Menu

Xã hội hoá TDTT ở Phú Yên: động lực của sự phát triển

Xã hội hoá TDTT ở Phú Yên: động lực của sự phát triển

31 Tháng Giêng 2013

Xã hội hoá TDTT ở Phú Yên: động lực của sự phát triển

Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành TDTT Phú Yên đã có những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực TDTT, góp phần thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc“đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao” của Chính phủ.

Giải Bóng chuyền tỉnh Phú Yên mở rộng được tổ chức bằng nguồn XHH(Ảnh:D.C)
Nguồn kinh phí huy động đóng góp cho các hoạt động TDTT quần chúng ngày càng tăng

Với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, nên trong những năm qua, các hoạt động TDTT quần chúng ở tỉnh Phú Yên cũng từng bước phát triển đáng kể, nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nên từ đó đã tạo ra một phong trào TDTT sôi nổi, liên tục, rộng khắp trên các địa bàn dân cư, với nhiều hình thức hoạt động TDTT phong phú và đa dạng ở các cấp, các ngành  như: Hội khoẻ PĐổng, hội thao, các giải, hội thi thể thao hàng năm, đặc biệt là tổ chức định kỳ Đại hội TDTT các cấp từ tỉnh đến cơ sở, đã thu hút hàng chục vạn người tham gia tập luyện và thi đấu. Có được những kết quả trên trước hết là do, ngành TDTT tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ký liên tịch, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh như: Giáo dục- đào tạo, Quân đội, Công an, Thanh niên, Phụ nữ, Liên đoàn lao động, Biên phòng, Y tế, Nông dân, Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Báo Phú Yên. Bưu điện... để phát triển phong trào TDTT theo từng đối tượng. Tính bình quân hàng năm có trên 30 giải, hội thao được các ngành, đoàn thể trong tỉnh tổ chức theo định kỳ, trong các ngày lễ, ngày kỷ niệm…..tạo cho phong trào TDTT quần chúng ở Phú Yên có nhiều nét khởi sắc theo hướng xã hội hoá.

Đối với các giải thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của tỉnh hàng năm như: Giải cầu lông (Cúp Xổ số kiến thiết), giải Việt dã truyền thống Báo Phú Yên mở rộng, giải Bóng bàn tỉnh mở rộng (Cúp Pygemaco), giải Bóng đá nhi đồng tỉnh (Cúp VTV Phú Yên), Hội thao gia đình, giải Bóng chuyền (cúp Pymerphaco)... đã được các đơn vị kinh tế, cơ quan tuyên truyền tài trợ hơn 2/3 kinh phí tổ chức…

Theo số liệu thống kê hàng năm các đơn vị kinh tế, các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh đã tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động TDTT Phú Yên bình quân đạt từ 150 – 200 triệu đồng. Khoản kinh phí này không lớn nhưng so với một tỉnh còn khó khăn như Phú Yên, đây là điều rất đáng khích lệ. Các ngành như: Biên phòng, Bưu điện, Điện lực, Thuế, Tài chính, Bảo hiểm, Ngân hàng, Thương mại du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch đầu tư, Xổ số kiến thiết, Cấp thoát nước… bằng nguồn kinh phí của mình đã duy trì và thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT hằng năm, đồng thời cùng phối hợp với ngành TDTT tỉnh đăng cai tổ chức nhiều giải, hội thi thể thao khu vực, toàn quốc  kỷ niệm ngày thành lập ngành.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT, từng bước được đầu tư xây dựng từ nguồn lực của cộng đồng

Nếu như cuối năm 2005 toàn tỉnh chỉ có khoảng 110 điểm tập, Câu lạc bộ  TDTT với loại hình hoạt động đa số là các điểm tập võ thuật, thì hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 200 điểm tập, CLB thể thao với các loại hình hoạt động phong phú như: thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, bóng bàn, võ cổ truyền, Taekwondo, Vovinam, bida, cầu lông, quần vợt…

