Menu

Thư viện ảnh

Video - Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93932images (5).jpg

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93931images (3).jpg

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93930images (1).jpg

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93908chỉ mục.jpg

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93906tải xuống (3).jpg

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93905tải xuống (2).jpg

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93903theduc9.jpg

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93902tải xuống (1).jpg

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93901tải xuống.jpg

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Xu hướng và phát triển

Bóng rổ – Niềm vui chốn học đường

10 Tháng Sáu 2014

Nếu bạn hỏi bất kì bậc phụ huynh nào về môn thể thao họ mong muốn và tạo nhiều điều kiện cho các em tham gia tập luyện và tham gia thi đấu

Cho đến nay, bóng rổ là môn thể thao phổ biến và được cả thế giới biết đến. Bóng rổ là đặc trưng của nền văn hóa đại chúng Mỹ. Nó phổ biến và có những tính năng ưu việt, phù hợp với cá tính và thói quen của người Mỹ. Và có thể nói nó chính là hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới.Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ được lịch sử ra đờì của nó.

 

Bóng rổ – Niềm vui chốn học đường 

 

Những ai quan tâm hẳn sẽ phải biết đến cái tên James Naismith, người đã có công phát minh ra môn bóng rổ. Ông sinh năm 1861, tại Ontario, Canada. Ông học tại trường đại học McGill, Montreal, Quebéc và trở thành chủ nhiệm bộ môn giáo dục thể chất của trường này. Năm 1891, ông chuyển sang làm cho trường YMCA (trường của hội thanh niên cơ đốc Mỹ) tại Springfield, bang Massachuset, Mỹ. Môn bóng rổ đã ra đời tại đây. Ý tưởng về môn bóng rổ xuất phát từ một trò chơi trẻ nhỏ, trò vịt trên đá (trò chơi này yêu cầu người chơi phải dùng một hòn đá ném vào đầu con vịt (có thể là bất cứ thứ gì) được đặt trên một hòn đá khác, sao cho nó rơi ra.) Tuy nhiên, phải cho đến khi được giao nhiệm vụ tìm ra một môn thể thao trong nhà mới, phù hợp cho sinh viên chơi trong mùa đông thì ý tưởng này mới được hoàn thiện.

Naismith đã tìm ra một môn thể thao không chỉ dựa vào sức mạnh của từng cá nhân, mà còn phải dựa trên độ khéo léo và tinh thần đồng đội của các sinh viên. Ông đã chia 18 sinh viên mà mình phụ trách làm hai đội, mỗi đội có 9 người, chỉ định đội trưởng của mỗi đội. Sau đó, ông lấy hai rổ đựng đào buộc vào hai rào chắn đối diện nhau của sân thể dục làm gôn. Hai đội phải tìm cách đưa bóng (lúc này quả bóng đá được trưng dụng) vào gôn của đội kia, nhưng tuân theo 13 quy tắc mà Naismith đã đặt ra. Đây chính là 13 quy tắc căn bản của bóng rổ, hiện nay đã được bổ sung thêm nhiều luật lệ và quy tắc khác. Đầu tiên, các gôn là những rổ bóng có đáy bịt kín, sau đó chuyển thành gôn có vành kim loại và lưới ở dưới. Năm 1892, Senda Berenson Abbott đã đưa bóng rổ thành một môn thể thao cho cả giới nữ.

 

Bóng rổ không những là một “liệu pháp” thể thao hữu hiệu để tăng cường sức khỏe, cải thiện chiều cao mà còn là hoạt động làm giảm căng thẳng, giúp thư giãn, khơi dậy sự hào hứng cho người chơi.

Ngoài ra, bóng rổ còn là môn thể thao hữu ích cho tâm lý và giúp bạn cải thiện bản thân mình.

Tâm lí: bóng rổ giúp bạn mạnh mẽ, tự tin, thoải mái, hưng phấn, yêu đời… giúp ích cho việc học và các công việc khác, một cơ thể khoẻ mạnh và cường tráng là điều cần và đủ để làm mọi việc một cách tốt nhất.

Sư đam mê và quyết tâm

Bạn sẽ nhận ra rằng cái cảm giác đưa banh vào rổ là điều tuyệt vời nhất, bạn có thể cầm trái banh ném rổ hoài hoài mà ko muốn nghỉ, dù bạn chỉ định tập trong 15 phút, thì có thể bạn sẽ tập đến nửa tiếng. Bóng rổ không như đá banh, một cái khung thành trống với 1 quả banh thì rõ ràng quá dễ và mau chán, ngược lại, một cái vành rổ vừa đủ, treo cao trên 3m05 sẽ có nhiều hấp dẫn, thách thức và lắm bài tập để bạn đưa được bóng vào rổ, và chơi được liên tục.

Cải thiện bản thân

Bạn sẽ cao hơn, mạnh hơn, bền hơn, khoẻ hơn, bật cao hơn, khéo léo hơn, dẻo dai hơn, tự tin hơn, hoàn thiện hơn, đưa bản thân đến những thử thách và giới hạn tốt đẹp hơn, suy nghĩ tích cực và biết thế nào là tinh thần đồng đội và khát khao chiến thắng

Hòa đồng hơn

Có những bạn thường ít giao tiếp khi gặp người lạ, nhất là trẻ em. Đối với những bạn như vậy, bạn và bố mẹ cần tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Đến lớp bóng rổ vui chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ giúp bạn hoạt bát, lanh lợi hơn, giúp bạn có nhiều bạn bè hơn.

Theo nghiên cứu khoa học, trẻ em được tham gia các lớp thể thao sẽ học tập tốt hơn trẻ em thường ở nhà, do hoạt động tinh thần của chúng linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi chơi bóng rổ, trẻ phải học cách chuyền bóng, quan sát và hỗ trợ cho đồng đội, giúp trẻ biết cách chia sẻ, quan tâm hơn đến người khác.

Thắng thua không quá quan trọng

Đến với bóng rổ, trẻ sẽ được hiểu thêm rằng thắng hay thua là việc rất bình thường và chúng không quan trọng. Quan trọng là cách bạn tham gia hết mình, nỗ lực trong mọi tình huống. Huấn luyện viên là người truyền đạt kinh nghiệm, người hướng dẫn, khích lệ tinh thần toàn đội.

 

Bóng rổ – Niềm vui chốn học đường
Bóng rổ mang lại niềm vui bất tận cho các em học sinh sau những giờ học căng thẳng. Ảnh Huy Tường

 

Sau mỗi ngày luyện tập, sau mỗi trận đấu, bạn sẽ được huấn luyện viên góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những điểm cần khắc phục và đưa ra hướng giải quyết tốt cho các trận sau. Hoạt động này thường xuyên diễn ra trên sân bóng, trong những lần hội ý, rút kinh nghiệm. Từ những trận bóng chính bản thân mình tham gia, bạn sẽ học được cách khắc phục và hoàn thiện mình hơn.

Trước những lợi ích của bóng rổ đối với sự phát triển của học sinh, sinh viên, nhiều trường đã đưa bóng rổ vào giảng dạy như một môn thể dục bắt buộc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường đã đầu tư cơ sở vật chất khá tươm tất như trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thượng Hiền… Đây là những bước đầu giúp phong trào bóng rổ của TP Hồ Chí Minh phát triển mãnh mẽ trong tương lai gần.

 

Dũng Hà
 Theo thethaohcm.vn

Print

Số lượt xem (2445)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.