Menu

Một số hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao Trung Quốc

Một số hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao Trung Quốc

13 Tháng Mười 2011

Một số hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao Trung Quốc

Hiệp hội là đơn vị duy nhất đại diện cho Trung Quốc gia nhập vào Hiệp hội Doanh nghiệp đồ dùng thể thao Thế giới (WFSGI) hồi tháng 01 năm 2001. Hiệp hội đã thành lập được 16 năm, trong suốt quãng thời gian này, Hiệp hội đã toàn tâm toàn sức phục vụ và giúp đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao; thúc đẩy sự hợp tác, liên minh, phát triển việc sản xuất, đẩy mạnh lưu thông đồ dùng thể thao; hỗ trợ và quảng bá sản phẩm thương hiệu, tạo nên một thị trường thể thao phát triển về mọi mặt… với những việc làm thiết thực đó, Hiệp hội đã nhận được sự ủng hộ và tin cậy từ các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Hiện nay, Hiệp hội có khoảng hơn 600 doanh nghiệp hội viên. Năm 2008, Hiệp hội đã tiếp nhận đợt kiểm tra đánh giá về chất lượng do Bộ Nội vụ tổ chức, vinh dự nhận được danh hiệu “Tổ chức xã hội Trung Quốc đẳng cấp AAAA”.

Để phán ánh tốt hơn và xác thực hơn vai trò đại diện cho cả một ngành nghề, năm 2009 Hiệp hội đã chính thức đổi tên thành “Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao Trung Quốc”.

Năm 2010 được Bộ Nội vụ phong tặng danh hiệu “Tổ chức xã hội tiên tiến toàn quốc”.

Hiệp hội cung cấp các thông tin trong ngành cho các doanh nghiệp hội viên thông qua website (song ngữ Anh - Trung) và phát hành Tạp chí “Triển lãm đồ dùng thể thao thế giới” và sách định kỳ “Tin tức về đồ dùng thể thao Trung Quốc”.

Để tăng cường nâng cao thương hiệu đồ dùng thể thao Trung Quốc, Hiệp hội đã liên hệ với Ban Tổ chức Olympic Luân Đôn, nắm bắt và đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn phù hợp để đưa các thương hiệu đồ thể thao vào các giải đấu lớn.

Tổ chức các Hội chợ Triển lãm đồ dùng thể thao, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Hội chợ Triển lãm đồ dùng thể thao quốc tế tại Trung Quốc được sáng lập và tổ chức từ năm 1993 đến nay đã tổ chức thành công 28 lần. Thành tích này đã tích cực thúc đẩy sự phát triển của các sản nghiệp tương quan và thị trường đồ dùng thể thao, xuất hiện một loạt các doanh nghiệp mang thương hiệu Trung Quốc như Li Ning, Kang Wei, Impulse, Orient ...

Hội chợ đã thực sự trở thành kênh cung cấp vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ thể thao nước ngoài muốn du nhập vào thị trường Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc muốn bước chân vào thị trường của các nước.

Từ Hội chợ triển lãm đầu tiên năm 1993, lúc đó mới chỉ có hơn 100 doanh nghiệp tham gia, diện tích triển lãm không đến 10.000 m2, đến nay (2011) đã phát triển thành 1041 doanh nghiệp và diện tích triển lãm đã vượt qua ngưỡng 100.000 m2.

Ngành sản xuất đồ dùng thể thao của Trung Quốc đã có sự chuyển biến từ không đến có hết sức mạnh mẽ, cho đến thời điểm hiện tại đã trở thành công xưởng sản xuất và thị trường tiêu thụ quan trọng nhất về đồ dùng thể thao trên toàn cầu. Theo thống kê của WFSGI thì 65% đồ dùng thể thao được cung cấp trên toàn thế giới hiện nay đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Số liệu trong bản “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về sự nghiệp phát triển thể thao Trung Quốc” đã chỉ ra rằng: giá trị gia tăng của sản nghiệp thể thao Trung Quốc năm 2008 đã có bước đột phá, tăng thêm 155 tỷ 500 triệu nhân dân tệ, chiếm 0,52% GDP của năm 2008.

Theo thống kê, giá trị sản lượng đồ dùng thể thao Trung Quốc chiếm 80% giá trị sản lượng tổng sản nghiệp thể thao nước này, đã thực sự hình thành nên cụm sản nghiệp hoàn thiện cho thể thao Trung Quốc.

Tại diễn đàn đánh giá về kinh tế triển lãm Trung Quốc, Hội chợ triển lãm đồ dùng thể thao được xếp hạng thứ 5 trên tổng số 2600 Hội chợ triển lãm khác, đã trở thành Hội chợ triển lãm mang thương hiệu nổi tiếng khắp Châu Á và quốc tế, được Bộ Thương mại đưa vào danh sách một trong các hạng mục Hội chợ triển lãm có quy mô lớn và sức ảnh hưởng rộng được trọng điểm bảo hộ và hỗ trợ.

Năm 2006, hội nghị được coi là cấp cao nhất trong ngành sản xuất đồ dùng thể thao trên quốc tế - Hội nghị Tổng kết năm của WFSGI, lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc thay vì ở Đức hay Mỹ như thường niên.

