Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Danh sách các môn thể thao

Judo

Không giống Karate, Judo có nguồn gốc hoàn toàn từ lịch sử nước Nhật. Vì thế nó in đậm phong cách và triết lý nhân sinh của người Nhật . Có thể nói Judo là tinh tuý văn hoá Nhật thể hiện trong lĩnh vực chiến đấu. Người Nhật vốn trọng sự mềm mại, sự trong sạch về tâm hồn, ước mong hoà hợp với thiên nhiên. Điều đó ảnh hưởng rõ rệt đến môn Judo

Nguồn gốc môn Judo

 

Tiền thân của Judo là môn võ Nhật cổ mang tên Jujutsu, một môn võ đánh tay không.
 
Nội chiến triền miên trước năm 1600 đã thôi thúc Jujutsu phát triển. Lúc đó nó chỉ là một hình thức chiến đấu tàn khốc nhằm giết người bằng tay không, và chỉ dành đặc quyền luyện tập cho tầng lớp quý tộc và chiến binh (samurai).
 
Jujutsu được biết đến với những tên gọi khác nhau: Taijutsu , Yawara , Kempo , Kugusoku , Koshinomawan. Đó là một phần chương trình luyện tập của các võ sĩ, cùng với bắn cung, đánh giáo, đấu gươm, cưỡi ngựa, thao diễn và các nghi lễ. Nó không cần sử dụng nhiều sức lực, mà dùng sự khéo léo để hạ gục đối thủ. Điểm này rất gần với tâm hồn con người Nhật Bản, vồn thiên về những gì mềm mại.

Tầm quan trọng của Jujutsu ngày càng tăng theo đà lớn mạnh của tầng lớp võ sĩ sau thời Heian và trước thời Tokugawa, tức là sau năm 1185 và trước năm 1600. Đó là thời gian có nhiều loạn lạc và biến động. Nhật hoàng không có thực quyền mà nằm dưới sự chi phối của đại nguyên soái (Shogun). Hầu hết các đời đại nguyên soái không đủ lực lượng khống chế các lãnh chúa. Giữa đại nguyên soái và các lãnh chúa không trung thành diễn ra cuộc chạy đua về xây dựng lực lượng quân sự. Đó chính là lý do khiến Jujutsu ngày càng phát triển mạnh, trở nên đa dạng và chuyên biệt hơn. Nó phát triển thành các trường phái (Ryu), mỗi Ryu khai thác một khía cạnh riêng khác nhau của Jujutsu cổ điển. Trường phái này chú trọng các kỹ thuật ném quật (Nage), trường phái khác lại sử dụng nhiều đòn đè khoá (Osae, Shime, Kansetsu), hoặc có trường phái chuyên đánh điểm vào tử huyệt (Atemi). Về chiến thuật, quan điểm của các Ryu cũng khác nhau, coi trọng sự sáng tạo hoặc tính thời điểm, hay sự tấn công trước khi đối phương kịp chuyển động.

 
Sự kiểm nghiệm quan trọng nhất tính ưu việt của kỹ thuật và chiến thuật của các hệ phái là thực chiến. Jujutsu đã tự chứng minh sự mềm mại chết người của mình ở chiến trường khốc liệt, nơi người võ sĩ chỉ được lựa chọn sống hay chết.
 
 Thời kỳ Tokugawa (1603-1868)
 
Thế kỷ 16 là thế kỷ tranh hùng trong lịch sử nước Nhật. Các vị tướng lỗi lạc Nobunaga, Hideyoshi thay nhau thống trị rồi đột ngột qua đời. Vài năm sau khi Hideyoshi chết, Nhật Bản mới thực sự được thống nhất dưới tay một cộng sự thân cận của ông, Tokugawa Ieyasu.
Là một con người kín đáo và thâm hiểm, Tokugawa Ieyasu bị người Nhật phê bình rằng không thể tha thứ về mặt đạo đức. Nhưng không ai phủ nhận rằng con người này đã chấm dứt kỷ nguyên nội chiến, mở ra cho nước Nhật thời kỳ yên ổn dài 250 năm dưới sự thống trị của dòng họ ông.
 