Bằng nguồn kinh phí của các địa phương và kinh phí vận động đóng góp của các tổ chức đã đầu tư san i mặt bằng xây dựng các cơ sở tập luyện TDTT, tính đến nay toàn tỉnh có hơn 219 sân bóng đá (166 sân bóng đá mi ni), 406 sân bóng chuyền (121 sân xi măng), 181 sân cầu lông (113 sân xi măng), 249 bàn bóng bàn, 771 bàn bi-da, 34 sân quần vợt, 7 nhà tập thi đấu thể thao (2 nhà tập đa môn), 12 phòng tập Thể hình - Thẩm mỹ, 05 hồ bơi…đặc biệt là trên địa bàn 106/106 xã, phường, thị trấn đều có sân bóng chuyền, khu vui chơi thể dục thể thao; các huyện Tuy An, Sông Cầu, Sơn Hoà, Sông Hinh, Tây Hòa có sân vận động trung tâm;

Bên cạnh đó, các ngành: Giáo dục, Công an, Quân đội, Liên đoàn lao động, Bưu điện, Điện lực, Thuế, Xổ số kiến thiết…các khu du lịch tỉnh như: Trung tâm giải trí sinh thái Thuận thảo, Khu du lịch Sao Việt đều có nhà tập, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, bóng bàn…đặc biệt tại Câu lạc bộ TDTT Phù Đổng đây là khu Liên hợp thể thao xây dựng khá quy mô trên diện tích hơn 2 héc ta gồm: bể bơi (có hệ thống lọc nước hiện đại), sân bóng đá mi ni, nhà tập cầu lông, bida, bóng bàn, sân  tập các môn võ, các phòng chức năng hồi phục, xoa bóp, xông hơi…với tổng vốn đầu tư ban đầu vào năm 2005 là 12 tỷ đồng…(điểm nhấn nổi bật trong công tác xã hội hóa TDTT ở Phú Yên lúc bấy giờ)…đã  góp phần tích cực, đáp ứng tốt cho nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân các địa phương, các ngành, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động TDTT quần chúng phát triển theo hướng xã hội hoá…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo điều kiện tốt nhất để đông đảo nhân dân được rèn luyện và hưởng thụ các giá trị của thể dục thể thao.

Tnhững chuyển biến mới trong nhận thức, cũng như từ kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa thể dục thể thao, nhu cầu tham gia tập luyện thể dục thể thao của nhân dân ngày càng tăng và chất lượng. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có nhận thức mới đầy đủ về chủ trương xã hội hoá TDTT, xem lĩnh vực TDTT là một nhiệm vụ chính trị, từ đó đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho các hoạt động TDTT, đã thay đổi phương thức quản lý và tổ chức hoạt động TDTT cho phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN nhằm tạo điều kiện tốt nhất để đông đảo nhân dân được rèn luyện và hưởng thụ các giá trị của TDTT.

Nếu như những năm trước đó người dân còn thờ ơ, nói cách khác là trong nhận thức của mọi người còn có những suy nghĩ chưa đúng mức về tham gia các hoạt động TDTT, xem việc tổ chức các hoạt động TDTT không mang lại lợi ích gì nhiều mà chỉ thêm tốn kém…thì trong những năm gần đây việc tập luyện TDTT của người dân đã trở thành một nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mọi người đều tự giác chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để luyện tập, nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần xây dựng hoàn thiện phẩm chất, tư cách của con người mới góp phần xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng giàu đẹp. Theo số liệu đến cuối năm 2012, số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt: 24,8% so dân số, tăng 0,8% so năm 2011 (24%) và tăng đến 6,8% so với năm 2005 (năm 2005 chỉ đạt 18%); Số gia đình thể thao đạt 17,8%, tăng 1,3% so năm 2011 (16,5%) và tăng đến 9,3% so với năm 2005 (năm 2005 chỉ đạt 8,5%);

Tin tưởng rằng, với kỳ vọng của mình, trong thời gian đến công tác xã hội hoá TDTT ở Phú Yên sẽ là một trong những động lực to lớn, trọng tâm, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh Phú Yên phát triển sánh cùng với các tỉnh trong khu vực, toàn quốc.

Trần V

 

Print

Số lượt xem (1132)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.