Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Tư liệu thể thao

Các vấn đề cần lưu ý để có môi trường hoạt động thể thao an toàn

23 Tháng Mười Hai 2021

Đảm bảo an toàn trong luyện tập, thi đấu và tổ chức hoạt động TDTT không chỉ đơn thuần là chính sách, chiến lược phát triển của Chính phủ quốc gia, mà đây còn là sự kết hợp hành động của các tổ chức thể thao quốc tế và thể thao trong nước, của tổ chức hoạt động trong ngành TDTT và các tổ chức bên ngoài, của tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ, của tập thể và từng cá nhân… Chính phủ của một quốc gia nói chung, và cơ quan chủ quản trong lĩnh vực TDTT nói riêng chính là nhân tố giúp kết nối từng chương trình, hoạt động của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên với mong muốn xây dựng được một môi trường an toàn trong luyện tập, thi đấu và tổ chức hoạt động TDTT.
1. Quản trị tốt các vấn đề có liên quan đến định hướng và phát triển TDTT
Quản trị tốt các vấn đề có liên quan đến định hướng phát triển TDTT được hiểu đơn giản chính là việc phối hợp hành động giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc đảm bảo các giá trị tinh hoa của thể thao quốc gia, cũng như xây dựng được các chương trình hành động, các chính sách hỗ trợ phát triển sự an toàn trong hoạt động TDTT.
Quá trình quản trị các vấn đề có liên quan đến đảm bảo an toàn trong hoạt động TDTT sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn khi Chính phủ và các tổ chức chủ quản trong lĩnh vực TDTT cùng chung định hướng, mục đích và xu hướng phát triển. Tầm nhìn và định hướng của TDTT nói chung và vấn đề đảm bảo an toàn trong luyện tập, thi đấu và tổ chức các sự kiện TDTT cần được hình thành và xây dựng ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình phát triển thể thao quốc gia. Đấy có thể là các chương trình hành động, chiến lược trong khoảng thời gian 5 năm, 10 năm, hoặc đôi khi là những tiêu chí, hoặc biên bản ghi nhớ về việc đảm bảo an toàn hoạt động TDTT ngay trước một sự kiện thể thao lớn nào đấy.
Trong vấn đề quản trị các chương trình hành động có liên quan đến đảm bảo an toàn luyện tập, thi đấu và tổ chức TDTT đòi hỏi sự công khai và rõ ràng về tài chính.
2. Gìn giữ các giá trị cơ bản của thể thao
Gìn giữ các giá trị cơ bản của thể thao là một khái niệm vô cùng rộng, và một trong giá trị cơ bản của thể thao chính là tạo ra một môi trường an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia vào hoạt động TDTT, không cần biết vai trò của người đấy trong hoạt động TDTT cụ thể là gì, gồm VĐV, HLV, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ, nhân viên truyền thông, TNV, khán giả… Đối với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số hay người khuyết tật thì tiêu chuẩn trong công tác đảm bảo an toàn lại càng phải được đặt lên hàng đầu, bởi lẽ đây là những đối tượng nhận được sự quan tâm hàng đầu của xã hội.
Đảm bảo an toàn trong hoạt động tập luyện, thi đấu và tổ chức TDTT phải được áp dụng ở mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh, không cần quan tâm rằng đấy là môn thể thao thành tích cao hay môn thể thao phong trào, đấy là giải thể thao chuyên nghiệp hay là một giải thể thao đường phố…
Các tổ chức chủ quản, các đơn vị quản lý như Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cần có hướng dẫn, chính sách, chương trình hành động gìn giữ các giá trị cơ bản của thể thao một cách cụ thể. Đặc biệt đối với những môn thể thao có đối tượng là trẻ em và tầng lớp thanh thiếu niên tham gia luyện tập, thi đấu thì các nội quy, quy định đưa ra phải tuân thủ Chương trình bảo vệ thanh thiếu niên và nhi đồng của Liên hiệp quốc.
3. Chống lại hiện tượng tiêu cực về dàn xếp kết quả
An toàn trong thể thao cũng được thể hiện trong việc chống lại hiện tượng tiêu cực về dàn xếp kết quả, không chỉ ở các giải đấu thể thao chuyên nghiệp, mà còn ở cả những giải đấu thể thao quần chúng, thể thao giải trí…
Việc triển khai các chương trình, hành động, chính sách hỗ trợ cho tiêu chí chống lại hiện tượng tiêu cực về dàn xếp kết quả cần sự kết hợp của Chính phủ với các tổ chức hoạt động trong ngành TDTT, các tổ chức luật TDTT, các đơn vị phụ trách về cá cược thể thao hợp pháp…
Các VĐV cũng như mọi cá nhân có liên quan đến thể thao cần được đào tạo và hướng dẫn chi tiết về những ảnh hưởng tiêu cực mà việc dàn xếp kết quả thi đấu trong hoạt động TDTT có thể mang đến cho họ. Những ảnh hưởng tiêu cực ở đây có thể kể đến như ảnh hưởng danh tiếng, sự nghiệp, gia đình… và đôi khi là chấm dứt hoàn toàn sự nghiệp thi đấu của bản thân. Bên cạnh đấy, các VĐV cũng như mọi cá nhân cần nhận được sự hướng dẫn, tư vấn của Chính phủ, các tổ chức chủ quản trong việc nên phản ứng với hiện tượng tiêu cực trong thể thao một cách thẳng thắn và trung thực nhất, để không những bảo vệ được giá trị bản thân, mà còn gìn giữ được sự trong sáng và tinh thần thượng võ của môn thể thao mình thi đấu.
