor Games, Beach Games (đã nhận được quyền đăng cai tại Nha Trang 2016).

Thực tế cho thấy, việc xin đăng cai đại hội thể thao châu Á là cả một quá trình đầy khó khăn thử thách đối với không chỉ riêng Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia. Bởi lẽ để trở thành nước chủ nhà của một Đại hội thể thao mang tầm châu lục, ngoài việc đảm bảo các điều kiện về hệ thống cơ sở vật chất cho tập luyện và thi đấu các môn thể thao theo tiêu chuẩn của OCA, còn phải đảm bảo các yếu tố như: môi trường, giao thông, an ninh...

Theo ông Hoàng Vĩnh Giang - Phó Chủ tịch kiêm TTK Uỷ ban Olympic Việt Nam, so với các ứng viên như: New Delhi - Ấn Độ, Dubai - UAE, Băng Cốc - Thái Lan thì Hà Nội - Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn cả. Bởi, New Delhi tuy có cơ sở vật chất tốt nhưng khả năng đầu tư kinh phí không nhiều, không có chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua TDTT, tình hình an ninh, môi trường, thời tiết... không được đánh giá cao. Băng Cốc đã đăng cai 4 lần rồi, vả lại, tình hình an ninh trật tự gàn đây cũng không ổn định. Đáng ngại là Dubai - Thủ đô của Các vương quốc Ả rập thống nhất là một đối thủ mạnh nhưng cũng không có nhiều kinh nghiệm tổ chức một đại hội thể thao lớn như vậy. Bên cạnh đó Dubai cũng đang gặp nhiều vấn đề về tài chính, lại ngay gần các nước bất ổn định về chính trị nữa... do vậy, OCA chắc chắn sẽ có những phân tích, nhận định, khảo sát thực tiễn từng quốc gia xin đăng cai một, nên chúng ta chỉ cần làm tốt nhưng chiến lược đã vạch ra thì cơ hội cũng không phải là nhỏ.

Cũng theo ông Hoàng Vĩnh Giang, với khả năng cũng như kinh nghiệm của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức thành công Asiad 18. Việc quyết tâm được đăng cai Asiad không phải là việc của riêng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, của ngành TDTT mà là ý chí và quyết tâm của cả đất nước, đặc biệt là sự ủng hộ và tạo điều kiện của Chính phủ, của TP Hà Nội.

Được đăng cai Asiad trong thời điểm 2019 là hoàn toàn hợp lý, đây cũng là một minh chứng cho việc Hà Nội cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá theo hướng hiện đại trước năm 2020. Và hơn thế nữa, việc giành được quyền đăng cai Asiad 18  sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những cột mốc đánh dấu sự thành công trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Thể thao Việt Nam giai đoạn 2015-2020 mà chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đặt ra.

Thành công của SEA Games 2003, giải đấu tầm cỡ là ASIAN Cup 2007 và ASIAN Indoor Games 2009 đã chứng minh khả năng tổ chức các đại hội, giải đấu lớn của thể thao Việt Nam. Việc đăng cai một kỳ đại hội như SEA Games, ASIAD hay Olympic không chỉ giúp thể thao nước nhà phát triển mà còn tạo cơ hội hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tạo hiệu ứng kinh tế, xã hội tích cực (tạo công ăn việc làm và nguồn thu lớn từ du lịch). Đó là cơ sở thực tiễn để ngành thể thao nhận được sự ủng hộ của Chính phủ khi quyết định chạy đua giành quyền đăng cai ASIAD 2019.

Hiện tại, Bộ VH,TT&DL, Tổng cục TDTT đã hoàn tất các khâu chuẩn bị như xây dựng quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất hạ tầng chuẩn bị cho Asiad. Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội - địa điểm chính của Asiad 2019 cũng đã chuẩn bị một quỹ đất với diện tích 200 héc ta tại Xuân Trạch, Cổ Loa (nằm trong Đô thị mới Cổ Loa với quỹ đất khoảng 3.246 héc ta) để chuẩn bị cho việc tổ chức Asiad. Làng VĐV ở ngay kế đó tại Thượng Thanh, Long Biên. Hai khu này cách nhau 6km, nối với nhau bởi câu cầu Đông Trù. Làng VĐV sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn 4 sao hoặc chung cư cao cấp, với những tiện nghi hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về chỗ ở cho các đoàn VĐV tham dự Đại hội.

PV

Print

Số lượt xem (6635)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.