Menu

Quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Lai Châu đến năm 2030: tập trung khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc

Quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Lai Châu đến năm 2030: tập trung khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc

18 Tháng Mười 2013

Quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Lai Châu đến năm 2030: tập trung khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc

Mục tiêu quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là nhằm phát triển phong trào TDTT cho mọi người với mạng lưới rộng khắp, chú trọng những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và TDTT trong nhà trường. Đầu xây dựng Trung tâm thể thao tỉnh, trung tâm thể thao các huyện, thị xã để phục vụ tập luyện và thi đấu thể thao.

Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên thành tích cao từ cơ sở đến cấp tỉnh, xác định 3-5 môn thể thao trọng điểm, đồng thời bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao. Quy hoạch được xây dựng có chiến lược rõ ràng, có khả năng thực thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động TDTT, bảo đảm sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, chắp vá, lãng phí nguồn lực.

Theo đó, sự nghiệp TDTT tỉnh Lai Châu đến năm 2030 sẽ tập trung vào những nội dung như, phát triển TDTT trong nhà trường, quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang gắn với văn hóa, du lịch - dịch vụ ở các huyện, thị mang tính đặc thù vùng miền. Theo đó, đến năm 2030, 100% số trường học của tỉnh có giáo viên chuyên trách TDTT, đạt tiêu chuẩn giáo dục thể chất nội khóa và có từ 90 - 100% số học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa.

Từ năm 2020 sẽ có 22 môn thể thao được quy hoạch, phát triển. Đối với các môn thể thao thành tích cao được quy hoạch 14 môn, chia thành 3 nhóm, trong đó Điền kinh, Cầu lông, Bắn nỏ và Đẩy gậy được xếp vào nhóm trọng điểm loại I (có huy chương). Trong đó, việc khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian đượ xem là nhiệm vụ quan trọng.

Đến năm 2030, số lượng cán bộ TDTT được quy hoạch là 65 người cấp tỉnh, 25 người cấp huyện. Ở cấp xã, tất cả hướng dẫn viên, cộng tác viên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ. Quỹ đất dành cho xây dựng các công trình thể thao cấp tỉnh là 12,74ha, cấp huyện là 52ha và cấp xã từ 1 - 1,5ha. Cũng đến năm 2030 tất cả các huyện, thị đều xây dựng được sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi, sân tenis và xây dựng Trung tâm Thể thao tỉnh đặt tại thị xã Lai Châu…

Cùng với phát triển các môn thể thao dân tộc thế mạnh, Lai Châu từng bước nâng cao thành tích thi đấu thể thao ở các kỳ Đại hội trong nước và đạt huy chương ở một số môn thể thao xác định trọng điểm.

Giai đoạn 2014 – 2030, phấn đấu đưa TDTT Lai Châu lên thứ hạng từ trung bình khá trở lên ở các tỉnh miền núi phía Bắc và đạt từ 15 – 30 huy chương mỗi năm tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT các cấp như: nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, bể bơi, bóng chuyền, bóng rổ, sân vận động tỉnh, trường năng khiếu TDTT hoặc Trung tâm huấn luyện năng khiếu TDTT tỉnh; tiếp tục mở rộng các cơ sở dịch vụ TDTT bao gồm: Nhà rèn luyện và phục hồi sức khoẻ, nhà quản lý, nhà ăn, ký túc xá, khu thể thao ngoài trời và các hoạt động hỗ trợ khác.

Theo quy hoạch, diện tích đất dành cho TDTT là 184,74ha và phải đảm bảo phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới. Kinh phí xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp TDTT đến năm 2030 ở các cấp được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huy động từ nhân dân và các nguồn xã hội hoá khác…

VDũng - ĐAnh

Print

Số lượt xem (771)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.