Menu

Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh với dự án xây dựng chuyên ngành truyền thông văn hoá

Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh với dự án xây dựng chuyên ngành truyền thông văn hoá

28 Tháng Năm 2012

Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh với dự án xây dựng chuyên ngành truyền thông văn hoá

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì buổi làm việc (Ảnh: Văn Duy)
Dự buổi làm việc có đại diện các Vụ thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Vụ Đào tạo, Vụ Kế hoạch, Tài chính và đại diện của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội...

Để Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cùng các thành viên dự họp hiểu rõ về tên cũng như nội dung của Dự án, tại buổi làm việc, TS Đỗ Ngọc Anh -  Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo tóm tắt các đầu mục gồm: Tính cấp thiết, mục đích, mục tiêu, phương pháp tiếp cận triển khai, các hoạt động cụ thể, thời gian thực hiện, đối tác tham gia, đối tượng thụ hưởng và kết quả dự kiến...

Xác định rõ đây sẽ là một dự án khung làm tiền đề cho các trường thuộc khối ngành VH,TT&DL có nhu cầu mở thêm chuyên ngành này trong tương lai, các thành viên dự họp đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho dự án để khi bổ sung, sửa đổi dự án sẽ thực sự mang lại hiệu quả trong thực tiễn.

Trong đó, hầu hết các ý kiến đều tập trung làm rõ tên của dự án sao cho phù hợp thẩm quyền phê duyệt cũng như làm rõ sự khác biệt giữa truyền thông văn hoá với truyền thông của các ngành khác để từ đó chỉ rõ tính cấp thiết và thực tiễn của việc xây dựng dự án. Đồng thời cần làm rõ được khái niệm về truyền thông văn hoá, lấy được ví dụ thực tiễn tại các nước phát triển về lĩnh vực này cũng như chỉ rõ hiệu quả của việc đào tạo nguồn nhân lực về truyền thông văn hoá phục vụ cho xã hội.

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Văn Duy)
Ngoài ra, cũng có ý kiến yêu cầu xây dựng lộ trình thực hiện nếu dự án được phê duyệt, đặc biệt là chuyên ngành sẽ gồm bao nhiêu đơn vị học trình, hình thức thi và kiểm tra đối với chuyên ngành này như thế nào?...

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp cho dự án, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định việc đào tạo nguồn nhân lực về truyền thông văn hoá là vô cùng cần thiết đồng thời lãnh đạo Bộ hoàn toàn ủng hộ Ban giám hiệu nhà trường về mặt chủ trương đối với việc xây dựng dự án. Tuy nhiên, để dự án mang tính khả thi, Ban soạn thảo dự án cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi dự án theo các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc để  làm rõ được tính thực tiễn cũng như hiệu quả thực sự mà dự án mang lại, đặc biệt cần làm rõ sự khác biệt rõ ràng giữa truyền thông văn hoá so với truyền thông của các ngành và lĩnh vực khác.

A.T

Print

Số lượt xem (1105)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.