Menu

Lễ hội Đua bò bảy núi: hoạt động thể thao mang đậm nét văn hoá của người Khmer

Lễ hội Đua bò bảy núi: hoạt động thể thao mang đậm nét văn hoá của người Khmer

15 Tháng Mười 2012

Lễ hội Đua bò bảy núi: hoạt động thể thao mang đậm nét văn hoá của người Khmer

Các đôi bò diễu hành trước khi bước vào cuộc đua(Ảnh: H.Sơn)
Lễ hội năm nay, có sự tham gia của 64 đôi bò đến từ các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn (An Giang), Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) và huyện Kirivong (tỉnh Takeo) đến từ nước bạn Campuchia tham gia 2 đôi bò. Các đôi bò được bốc thăm chia cặp đấu loại trực tiếp theo thể thức 1 vòng hô và 1 vòng thả, chọn đội thắng đi tiếp vào vòng trong.

Đua bò của đồng bào dân tộc khmer là một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi tỉnh An Giang. Không giống như Đua ngựa hay đua chó... đua bò gồm hai vòng, vòng một gọi là vòng “hô”; đây là vòng để làm nóng cho bò đi hai vòng quanh trường đua để lấy trớn. Vòng sau gọi là vòng “thả”, khi đến điểm xuất phát, “tài xế” dùng roi kích vào mông bò và bò bắt đầu vận hết sức lực để băng về đích...

Nhiều người thích vòng “thả” vì khi đua nước rút, bò có thể chạy đến 80 - 90 km/giờ trông rất hấp dẫn. Nhưng theo những người sành điệu, sức hấp dẫn nhất của đua bò lại chính ở hai vòng “hô”. Tuy các đôi bò chạy chậm, nhưng đó là lúc thể hiện tài năng của “tài xế”. “Tài xế” nào “cứng cựa” điều khiển cho đôi bò của mình làm đôi bò đối thủ hoảng loạn chạy “tạt” ra ngoài vòng đua sẽ đoạt vé vào vòng trong. Vòng thứ nhất gọi là vòng “hô”; đây là vòng để làm nóng cho bò đi hai vòng quanh trường đua để lấy trớn. Vòng sau gọi là vòng “thả”, khi đến điểm xuất phát, “tài xế” dùng roi kích vào mông bò và bò bắt đầu vận hết sức lực để băng về đích...

Không chỉ là hoạt động văn hoá thể thao đơn thuần, đua bò luôn tạo được sức hút đối với đông đảo người dân Khmer bởi sự độc đáo, hấp dẫn của cuộc đua mà theo quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không giết, cũng không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum sóc.

Kết thúc Cuộc đua năm nay, BTC đã trao giải thưởng 30 triệu đồng cho đôi bò có số đeo 13 của ông Trần Văn Các (xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên) khi xuất sắc giành giải Nhất. Đôi bò có số đeo 44 của ông Nguyễn Văn Búp (xã Lương Phi, Tri Tôn) giành giải Nhì, đôi bò có số đeo 54 của ông Chau Kim Song (xã Núi Tô, Tri Tôn) đạt giải ba. Ông Chau Kim Song cũng giành luôn giải thưởng “Tài xế xuất sắc nhất” với chiếc tivi và tiền mặt trị giá 500.000 đồng. Giải tư thuộc về đôi bò có số đeo 31 của ông Chau Soc Kim (xã An Hảo, Tịnh Biên). Ngoài ra, Ban tổ chức còn 4 giải khuyến khích (trị giá 7,5 triệu đồng/giải) cho các đôi bò có thành tích tốt.

Cuộc đua bò của người dân Khmer tỉnh An Giang chính thức được nâng lên thành Lễ hội đua bò từ năm 2009. Lễ hội đua bò của người Khmer Bảy Núi được tổ chức đúng vào dịp Tết Dolta hằng năm ( khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 Âm lịch). Trường đua thực ra là một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m, có nước xâm xấp, được xới nhiều lần để tạo độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó. Các đôi bò được bốc thăm chia cặp đấu loại trực tiếp theo thể thức 1 vòng hô và 1 vòng thả, chọn đội thắng đi tiếp vào

VD

Print

Số lượt xem (1210)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.