Hiệp hội đã tổ chức thành công 2 lần Hội nghị Tổng kết năm của WFSGI trong 2 năm 2006 và 2008, giúp các thành viên tham dự được giao lưu trao đổi không khoảng cách với các doanh nghiệp và tìm hiểu xu hướng phát triển; đồng thời giúp Hiệp hội có được sự liên hệ chặt chẽ và tăng cường thêm mối quan hệ mật thiết với WFSGI và các Hiệp hội liên quan của các nước. Qua đó, Trung Quốc đã thể hiện sự tiến bộ đạt được về mặt khai thác bản quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn hóa và xây dựng thương hiệu đồ dùng thể thao của mình; làm thay đổi sự nhận thức đơn nhất của các tổ chức trên quốc tế đối với lĩnh vực “sản xuất và gia công đồ dùng thể thao của Trung Quốc”.

Hiệp hội đã hợp tác với Hội Khoa học Thể thao Trung Quốc tổ chức cùng thời điểm diễn ra Hội chợ triển lãm Đồ dùng thể thao Trung Quốc một diễn đàn mang tên “Diễn đàn phát triển sản nghiệp đồ dùng thể thao Trung Quốc” và mời các chuyên gia, học giả đến phân tích những vấn đề còn tồn tại, tạo ra tác dụng tích cực cho sự phát triển của ngành sản xuất đồ dùng thể thao.

Tháng 5 năm 2007, Ủy ban Kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa đồ dùng thể thao Trung Quốc được thành lập, Ban Thư ký của Ủy ban được đặt trong Hiệp hội. Hơn 2 năm nay, Ủy ban Kỹ thuật đã hoàn thành tổng cộng 41 nội dung tiêu chuẩn, nâng tổng số nội dung tiêu chuẩn quốc gia về đồ dùng thể thao trong nước lên con số 75.

Bước đầu cải thiện được một loạt các vấn đề còn tồn đọng như: trình độ thấp về tiêu chuẩn hóa, số lượng sản xuất hạn chế và tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc sử dụng các tiêu chuẩn cũ quá lâu trong nhiều năm; đã có tác dụng thúc đẩy tích cực khâu sản xuất và tiêu thụ đồ thể thao của Trung Quốc tiến gần hơn đến quốc tế hóa và tiêu chuẩn hóa.

Trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã tham gia tích cực vào việc hoạch định chiến lược phát triển cho ngành, nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật trong sản xuất đồ dùng thể thao; có vai trò quan trọng trong việc tăng cường xây dựng tiêu chuẩn hóa và quy phạm hóa thị trường đồ dùng thể thao trong nước.

Cung cấp dịch vụ cho khâu nhập nguyên vật liệu và hàng hóa là đồ thể thao cho Tổng cục Thể thao quốc gia Trung Quốc và các cơ quan đơn vị Chính phủ có liên quan.

Cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu và hàng hóa là đồ thể thao để viện trợ cho nước ngoài của Bộ Thương Mại và các chương trình cứu trợ của Quỹ Phát triển thanh thiếu niên Trung Quốc, sau đó đưa ra đề nghị và giới thiệu các doanh nghiệp ưu tú tham gia đấu thầu các hạng mục.

Sau khi động đất ở Tứ Xuyên xảy ra, Hiệp hội đã có sự cứu trợ tích cực cho người bị nạn bằng 1000 chiếc lều, 8000 bộ quần áo và gần 900.000 tiền mặt NDT cùng 1000 bộ chăn đông.

Tại Hội chợ triển lãm Đồ dùng thể thao quốc tế tại Trung Quốc năm 2011 vừa qua tổ chức tại Thành Đô, Hiệp hội đã phối hợp với một số doanh nghiệp phát động phong trào quyên góp từ thiện mang tên “Chúng tôi cùng đồng hành”. Hoạt động nhằm ủng hộ cho các hoạt động kỷ niệm 3 năm ngày động đất Tứ Xuyên của Chính phủ Trung Quốc về chủ đề Tái xây dựng cuộc sống cho các nạn nhân vụ động đất Tứ Xuyên.

Hiệp hội còn liên kết với 14 doanh nghiệp tham gia triển lãm tại Hội chợ năm nay để tổ chức chương trình quyên góp cho tổng cộng 112 ngôi trường Trung học cơ sở cùng một số trường năng khiếu thể thao tại Thành Đô và các khu bị thiệt hại nặng nề nhất, chương trình quyên góp gồm hơn 10 nội dung với tổng giá trị của các trang thiết bị dụng cụ thể thao được đưa ra quyên góp lên tới 464,923 vạn NDT (~ 4.650.000 NDT), tổng số thanh thiếu niên và nhi đồng trực tiếp được hưởng lợi từ chương trình này là gần 100.000 người.

Hiệp hội cũng tham gia Hội nghị do Tổ chức người lao động quốc tế tổ chức, tại đó đã đưa ra những ý kiến và quan điểm về những vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và các vấn đề về bảo vệ môi trường, nhận được sự ủng hộ và đồng tình của Tổ chức người lao động và WFSGI.

Để ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước đã đưa ra chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế nước mình, trong đó đề cập đến một số điều khoản bảo vệ lợi ích, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng thể thao của Trung Quốc.

Trước tình hình này, Hiệp hội đã phải liên hệ chặt chẽ với Bộ Thương mại và WFSGI để tìm hiểu và đưa ra các biện pháp bảo vệ và chống bán phá giá các loại giầy do Trung Quốc sản xuất trước khối Liên minh Châu Âu và một số các nước khác trên thế giới.

 Thanh Xuân tổng hợp - Theo Sport.gov.cn

Print

Số lượt xem (1345)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.