Menu

Phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic

Phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic

28 Tháng Hai 2013

Phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic

Để bạn đọc nắm rõ về phương pháp điều trị này, Trang tin điện tử xin đăng tải tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu "Phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau chấn thương khớp gối có di chứng teo cơ theo phương pháp Isokinetic" của Ths-Bs.Nguyễn Văn Phú - Bệnh viện thể thao Việt Nam được trình bày tại Hội nghị khoa học quốc tế phát triển thể thao - tầm nhìn Olympic.

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định thời gian trung bình phục hồi tố chất sức mạnh cơ đùi sau khi bị chấn thương khớp gối gây ra teo cơ.

2.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là BN (gồm VĐV chuyên nghiệp và nghiệp dư), n=54, bị chấn thương khớp gối một bên (T hoặc P) ở các mức độ khác nhau, có di chứng teo cơ vùng đùi từ nhẹ cho tới nặng.

Gồm: 21 BN là VĐV chuyên nghiệp (TT thành tích cao) thuộc các môn Bóng đá-Bóng chuyền: là nhóm BN có chỉ số tố chất sức mạnh cần được phục hồi ở mức độ cao để thích nghi với cường độ  vận động thể lực trong tập luyện và thi đấu; 33 BN là VĐV nghiệp dư, phục hồi sức mạnh cơ cho phép tới mức độ thích nghi với cường độ vận động tạo cảm giác thoải mái trong khi tập luyện thể thao

Điều kiện chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Chấn thương khớp gối một bên có teo cơ vùng đùi ở các mức độ khác nhau từ TB cho tới nặng. Xác định độ teo cơ dự trên chỉ số đo chu vi vòng đùi và so sánh với bên lành để đánh giá kết quả điều trị.

+ Độ tuổi từ 18 tới 35: Là độ tuổi có nhu cầu hoạt động thể thao lớn và có thành tích cao nhất, đồng thời cũng có các chỉ số thể lực tốt nhất, khi bị chấn thương cũng có thời gian hồi phục sớm nhất so với các độ tuổi khác .

+  Không bị các bệnh lý khác gây teo cơ: ĐTĐ, rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh.. .

+ Tham gia tập luyện PHCN liên tục từ khi nhập viện tới khi bình phục hoàn toàn và không tham gia chương trình PHCN nào khác.

+ Trong thời gian điều trị BN có thể được dùng các thuốc giảm đau kháng viêm Non-SAID, KHÔNG dùng các thuốc có tác dụng tăng trưởng như testosterone, vitamine E hoặc tương tự .

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp Thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng

- Chọn BN vào đIều trị theo tiêu chuẩn mục 2.1

 - Đánh giá trước điều trị (tình trạng teo cơ và tố chất sức mạnh cơ đùi).

-         Thực hiện phác đồ điều trị (giáo án huấn luyện và PHCN): Bài tập Isokinetic được xây dựng tùy theo mức độ đáp ứng của BN, theo nguyên tắc: Vượt ngưỡng-Lặp lại-tăng dần-cá biệt-dự phòng chấn thương.

-         Đánh giá sau điều trị: So sánh các chỉ số phục hồi giữa bên cơ đùi bị teo và cơ đùi bình thường.

-         Phương pháp điều trị: PHCN bằng các bài tập trên hệ thống Isokinetic-Biodex của Mỹ.

2.3. Các chỉ số nghiên cứu

2.3.1. Số đo vòng đùi (Chu vi đùi):

Đo chu vi đùi 2 bên (bên chấn thương và bên lành) để chẩn đoán và đánh giá mức độ teo cơ trước khi điều trị và trước khi thực hiện buổi tập theo chu kỳ tuần. Dùng thước đo nhân trắc, đo cùng mức trên bờ trên của xương bánh chè 15 cm.