Nắm quyền bằng mưu mô và vũ lực, dòng họ Tokugawa hiểu rõ sự nguy hiểm của những mầm mống vũ lực. Các đại nguyên soái Tokugawa ngày càng thắt chặt luật pháp về lưu hành và sử dụng vũ khí, nghiêm cấm các võ sĩ đạo giao đấu với nhau. Các loại binh khí dần nhường chỗ cho chiến đấu bằng tay không trong các trận đấu lén lút. Mặt khác, vai trò của tầng lớp samurai dần suy giảm trong thời bình, luyện tập Jujutsu không còn là đặc quyền của họ nữa. Về cuối thời Tokugawa, giới bình dân lớn mạnh, giữ vai trò chủ yếu trong xã hội. Do vậy, Jujutsu không chỉ lấn át các hình thức chiến đấu có vũ khí, mà ngày càng đến dần với giới đa số dân chúng. Nó thấm đượm nhiều giá trị đại chúng, từ bỏ những lễ nghi phức tạp và những tư duy chỉ thích hợp với thời chiến tranh.
 
Dưới thời Tokugawa, Jujutsu trải qua sự biến đổi chậm rãi nhưng lớn lao, dần mang dáng dấp một môn võ của cả dân tộc.
 

Đến cuộc duy tân Meiji (sau năm1868), Jujusu đã bước sang giai đoạn cuối cùng của sự hoà mình vào dân tộc Nhật. Đỉnh cao của sự hoà nhập đó là Judo.
 
Do những nhu cầu xã hội và thay đổi về tư duy, Jujutsu cuối thế kỷ 19 thiên về khía cạnh tinh thần nhiều hơn nguyên bản của nó. Các võ đường Jujutsu không chỉ truyền dạy kỹ thuật, mà cả truyền cả triết lý nhân sinh và đạo đức cho võ sinh.

 

Giáo sư luật học Jigoro Kano, ngưòi sáng lập Judo hiện đại , sinh ra trong thị trấn nhỏ Mikage, trong quận Hyogo vào ngày 28 tháng 10 năm 1860. Ông lớn lên trong môi trường văn hoá truyền thống.Thời trẻ, Kano học Jujutsu với nhiều bậc thầy. Sensei Teinosuke Yagi là thầy dạy đầu tiên của ông. Năm 18 tuổi, ông theo học phái Tenshin-Shinyo của Sensei Hachinosuke Fukuda. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, ông học Kito truyền thống từ Sensei Iikubo. Những năm 20 tuổi, Shihan Kano bắt đầu được truyền thụ những bí quyết của cả hai phái.
 
Bí quyết của phái Tenshin nằm ở các thế đè khoá và đánh huyệt, còn phái Kito lại có sở trường ném vật. Kano đã tìm tòi nhằm thống nhất những ưu điểm mà ông được học. Tìm ra nguyên lý phá thăng bằng (kuzushi) và cải tiến lại hệ thống kỹ thuật cũ, Kano đã tạo ra một trường phái mới mà ông gọi là Judo. Ông lập ra trường Kodokan để giảng dạy môn này.
 
Kano xây dựng hệ thống của mình quanh 3 nhóm kỹ thuật chính : kỹ thuật quật (Nage waza) , kỹ thuật khống chế (Katame waza) và đánh vào yếu huyệt (Atemi waza).
 
Kỹ thuật ném quật, được phát triển từ kỹ thuật của Kito Ryu, đã đóng góp vào việc xây dựng các thế tấn (Tachi Waza) và các đòn hy sinh (Sutemi Waza).
 
Kỹ thuật khống chế (Katame waza) và Atemi của Kano được mô phỏng từ những tuyệt chiêu của trường phái Tenshin – Shinyo Ryu. Katame được tạo nên bởi đè (Osaekomi Waza ), kẹp (Shime Waza) và khoá khớp (Kansetsu Waza). Khi Kano đưa kỹ thuật đè ra dạy trước, bí mật của kẹp và khoá đã đựơc giữ lại, dành truyền dạy cho những ai đã đạt đến trình độ cao cả về kỹ thuật và sự phát triển tinh thần.
 
Kỹ thuật đánh Atemi của Judo bao gồm đòn tay và đòn chân. Bởi tính nguy hiểm tự nhiên của nó, Atemi chỉ đưọc đem dạy cho những người có khả năng kiềm chế cao.
 
