Menu

Thư viện ảnh

Góc nhìn chuên gia

Cần một sự trung lập chuyên nghiệp

10 Tháng Sáu 2014

Giải bóng đá quốc tế U19- Cup Nutifood 2014 với sự tham dự của 4 đội bóng sắp khép lại vào tối này 10/01 với những trận đấu cuối cùng. Qua giải đấu, ngoài tâm điểm là sự đánh giá hướng về các cầu thủ, đội bóng, còn có một đối tượng nữa gây được chú ý mang tên: Truyền Thông.

Cảm ơn Truyền Thông

 

Cần một sự trung lập chuyên nghiệp
 

 

Là điều mà người hâm mộ, các cầu thủ, các đội bóng nhất thiết phải gửi đến những người làm công tác thông tin, cập nhật, đi sâu đi sát với giải đấu, đặc biệt là với đội U19 Việt Nam. Truyền thông Việt Nam càng ngày càng chứng tỏ được sự tiên phong, nhanh nhạy và chuẩn xác trong việc phục vụ khán giả.

Cán bộ làm công tác truyền thông góp phần tạo nên một diễn đàn để mọi người quan tâm được phát ngôn vấn đề mà họ tâm huyết. Nhờ vậy đã tạo ra môi trường tự do ngôn luận ở Việt Nam, phát huy tối đa quyền được nói và phát biểu ý kiến mà vốn dĩ người Việt còn yếu thế ở khía cạnh này.

Cũng phải tri ân đến công tác truyền thông khi đã đá động đến các quốc gia khác trên thế giới rằng Việt Nam đang sở hữu một lứa cầu thủ tài năng, sáng giá trong tương lai. Đó là tín hiệu tốt để bóng đá Việt cải thiện hình ảnh cũng như tầm vóc trong mắt “người ngoài”, dù đó cũng chỉ là chuyện của vài ba năm tới.

 

Sự quan tâm nửa vời…

Điều tô vẽ ở trên là những gì các anh chị nhà báo, nhà đài làm được tại Giải U19 đang diễn ra trên sân Thống Nhất những ngày qua. Sự quan tâm dành cho U19 Việt Nam ở thời điểm này có cảm giác như đang làm các em bị ngộp mà sẽ nới giãn nó ra như thế nào. Tốt hay xấu kiểu quan tâm nửa vời, không dung hòa trước sau mà dồn thành hiện tượng như lúc này?

Năm 2013, những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10, hiện tượng U19 Việt Nam với nòng cốt là lực lượng đến từ Học viện HAGL Arsenal JMG thi đấu ấn tượng tại vòng loại U19 Châu Á, trở thành đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất, sở hữu vua phá lưới và được bình chọn là đội chơi bóng fair-play nhất giải…Thông tin này lan về Việt Nam giúp mọi người bắt đầu chú ý đến đội bóng mới của quốc gia ở lứa tuổi U19. Thay vì trước đó, mọi quan tâm đều được dành cho U23 và tuyển quốc gia không hơn không kém. Nay thân này ví xẻ làm ba, khán giả rồi

 

Sẽ không biết thương ai hơn ai!

Truyền thông khi đó thì sao, thử hỏi được mấy đài truyền hình mang thiết bị tiên tiến hiện đại sang nươc bạn để thu về những hình ảnh các em thi đấu cho nước theo dõi; được bao nhiêu phóng viên ảnh đồ nghề lỉnh kỉnh ống ngắn ống dài ngồi đầy hết cả 2 bên đường pitch để có được những khoảnh khắc thi đấu dũng mãnh của các cầu thủ trẻ…Tất cả đều dừng lại ở những con số thuộc hàng đơn vị, có nghĩa là rải rác, ít ỏi và thiếu chuyên nghiệp. Điều đó cho thấy việc đặt sự quan tâm của cơ quan truyền thông chưa thật sự sâu sát, kịp thời. Cho đến lúc này, khi U19 Việt Nam có chút tiếng tăm, truyền thông lại tiếp tay cho hiện tượng này dậy sóng.
Bài học thiên vị từ những kẻ trung lập

Khi U19 Việt Nam thất bại đầu tiên trước U19 AS Roma, truyền thông vịn vào cái cớ chúng ta thiếu may mắn để dành những lời khen tặng cho màn trình diễn ấn tượng trong ngày ra mắt. Thất bại nặng nề 0-7 trước người Nhật, báo chí lại khẳng định đây là một thất bại cần thiết để các em lớn lên, các em được nhiều hơn mất hay đại loại vẫn cho rằng U19 là thế hệ sáng giá của bóng đá Việt Nam trong tương lai.

Khi báo chí, truyền thông nói lên những điều đó, họ đã quên trên U19 còn có U23 và đội tuyển quốc gia. Không lẽ họ quên thật? Câu trả lời là không, nhưng nguyên nhân dẫn đến điều đó chính là việc các cây bút đã vô tình tự mình thần tượng hóa các chàng trai có tuổi đời chưa bước sang 20 kia. Hay hơn thế là họ đã quá ngán ngẩm và buồn tẻ khi viết, khi chụp về U23 Việt Nam cũng như Đội tuyển quốc gia!

Nhưng thiết nghĩ, U23 Việt Nam hay đội tuyển quốc gia, họ ra sân cũng hát quốc ca Việt Nam, cũng khoác lên ngực hình ảnh cờ đỏ sao vàng, cũng một lòng quyết tâm cao độ cho bóng đá dân tộc. Vậy sao lại quay lưng, lại yêu thương và nâng đỡ không công bằng? Không bố mẹ nào có 3 đứa con mà chỉ cưng nựng, chăm bẵm mỗi 1 đứa còn lại thì ghẻ lạnh đến đáng thương đối với 2 đứa trẻ còn lại.

Thế mà truyền thông Việt Nam lại làm vậy, họ đánh đau và không một chút xuýt xoa sau cơn nóng giận đó. Vô tình truyền thông kéo một làn dư luận theo họ, tất nhiên là số đông. U19 Việt Nam rất tốt nhưng chưa hoàn thiện, U23 Việt Nam chưa tốt nhưng đủ trưởng thành để biết sửa chữa…Cho nên, truyền thông hãy làm đúng vị trí của mình, đứng vững ở vị trí trung lập và không nên bày tỏ sự thiên vị rõ ràng như những ngày qua.
Kết

Truyền thông phát triển sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác cùng phát triển, mỗi bước chân của truyền thông dù mạnh hay nhẹ cũng có tác động. Trong thể thao, yêu ghét là chuyện bình thường nhưng đừng hướng sự yêu ghét của quan điểm cá nhân trở thành quan điểm của một tập thể. Và đồng nghĩa với những yêu thương đó, hãy dành cho mỗi môn thể thao, mỗi đội tuyển một vị trí nhất định để người khác biết đến họ. Đừng để hiện tượng “tát nước theo mưa” xảy ra như U19 Việt Nam đang là một ví dụ điển hình.

 

Trân Trần

Print

Số lượt xem (1908)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.