-     Teo cơ mức độ nhẹ: Chu vi đùi chênh lệch =<2cm

-     Teo cơ mức độ TB: Chu vi đùi chênh lệch 3-4cm

-     Teo cơ mức độ nặng: Chu vi đùi chênh lệch >=4cm 

2.3.2. Đo cơ lực của cơ đùi: Tiến hành trên hệ thống Isokinetic-Biodex, gồm chỉ số lực duỗi (của cơ tứ đầu đùi) và chỉ số lực gấp (của cơ tam đầu và cơ mặt sau đùi).

Phương pháp tiến hành:

-     BN được thực hiện test kiểm tra Isokinetic với cường độ vận động ở các tốc độ 30-60-90-120-180 với tần số lặp lại bằng 10 cho mỗi thang tốc độ. Yêu cầu BN làm với cường độ tối đa và đồng đều trong suốt bài kiểm tra (gấp và duỗi). Biên độ khớp gối hai bên được đặt cùng mức.

-     Test được tiến hành trên khớp gối hai bên (bên lành và bên bị teo cơ), so sánh các chỉ số sau:

-  PT: Lực xoay lớn nhất (PT1: Trước điều trị-PT2: Sau điều trị-PT3: Chi bên lành.)

Đơn vị đo: Niuton mét (Nm)

Là chỉ số lực xoay lớn nhất được tạo ra trong một chu kỳ vận động theo một biên độ đặt sẵn. PT được coi là chuẩn vàng trong nghiên cứu đánh giá động lực học Isokinetic. Về mặt lâm sàng, các chỉ số đo PT phản ánh hiệu quả quá trình hồi phục chức năng vận động của các nhóm cơ thuận chiều và ngược chiều (Agostic và Anagostic).

-         ROM: Biên độ vận động khớp gối.

đánh giá độ linh hoạt của khớp, chẩn đoán cứng khớp và so sánh với chỉ số bình thường để đánh giá mức độ hồi phục.

2.3.3. Các tỷ lệ % khi so sánh các chỉ số trung bình:

-     Mức độ teo cơ và thời gian hồi phục

-     Tuổi và thời gian hồi phục

-     Sự hạn chế biên độ khớp và thời gian hồi phục

-     Các chỉ số Sức mạnh cơ đùi trước và sau khi hồi phục

3.3.4.   Số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê.

4. Kết quả nghiên cứu:

4.1.Đặc điểm BN (n=54): 

Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân

Đặc điểm

 

N

Tỷ lệ

Giới tính

Nam

38

70%

Nữ

16

30%

Trình độ

Chuyên nghiệp

21

39%

Nghiệp dư

33

61%

Tuổi trung bình

Chuyên nghiệp

22

41%

59%

Nghiệp dư

30

4.2. Mức độ teo cơ

Bảng 2: Mức độ teo cơ

Mức độ teo cơ

NC chung

Chuyên nghiệp

Nghiệp dư

n

Tỷ lệ

N

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

Nặng

29

54%

12

57%

17

51%

Trung bình

25

46%

9

43%

16

49%

Nhẹ

0

0

0

0

0

0

4.3. Biên độ khớp gối bị tổn thương (R0 BT =1350) :

Bảng 3: Biên độ khớp

 

Chuyên nghiệp

Nghiệp dư

Biên độ gấp

00-830

00-740

4.4. Kết quả điều trị:

-         Phục hồi hoàn toàn: 100%

-         Thời gian điều trị trung bình tới khi phục hồi hoàn toàn: 10 ngày

Bảng 4: Thời gian điều trị

Nhóm

Thời gian điều trị trung bình

Teo cơ nặng

Teo cơ TB

Chuyên nghiệp

28 ngày

19 ngày

Nghiệp dư

42 ngày

26 ngày

  -         Chỉ số sức mạnh cơ tối đa trung bình (PT):

Bảng 5: Chỉ số PT sau điều trị

Nhóm

PT1

PT2

PT3

% phục hồi

Chuyên nghiệp

50

163

155

100%

Nghiệp dư

48

102

102

100%

 5. Bàn luận

Các đối tượng nghiên cứu đều có hiện tượng di chứng teo cơ sau chấn thương mức độ nặng và trung bình. Trong đó, ở nhóm VĐV chuyên nghiệp đa số có teo cơ mức độ nặng (80%), nhóm VĐV nghiệp dư teo cơ mức độ nặng và trung bình tương đương nhau (50%), số liệu tại bảng 2. Theo chúng tôi tỷ lệ teo cơ mức độ nặng ở VĐV chuyên nghiệp cao là do các lý do sau:

-         Chấn thương ban đầu nặng hơn so với VĐV nghiệp dư.