Điềm khác biệt lớn nhất giữa Judo và Jujutsu là sự phối hợp tinh thần và kỹ thuật. Judo được xây dựng trên một nền tảng triết lý hoàn chỉnh và có chương trình luyện tập khoa học. Mục đích của người luyện tập Judo là sống giao hoà với đồng loại và với vũ trụ. Chữ Do (Đạo) trong cái tên Judo là chỉ đạo lý này, chữ Do trong tên võ đường Kodokan lại có nghĩa là con đường đến với chân lý. Đặt tên như vậy, Shihan Kano đã gửi gắm triết lý của môn võ mới.
 
Để hoàn thành chương trình luyện tập nhằm đạt được Do, Kano đề ra những nguyên tắc đạo đức và triết lý nhân bản nghiêm ngặt cho hệ thống mới của ông. Các võ sư và võ sinh ở Kodokan phải noi theo những tấm gương lỗi lạc về ý chí và sự trung thực. Mọi sự đấu đá bên ngoài phạm vi võ đường, sự biểu diễn kiếm lời hay lối cư xử làm ô danh môn phái sẽ bị đáp lại bằng hình phạt trục xuất khỏi Kodokan.
 
Với tính ưu việt của mình, Judo được chính các bậc thầy về Jujutsu tán thưởng. Ngày 24 tháng 7 năm 1905, mười tám võ sư đại diện cho chưởng môn các Ryu của Jujutsu họp nhau tại Butokukai ở Kyoto để học theo hệ phái của Kano. Nhà nước nhanh chóng nhận ra ưu điểm của Judo và đưa môn này vào giáo trình học thể dục của học sinh tiểu học Nhật. Như vậy Judo gần như trở thành quốc võ khi mọi người Nhật đều có thời luyện tập môn này.
 
Giờ đây Judo đã phổ biến khắp thế giới, với hàng chục triệu võ sinh.

Diện tích thi đấu Thảm thi đấu là một mặt phẳng hình vuông có kích thước từ 14m x 14m (tối thiểu) đến 16m x 16m (tối đa). Diện tích này phải được bao bọc bằng thảm Tatami hoặc một vật liệu tương tự có thể chấp nhận được, thông thường là màu xanh lá cây và màu đỏ (xem hình 1). Diện tích thảm thi đấu phải được chia thành hai phần phân biệt nhau là diện tích chiếu đấu và diện tích an toàn. Vùng phân chia ranh giới giữa hai phần này được gọi là "Vùng nguy hiểm" được biểu hiện bằng một băng màu đỏ có bề rộng khoảng 1 mét bao quanh suốt cả chu vi hình vuông và được xem như là một phần của diện tích chiến đấu. Phần diện tích chiến đấu là một hình vuông có kích thước từ 8m x 8m (tối thiểu) đến 10m x 10m (tối đa). Phần thảm ở bên ngoài vùng nguy hiểm phụ thuộc vào diện tích an toàn và có bề rộng khoảng chừng 3m (không được dưới 2,5m). Một băng keo dán màu xanh và một băng màu trắng, rộng khoảng 6cm và dài 25cm, được dán trên phần giữa diện tích chiến đấu, và cách nhau độ 4m để chỉ rõ vị trí các đấu thủ lúc bắt đầu và lúc kết thúc trận đấu. Băng keo màu xanh dán bên phải và băng keo màu trắng dán bên trái của trọng tài. Diện tích thi đấu cần được lắp đặt trên một sàn gỗ hoặc một nền bằng phẳng có độ đàn hồi (xem ghi chú). Nếu có hai hoặc nhiều diện tích thi đấu được đặt kế cận nhau thì được phép sử dụng chung một diện tích an toàn có bề rộng tối thiểu là 3m. Sàn gỗ có độ cao khoảng 50cm. Ghi chú: Diện tích thi đấu Thảm Tatami; * Thông thường những tấm thảm Tatami có hình chữ nhật kích thước 183cm x 91,5cm; kích thước này có thể nhỏ hơn một chút tuỳ theo khu vực của Nhật Bản. Hiện nay những tấm thảm này thường có kích thước 1m x 2m, được làm bằng mút cao su hoặc mút, các thảm này phải chắc chắn và có tác dụng làm giảm nhẹ bớt chấn động lúc rơi ngã. * Các thảm Tatami phải được phủ bởi một chất nhựa, thường có màu đỏ và xanh lá cây, không được quá trơn trượt hoặc qua nhám. * Các tấm thảm cấu tạo thành diện tích thi đấu phải được đặt kề sát nhau, không có khoảng hở, để tạo thành một mặt phẳng đồng nhất và cố định sao cho không tự xê dịch được.

