Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thực phẩm chứa đường lành mạnh

Thực phẩm chứa đường lành mạnh

Các phân tử đường là hình thức đơn giản nhất của carbohydrate, theo MayoClinic.com. Đường được hấp thụ vào máu và trở thành đường trong máu, nơi nó hoạt động như nhiên liệu để hỗ trợ cho các chức năng khác nhau trong cơ thể, từ việc hít thở cho đến các vận động khác.

Tác giả: Lê Dịu Hiền/19 Tháng Năm 2014/Categories: Thể thao trong nước, Chăm sóc sức khỏe

Đường và nhu cầu của cơ thể

Theo Livestrong, một đơn vị carbohydrate đơn giản chứa một phân tử đường hoặc một chuỗi của hai phân tử đường. Trong khi đó, carbohydrate phức tạp chứa một chuỗi của ba hoặc nhiều hơn các phân tử đường trên một đơn vị và được gọi là tinh bột. Cơ thể phá vỡ tất cả các carbohydrate thành các phân tử đường đơn nhất, mà sau đó có thể đi vào máu.

Tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể, lượng đường trong máu đi đến não, thận, cơ bắp hoặc tim, hoặc được lưu trữ làm năng lượng cho sau này. Các loại đường đơn giản tồn tại một cách tự nhiên trong nhiều loại thức ăn lành mạnh, nhưng cơ thể không biết sự khác biệt giữa các loại đường đơn giản trong tự nhiên và các loại đường đơn giản được thêm vào thức ăn.

Rủi ro của việc ăn nhiều đường

Nếu lượng đường trong máu vượt quá nhu cầu của cơ thể, cơ thể sẽ chuyển nó vào dạng lưu trữ và biến nó thành chất béo. Vì vậy, thói quen thêm đường vào thức ăn có thể góp phần gây tăng cân do lượng chất béo dư thừa này. Thêm đường vào cà phê hoặc ngũ cốc, thường xuyên nhai kẹo, ăn các loại thực phẩm có đường, uống soda, xi-rô có thể tạo ra rất nhiều calo và dễ dẫn đến nguy cơ béo phì.

Trái cây

Các loại trái cây chứa đường sucrose và fructose tự nhiên, và chúng là lựa chọn lành mạnh thay vì các loại thực phẩm bổ sung đường, do trái cây cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, vitamin C và folate. Lựa chọn này không tính đến các loại hoa quả khô và nước trái cây bởi chúng có xu hướng chứa nồng độ đường tự nhiên khá thấp.

Lợi thế đầu tiên của các loại trái cây tươi là chúng cung cấp nguồn nước dồi dào và kế đến là một lượng lớn các hình thức của sợi carbohydrate khó tiêu, giúp cơ thể cảm thấy thỏa mãn về lượng calo, theo MayoClinic.com.

Sữa và các loại rau

Sữa chứa một loại đường gọi là lactose, được tạo ra từ các loại đường đơn giản glucose và galactose. Ưu thế của sữa là cung cấp canxi, protein và một loạt các khoáng chất, vitamin. Tuy nhiên cần sử dụng các loại sữa ít chất béo và tránh các sản phẩm sữa có đường để giữ lượng calo ở mức thấp nhất.

Một số loại rau như cà rốt, củ cải, khoai tây cũng chứa các loại đường tự nhiên; giống như trái cây, không ít các loại rau có giá trị dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm thêm đường.

Nhu cầu tinh bột hằng ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 40-60% lượng calo trong cơ thể nên đến từ carbs, và tốt nhất là từ các loại đường tự nhiên và carbohydrate phức tạp. Hầu hết người lớn cần khoảng 2-3 chén rau, 1-2 ly hoa quả, 3 ly sữa và 140-226 g ngũ cốc mỗi ngày.

Hạn chế tiêu thụ các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức tốt nhất. Các loại ngũ cốc như gạo nâu và bột yến mạch giúp duy trì chế độ ăn uống có hàm lượng calo thấp bởi chúng có thể lấp đầy dạ dày bằng chất xơ.

Số lượt xem (1080)/Bình luận (0)

Lê Dịu Hiền

Lê Dịu Hiền

Other posts by Lê Dịu Hiền

Comments are only visible to subscribers.