Theo lời HLV trưỏng tuyển Lặn quốc gia - ông Harly Ramayani, với mục tiêu giành thích tích cao tại ASIAD 2010, cũng như SEA Games 2011, thì nắm rõ chương trình huấn luyện và chuẩn bị của quốc gia sẽ rất quan trọng.
4 HCV là mục tiêu lớn của VĐV Cầu lông Taufik Hidayat và VĐV Bowling Ryan Leonard Lalisang tại Đại hội Thể thao Châu Á 2010.
Ngoài ra, chính phủ cũng hướng tới mục tiêu đoàn thể thao Indonesia sẽ dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 26 với 120 HCV.
Theo lời Kresna Bayu – VĐV Judo giành được HCV trong giải đấu tại Lào và Đại hội Thể thao Võ thuật tại Thái Lan, thì việc ứng dụng chương trình khoa học thể thao trong quá trình tập huấn và chuẩn bị sẽ tạo nên những tiến bộ vượt bậc.
Thực tế cho thấy, đội tuyển Indonesia đã vượt lên lên vị trí thứ 3 tại SEA Games 2009 tổ chức tại Lào, so với vị trí thứ 4 mà đội tuyển giành được tại SEA Games 2007 tổ chức tại Thái Lan.
Năm 2009, hầu hết các VĐV của đội tuyển quốc gia Indonesia đã tham gia vào Chương trình tập huấn cho các VĐV đỉnh cao (PAL), do Bộ trưởng Thể thao tiền nhiệm - ông Adhyaksa Dault, khởi xướng. Tuy nhiên chương trình này cũng có vài điểm gây tranh cãi, do bị phụ thuộc khá nhiều vào chương trình tập huấn của Hội đồng Thể thao quốc gia (KONI).
Tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Thể thao mới - ông Andi A. Mallarangeng đã giành chiến thắng với chương trình huấn luyện Prima. Chương trình Prima dự tính là sẽ tiếp tục áp dụng các ứng dụng mới của khoa học thể thao.
Tuy nhiên, sau 1 tháng kể từ khi chương trình được chính thức công bố, thì Prima chưa đi vào quá trình thực hiện, cũng có thể một phần là do đội ngũ lãnh đạo cũng như các đơn vị thành viên chưa được chính thức lên danh sách.
Theo lời VĐV Suryo Agung Wibowo – đại diện của Indonesia tham gia thi đấu nội dung Chạy ngắn 100m Nam và Chạy tiếp sức 4x100m Nam, việc chậm trễ và chưa rõ ràng sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình cũng như chương trình tập luyện của các VĐV cho Đại hội Thể thao Châu Á 2010.
Trần Bình biên dịch