-         Việc sụt giảm khối lượng vận động đột ngột sau chấn thương gây giảm sức mạnh cơ. Đối với VĐV nghiệp dư việc ngừng vận động không gây giảm khối lượng tập luyện một các rõ rệt như VĐV chuyên nghiệp.

-         Các bài tập PHCN không phù hợp trong suốt thời gian nghỉ do chấn thương.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có biểu hiện hạn chế biên độ gấp của khớp gối sau khi bị chấn thương -số liệu tại bảng 3.

Thời gian điều trị trung bình cho việc phục hồi sức mạnh và khối lượng cơ đùi là với các mức độ teo cơ khác nhau dao động từ 19 tới 42 ngày. Đối với VĐV chuyên nghiệp, teo cơ mức độ nặng cần có thời gian hồi phục trung bình là 28 ngày,  nếu teo cơ mức độ TB cần có thời gian hồi phục trung bình là 19 ngày. Đối với VĐV nghiệp dư, teo cơ mức độ nặng cần có thời gian hồi phục trung bình là 42 ngày,  nếu teo cơ mức độ TB cần có thời gian hồi phục trung bình là 26 ngày. Thời gian hồi phục đối với VĐV chuyên nghiệp nhanh hơn đối với VĐV nghiệp dư theo chúng tôi là do:

- Chấn thương ban đầu ở VĐV chuyên nhiệp thường được điều trị sớm hơn, có đủ thời gian thường xuyên và VĐV chuyên nghiệp có ý thức nỗ lực tập luyện cao hơn.

- VĐV chuyên nghiệp có sự tích lũy cao hơn VĐV nghiệp dư về thể lực để tập luyện và thi đấu thể thao, do đó, việc bắt đầu tập luyện với cường độ cao, nấc thang cường độ mau hơn và nhanh tạo ra sự tích lũy thể lực hơn.

Với VĐV nghiệp dư chúng tôi thấy thời gian phục hồi dài hơn, điều này là được giải thích vì VĐV nghiệp dư tham gia tập luyện thể thao với cường độ vận động thường chỉ ở mức trung bình và các chỉ số hồi phục về mặt sức mạnh cơ của VĐV nghiệp dư cũng thấp hơn nhiều so với VĐV chuyên nghiệp- số liệu tại bảng 4. Do vậy việc tích lũy thể lực cần nhiều thời gian hơn, thêm vào đó qua quan sát chúng tôi thấy rằng việc bố trí thời gian tập luyện của VĐV nghiệp dư tuy thường xuyên những vẫn kết hợp với nhiều công việc thực tế khác nên ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian phục hồi tố chất sức mạnh.

Chỉ số PT sau khi điều trị ở cả nhóm VĐV chuyên nghiệp và VĐV nghiệp dư đều thấy tăng cao hơn khi so sánh với bên chân không bị chấn thương. Chỉ số chu vi vòng đùi đo được thấy tương đương giữa bên chấn lành và bên chấn bị chấn thương, điều này cho thấy tố chất sức mạnh cơ đùi và khối lượng cơ được phục hồi tốt - số liệu tại bảng 5.

 6. Kết luận

Thời gian trung bình điều trị phục hồi teo cơ đùi mức độ nặng (trên 4 cm) theo phương pháp Isokinetic đối với VĐV chuyên nghiệp là 28 ngày, VĐV nghiệp dư là 42 ngày.

Thời gian trung bình điều trị phục hồi teo cơ đùi mức độ TB (từ 2-4cm) theo phương pháp Isokinetic đối với VĐV chuyên nghiệp là 19 ngày, VĐV nghiệp dư là 26 ngày.

Print

Số lượt xem (5218)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.