Menu

Sóc Trăng đã sẵn sàng cho giải Đua nghe ngo - Lễ hội Oóc om Boc 2012

Sóc Trăng đã sẵn sàng cho giải Đua nghe ngo - Lễ hội Oóc om Boc 2012

16 Tháng Mười Một 2012

Sóc Trăng đã sẵn sàng cho giải Đua nghe ngo - Lễ hội Oóc om Boc 2012

BTC giải Đua ghe ngo tiến hành họp rà soát công tác chuẩn bị cho giải đấu (Ảnh: DT)
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Quách Việt Tùng, Trưởng ban tổ chức giải đua ghe Ngo: “đua ghe Ngo là mt trong những hoạt động trọng tâm trong lễ hội Oóc Om Bóc, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, từng bước phát huy lễ hội thành một sự kiện hoạt động văn hóa, du lịch nổi bật của tỉnh; tạo tiền đề chuẩn bị các điều kiện để hướng tới nâng tầm lễ hội Oóc Om Bóc. Đua ghe ngo sẽ trở thành Festival cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cấp quốc gia trong năm 2013”.

Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho giải Đua ghe ngo Lễ hội Oóc Om Bóc 2012 đã hoàn tất từ việc vận động tài trợ, phương án tổ chức thi đấu, cơ cấu giải thưởng, kế hoạch truyền hình trực tiếp, phương án bảo vệ an ninh trật tự, cung cấp điện, phần việc của các tiểu ban tuyên truyền, tiếp tân, hậu cần, y tế…

Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là hoạt động nổi bật trong Lễ hội Oóc Om Bóc - ngày hội văn hóa - thể thao - du lịch mang tính đặc trưng không chỉ ở Sóc Trăng mà còn ở các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây cũng chính là hoạt động thể thao truyền thống mang đậm nét văn hoá của đồng bào Khmer. Thông qua đó nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Khmer Nam B, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của khu vực… tham gia góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và văn minh.

Ghe Ngo là một loại thuyền độc mộc, làm bằng cây sao ghe. Ghe Ngo có chiều dài từ 29-30m, chiều ngang 1,2m có hình thù tựa như con rắn, mình thon thon về hai đầu. Hai đầu ghe đều uốn cong lên, nhưng phần đầu ghe hơi thấp hơn đằng sau lái một chút. Ðầu ghe thường có vẽ các hình thù con thú như: chim công, sư tử, cọp, voi,... tượng trưng cho vẻ đẹp, đồng thời thể hiện sức mạnh của chiếc ghe. Hai bên ghe trạm trổ hay vẽ vảy rồng, rắn, hình sóng nước,... hiện một số ghe trang trí thêm hình bông lúa hay một số biểu trưng mang ý nghĩa của lễ hội hoặc đặc sản nổi tiếng của địa phương.

DT

Print

Số lượt xem (1475)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.