Menu

Hà Nội tổ chức thảo khoa học về quy hoạch phát triển TDTT Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Hà Nội tổ chức thảo khoa học về quy hoạch phát triển TDTT Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

21 Tháng Mười 2013

Hà Nội tổ chức thảo khoa học về quy hoạch phát triển TDTT Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Việc xây dựng và quy hoạch phát triển TDTT Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hoàn thành sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên môn có căn cứ khoa học để phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô nhằm thúc đẩy TDTT Hà Nội phát huy hết tiềm năng vốn có - luôn trở thành đơn vị đi đầu trong cả nước về phát triển TDTT, góp phần đưa nền Thể thao nước nhà ngày càng tiến mạnh và xa hơn.
 
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa và quan trọng đó, Hội thảo khoa học đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích, thiết thực từ các nhà khoa học trong ngành TDTT nước nhà. Tiêu biểu là ý kiến của PGS.TS, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành - ông cho rằng: Để xây dựng quy hoạch TDTT Hà Nội cần lưu ý đến 5 tiêu chí quan trọng, bao gồm tính hệ thống, đồng bộ, khoa học, khả thi và đặc biệt là tính đột phá trong đầu tư. Trong đó, PGS.TS Lâm Quang Thành nhấn mạnh: Để các VĐV của Hà Nội có khả năng giành huy chương tại các kỳ Đại hội Thể thao lớn như Olympic hay Asiad... thì Thể thao Hà Nội cần được đề cập 1 cách cụ thể, định hướng, chiến lược phát triển đối với từng môn. 
 
Ngoài ra, để quy hoạch phát triển TDTT của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt hiệu quả cao thì tại Hội thảo lần này cần bàn sâu hơn về 5 vấn đề quan trọng như: Nguồn nhân lực, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và các thiết chế về TDTT. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý đến công tác xây dựng lực lượng VĐV, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, HLV, bác sĩ Thể thao. Đó chính là những chia sẻ của TS. Lê Đức Chương - Vụ trưởng Vụ khoa học, Công nghệ &Môi trường, Bộ VHTTDL trong khuôn khổ Hội nghị.
 
TS. Lê Đức Chương cũng khẳng định: Muốn phát triển TDTT hiệu quả, thì cần có cách huy động nguồn lực tài chính bền vững. Bởi theo TS. Lê Đức Chương thì hiện nay, ngoài ngân sách nhà nước, ngành TDTT đang ở thế bị động trong việc huy động nguồn tài trợ, nguồn kinh phí xã hội hóa. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đưa vấn đề này vào nội dung quy hoạch tức là phải biến thế bị động thành chủ động, hướng tới xây dựng một nền công nghiệp Thể thao…
 
Liên quan đến việc chuẩn bị lực lượng VĐV cho ASIAD 18 - Hà Nội 2019, TS. Hoàng Công Dân - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Thể thao Việt Nam đưa ra ý kiến: Từ nay đến ASIAD 18 năm 2019 chỉ còn 6 năm, tương đương với một chu kỳ ngắn huấn luyện, vì vậy, việc xây dựng lực lượng phải nhắm vào nhóm VĐV tài năng và đòi hỏi ngành TDTT, các nhà tài trợ và địa phương đầu tư thật mạnh tay. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, bảo đảm "đầu ra" cho các VĐV…
 
Ghi nhận trước những ý kiến đóng góp bổ ích và đầy tính thực tiễn cao của các đại biểu tham dự Hội thảo, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội - ông Nguyễn Đình Lân thay mặt lãnh đạo Sở đã gửi tới các chuyên gia, nhà khoa học lời cảm ơn trân trọng và hứa sẽ đưa những ý kiến đóng góp của các đại biểu làm cơ sở quan trọng để Hà Nội xây dựng hoàn chỉnh việc quy hoạch phát triển TDTT của Thủ đô đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

N. H

Print

Số lượt xem (1168)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.