Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Dinh dưỡng thế nào khi thể thao hàng ngày?

Dinh dưỡng thế nào khi thể thao hàng ngày?

Để phát huy tối đa lợi thế của thể thao đối với sức khoẻ, người chơi thể thao nên biết những điều nên và không nên dưới đây trong chế độ dinh dưỡng.

Tác giả: Lê Dịu Hiền/22 Tháng Năm 2014/Categories: Thể thao trong nước, Chăm sóc sức khỏe

1. Nên

- Có chế độ ăn giàu magie. Chất này có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả khô có dầu, sôcôla... và nước khoáng.

Vì magie không thể thiếu trong việc làm cơ săn chắc và chuyển hoá glucid. Người chơi thể thao cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất này.

- Uống canh rau sau khi chơi thể thao. Cách này giúp cung cấp nước và giúp cơ thể lấy lại lượng muối khoáng đã mất đi khi chơi thể thao.

- Ăn nhiều hoa quả khô. Quả được sấy khô chính là bữa ăn nhẹ giầu năng lượng, chứa một lượng đường tự nhiên đồng hoá rất tốt cho cơ thể. Hơn nữa nó rất giầu khoáng (đặc biệt là kali và magie). Ngoài ra, còn rất tốt cho người không chơi hoặc ít chơi thể thao.

- Uống nước để cung cấp lại lượng nước của cơ thể đã bị mất đi. Hạn chế hoặc không uống nước sẽ làm cho hoạt động thể thao khó khăn và nặng nhọc hơn.

Ngoài ra, thiếu nước còn có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt trẻ em khi chơi thể thao cần được uống nhiều nước nhiều như người lớn. Khi vận động nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng cao: toát mồ hôi là cơ chế điều tiết nhiệt độ cơ thể rất hiệu quả.

2. Không nên

- Tăng gấp đôi khẩu phẩn thịt trong các bữa ăn hàng ngày. Khi chơi thể thao hay không, thịt luôn là một loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể vì thịt cũng cấp cho cơ thể chúng ta chất sắt (nhu cầu chất sắt đặc biệt tăng cao ở những người chơi thể thao).

Tuy nhiên, tăng gấp đôi khẩu phần thịt vì cơ thể đang mất đi nhiều năng lượng hàng ngày là hoàn toàn sai. Điều này không làm cho cơ bắp của bạn phát triển nhiều hơn.

Hơn nữa, ăn nhiều thịt, ít rau xanh còn là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch... Theo các chuyên gia, nên ăn thịt thường xuyên nhưng với khẩu phần trung bình.

- Ăn nhiều đường và các thực phẩm có đường. Trên thực tế, các thực phẩm có chứa đường rất cần trong các bữa ăn của người chơi thể thao thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và hậu quả là giảm đường-huyết phản ứng. Hạn chế uống nhiều các loại nước ngọt có đường, các loại mứt...

Hãy cung cấp đường cho cơ thể bằng những thực phẩm thiên nhiên như hoa quả...

- Uống nhiều cà phê mỗi ngày. Chất caffein có trong cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn và tăng phản xạ. Nhưng nếu dùng một lượng lớn cà phê mỗi ngày có thể gây đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh...

- Tăng cường thêm protein (dưới dạng thuốc) hoặc protein dưới dạng bột để cho vào thức ăn: cơ bắp được chắc khoẻ chủ yếu nhờ vào các hoạt động thể thao. Một chế độ ăn uống căn bằng chắc chắn sẽ đủ protein cho cơ thể, kể cả với người chơi thể thao. Do đó, không cần phải sử dụng protein dạng bột cho các bữa ăn hoặc dưới dạng thuốc.

(Theo VTC)

Số lượt xem (1254)/Bình luận (0)

Lê Dịu Hiền

Lê Dịu Hiền

Other posts by Lê Dịu Hiền

Comments are only visible to subscribers.