4. Bình đẳng trong thể thao
Bình đẳng trong thể thao cần được bảo tồn và gìn giữ ở mọi giải đấu thể thao, từ giải đấu thể thao chuyên nghiệp cho đến các giải đấu mang tính phong trào, quần chúng.
Bình đẳng trong thể thao còn được thể hiện qua việc số lượng VĐV nữ, VĐV người khuyết tật… được thi đấu một cách thoải mái, công minh. Đấy có thể là những nội dung thi đấu phù hợp với điều kiện thể trạng của từng đối tượng, là sự điều chỉnh địa điểm thi đấu, trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ thi đấu, hay đôi khi là sự mềm dẻo trong chính sách phát triển thể thao của từng môn, tại từng địa phương…
Bình đẳng trong thi đấu thể thao giúp khuyến khích nhiều người đến tham gia luyện tập và thi đấu thể thao, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo và trình độ. Đấy chính là một môi trường thể thao an toàn lý tưởng mà các nhà quản lý thể thao luôn mong ước.
5. Cấm sử dụng các chất kích thích trong thi đấu và luyện tập thể thao
Chất kích thích là một trong những điều cấm kỵ trong thi đấu và luyện tập thể thao.
Tất cả VĐV ở các môn thể thao, với trình độ khác nhau… phải luôn có tư tưởng luyện tập và thi đấu công bằng cho dù đấy là ở sân tập hay thi đấu. Bên cạnh đấy, chất kích thích còn mang lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe và phẩm chất, đe dọa phần nào đến sự an toàn của bản thân VĐV ở một số khía cạnh.
Chính phủ mỗi quốc gia nên sớm xây dựng và hoàn thiện Bộ luật cấm sử dụng các chất kích thích trong thi đấu và luyện tập thể thao, tuân thủ theo hướng dẫn của Cơ quan phòng chống Doping thế giới (WADA) để từ đấy thuận tiện hơn trong công tác quản lý, điều hành và giám sát các chương trình hành động, chính sách phát triển về cấm sử dụng chất kích thích.
6. Hệ thống trang thiết bị dụng cụ cơ bản
Xét về cơ bản, mỗi môn thể thao lại có những đòi hỏi riêng biệt về trang thiết bị, dụng cụ luyện tập tuân thủ theo các quy định do Liên đoàn, Hiệp hội của môn thể thao đấy yêu cầu. Tuy nhiên, tương ứng với từng nhu cầu cũng như đối tượng luyện tập, thi đấu mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Tiêu chuẩn về hệ thống trang thiết bị, dụng cụ thi đấu và luyện tập, đặc biệt là trong môi trường thể thao trường học sẽ được đề cập chi tiết hơn trong một số bài dịch phía dưới.
7. Hệ thống an ninh và phòng chống cháy nổ
Hệ thống an ninh, phòng chống cháy nổ là một trong những hệ thống tối quan trọng của bất kỳ một địa điểm thi đấu, hay địa điểm luyện tập và tổ chức các hoạt động TDTT. Theo quy định của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) báo cáo về hiện trạng, điều kiện và chất lượng hệ thống phòng cháy chữa cháy của mọi địa điểm diễn ra các hoạt động tổ chức, thi đấu TDTT, đặc biệt là các giải đấu thể thao quy mô lớn như TVH Olympic, Vòng Chung kết Bóng đá thế giới (World Cup), các Giải Vô địch thể thao thế giới… đều phải được gửi lên Ủy ban Olympic, hoặc BTC, hoặc các cơ quan chủ quản có liên quan chậm nhất là 3 tháng trước khi sự kiện đấy chính thức diễn ra. Trong bản báo cáo về thực trạng phải nêu rõ được một số vấn đề cơ bản như thiết kế địa điểm tổ chức, địa điểm đặt các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm, phương án điều tiết cứu nạn trong trường hợp xảy ra cháy nổ, kiểm soát tình huống…
8. Hệ thống cung cấp điện và bảo trì trang thiết bị tại địa điểm thi đấu
Hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng và tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống trang thiết bị tại địa điểm thi đấu TDTT là vô cùng quan trọng. Nếu như hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng giúp đảm bảo cho quá trình tổ chức được triển khai dễ dàng trong mọi điều kiện môi trường và thời tiết; thì tần suất bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại địa điểm thi đấu sẽ giúp không những giảm thiểu được tối đa những tai nạn không đáng có sẽ xảy ra, mà còn thể hiện được sự sẵn sàng của địa điểm thi đấu đấy.
Việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống trang thiết bị tại địa điểm thi đấu phải được triển khai định kỳ, theo quy định của Ban quản lý địa điểm thi đấu. Tuy nhiên, nếu như địa điểm đấy chuẩn bị tổ chức một sự kiện thể thao thì quá trình kiểm tra, bảo dưỡng có thể được triển khai trước đấy một thời gian ngắn. Cách thức bảo trì, bảo dưỡng và kết quả nghiệm thu sản phẩm của quá trình bảo trì bảo dưỡng phải tuân thủ theo quy định của cơ quan chủ quản.
9. Hệ thống chăm sóc y tế cơ bản và cứu thương
Hệ thống chăm sóc y tế cơ bản và cứu thương bao gồm chăm sóc cho những đối tượng dưới sân và chăm sóc cho những đối tượng khác. Những đối tượng dưới sân được hiểu bao gồm VĐV, HLV… và nhóm đối tượng này thường có đội ngũ y tế riêng biệt. Còn những đối tượng khác gồm CĐV, người hâm mộ, phóng viên, phát thanh, truyền hình, TNV…
N.Giang
Print

Số lượt xem (1974)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.