Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Tư liệu thể thao

Các bước cơ bản giúp VĐV thuận lợi trong việc định hướng nghề sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu thể thao

22 Tháng Mười Hai 2022

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực TDTT cho rằng vượt qua khủng hoảng sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu thể thao và định hướng nghề thuận lợi cho các VĐV cần phải trải qua một quá trình gồm rất nhiều bước, đòi hỏi sự cố gắng của từng cá nhân, bao gồm chính bản thân VĐV, HLV, gia đình, xã hội. Trong đấy vai trò của chính bản thân VĐV là quan trọng nhất. Các bước cơ bản giúp VĐV thuận lợi hơn trong việc định hướng nghề sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu thể thao có thể kể đến gồm:
Xây dựng các mối quan hệ với các chuyên gia có kinh nghiệm
Một VĐV khi đang trong sự nghiệp thi đấu thể thao chuyên nghiệp thông thường chỉ tập trung vào luyện tập, thi đấu, mà quên đi việc phát triển những kỹ năng cơ bản khác như nâng cao trình độ học vấn, các mối quan hệ xã hội, tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường… Chính vì vậy, việc xây dựng các mối quan hệ với các chuyên gia có kinh nghiệm như các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà phát triển chiến lược, các HLV có kinh nghiệm sẽ giúp các VĐV rút ngắn được hơn khoảng thời gian tự mày mò tìm hiểu, ngoài ra còn được các chuyên gia chia sẻ, tư vấn thêm về nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân VĐV.
Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu và sở trường của bản thân
Mỗi VĐV đều có những năng lực cá nhân khác nhau. Người có sở trường trong hoạt động nhóm, người lại có tính quyết đoán, kiên trì, người lại có tầm nhìn chiến lược… Việc hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu và sở trường của bản thân sẽ giúp VĐV lựa chọn ra được những công việc phù hợp với họ sau khi kết thúc sự nghiệp thể thao.
Quy trình để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu và sở trường của bản thân được các nhà khoa học, nghiên cứu TDTT đặt tên là ACE (3 chữ cái viết tắt của 3 quy trình cơ bản), gồm: Xác định nhận dạng VĐV, Giá trị cốt lõi cá nhân và Khả năng làm việc của cá nhân.
Cân bằng cảm xúc
Là một VĐV chuyên nghiệp, thông thường việc kiềm chế cảm xúc là việc phải làm thường xuyên, để họ giữ vững được tâm lý và giành được kết quả thi đấu xuất sắc. Tuy nhiên, sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu thể thao, các VĐV lại thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc cũng như cân bằng được tâm lý. Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, e dè, thiếu tự tin, lo sợ mắc sai lầm ở trong công việc … lại là một trong những chuỗi cảm xúc mà VĐV sau khi giải nghệ phải trải qua, đặc biệt là khi chuyển hướng sang một công việc mới.
Việc quan trọng nhất các VĐV sau khi giải nghệ cần phải làm lúc này là tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội, tìm kiếm lời khuyên, lời tư vấn đến từ các chuyên gia, các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn. Và đặc biệt, họ phải biết cách đưa “thói quen” cân bằng, kiềm chế cảm xúc như trong thi đấu quay trở lại.
Trang bị kiến thức, những kỹ năng cơ bản về công việc trong tương lai
Theo các nghiên cứu của Petitpas và Danish, các nhà khoa học chỉ ra rằng các VĐV nên có thói quen trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản để phục vụ cho công việc tương lai, ngay cả khi họ vẫn đang cống hiến trong sự nghiệp thi đấu thể thao.
Các kỹ năng cơ bản có thể kể đến như các kỹ năng máy tính, các kỹ năng sử dụng những phần mềm cơ bản… Trong khi đấy, lượng kiến thức cơ bản các VĐV cần chính là kiến thức khái quát của một số các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh doanh…
Hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường và trau dồi các kỹ năng trong công việc
Nghiên cứu của Danish chỉ ra rằng một trong những rào cản khiến VĐV gặp khó khăn trong quá trình định hướng nghề sau khi giải nghệ chính là VĐV chưa đánh giá được mức độ quan trọng của việc tăng cường lượng kiến thức và trau dồi các kỹ năng cơ bản. Việc VĐV hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường và trau dồi các kỹ năng trong công việc tương lai giúp họ rút ngắn được khoảng thời gian làm quen với công việc mới, vượt qua thời gian khủng hoảng sau giải nghệ được dễ dàng hơn, và chủ động hơn trong mọi tình huống.
Trong nghiên cứu của Petitpas và các cộng sự lại chỉ ra rằng, trong môi trường luyện tập và thi đấu thể thao chuyên nghiệp, các VĐV thường có xu hướng chỉ tập trung duy nhất vào việc phát triển thể thao (bao gồm cả các kỹ năng và thành tích thi đấu) mà ít khi chú ý vào việc phát triển các kỹ năng cơ bản khác hỗ trợ cho họ trong môi trường phi thể thao. Hướng dẫn, tư vấn cho VĐV biết được tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng khác trong cuộc sống, trang bị kiến thức cơ bản sẽ giúp họ thêm tự tin, mở rộng nhiều cơ hội việc làm, và đôi khi các VĐV còn biết ứng dụng các kiến thức, kỹ năng mới đấy vào việc nâng cao thành tích trong sự nghiệp thi đấu.
Mayocchi và Hanrahan, lại cho rằng, một VĐV được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng, xác định và theo đuổi công việc trong tương lai của mình trở thành một HLV thể thao, sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền đạt lượng kiến thức, kinh nghiệm cá nhân và đào tạo thế hệ VĐV kế cận gặt hái được nhiều thành công hơn.
Xây dựng các mối quan hệ, mạng lưới đối tác trong công việc
Trong nghiên cứu của Danish và cộng sự có đưa ra một vấn đề rằng, các VĐV sau khi giải nghệ thường có thói quen ít giao lưu, thu hẹp các mối quan hệ xã hội. Chính điều này khiến cho cuộc sống của họ, cũng như việc làm quen với môi trường làm việc mới trở nên khó khăn hơn, thời gian hòa nhập cũng dài hơn. Vậy nên các nhà khoa học mới chỉ ra rằng, một trong những việc làm giúp VĐV gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc định hướng nghề tương lai chính là xây dựng các mối quan hệ, mạng lưới đối tác trong công việc. Đấy có thể là mối quan hệ từ khi họ vẫn đang là VĐV chuyên nghiệp, có thể là mối quan hệ gia đình, là mối quan hệ bạn bè… Ngoài sự cố gắng mở rộng mối quan hệ của chính bản thân VĐV, gia đình, HLV, đồng nghiệp, xã hội, Chính phủ… cũng cần phải xây dựng các chương trình, chính sách ưu đãi tốt nhất để các VĐV có thể sớm hòa nhập lại cuộc sống bình thường sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
Trần Nhu (t/h)
Print

Số lượt xem (360)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.