Sàn gỗ hoặc nền phẳng: * Nền bằng phẳng nên làm bằng gỗ cứng và có độ nhún. Kích thước của mặt hình vuông này khoản 18m mỗi cạnh và cao tối đa 50cm. Điều 2: Dụng cụ 2.1 Ghế và cờ của Giám biên và Trọng tài: Hai (02) ghế gọn nhẹ được đặt trên phần diện tích an toàn, ở hai góc đối diện nhau của thảm thi đấu. Một cờ xanh và một cờ trắng được đặt trong một túi ở mỗi ghế ngồi của giám biên. Đồng thời phải có một cờ xanh và một cờ trắng cho Trọng tài chính thức điều khiển trận đấu. 2.2 Bảng ghi điểm: * Mỗi thảm thi đấu cần có hai bảng ghi điểm (bằng tay hoặc điện tử). * Mỗi bảng có kích thước không quá 90cm chiều cao và 2m chiều ngang (các kích thước này có thể tăng giảm tuỳ theo khán phòng). * Mỗi bảng có một bên xanh và một bên trắng có thể đảo ngược. * Bảng ghi điểm phải được đặt bên ngoài thảm thi đấu, thông thường là ở hai cạnh đối diện nhau của diện tích này. Bảng ghi điểm cần được bố trí sao cho đảm bảo được sự trông thấy của Trọng tài điều khiển trận đấu và khán giả. * Trên mỗi bảng ghi điểm phải có đủ số lượng bảng số (thông thường từ số 1 đến số 10) để ghi điểm kỹ thuật và những điểm tương đương khi có các lỗi phạt. * Trên mỗi bảng phải có những ký hiệu của lỗi phạt. * Những tấm bảng nhỏ sau đây cần phải được chuẩn bị sẵn để ghi nhận những lần can thiệp của bác sĩ trong trường hợp cần thiết (xem Điều 8.1.21 và ghi chú của Điều 29): Hai bảng nhỏ có nền màu xanh lá cây, với một chữ thập xanh trên mỗi bảng.

Hai bảng nhỉ có nền màu xanh lá cây, với một chữ thập trắng trên mỗi bảng. Trong trường hợp sử dụng các tấm bảng ghi điểm bằng tay thì phải có một dụng cụ thủ công được dùng để chỉ cho biết thời gian còn lại của trận đấu, khi cần thiết phải ngừng trận trong quá trình diễn tiến của trận đấu. Trong trường hợp sử dụng bảng ghi điểm bằng điện tử thì những bảng điểm ghi bằng tay phải được sử dụng song song hoặc để dự phòng. Những điểm kỹ thuật, điểm tương đương và những lỗi phạt, kể cả lần can thiệp của bác sĩ trên diện tích thi đấu (xem Điều 29) phải được ghi ngay tức khắc trên bảng sau tiếng hô của Trọng tài (xem Điều 8.1.21). 2.3 Bảng quy ước thời gian bất động: Những bảng này phải được người tính thời gian bất động sử dụng để chỉ cho Trọng tài biết điểm kỹ thuật đạt được trong thời gian bất động (xem các Điều 5, 13 và các ghi chú). 2.4 Đồng hồ tính thời gian: Đồng hồ tính thời gian bằng tay gồm 04 đồng hồ phải được phân bố như sau: Thời gian thi đấu: một (01) đồng hồ. Đòn bất động OSAE KOMI: hai (02) đồng hồ. Trong trường hợp sử dụng đồng hồ tính thời gian bằng điện tử thì những đồng hồ tính thời gian bằng tay phải được sử dụng song song nhằm mục đích tính thời gian. 2.5 Cờ (của những người tính thời gian): Những người tính thời gian phải sử dụng những cờ sau: Cờ vàng: ngừng đòn bất động. Không cần thiết sử dụng cờ vàng và cờ xanh dương trong trường hợp tính thời gian bằng điện tử. Tuy nhiên những cờ này phải có sẵn. 2.6 Báo hiệu chấm dứt trận đấu: Việc chấm dứt thời gian đích thực của trận đấu phải được báo cho Trọng tài biết bằng chuông hoặc là một dụng cụ kêu vang (Điều 14 và ghi chú). Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều diện tích thi đấu thì phải dùng những dụng cụ kêu vang khác nhau. 2.7 Dây băng xanh và trắng:


Mỗi đấu thủ phải mang một dây băng xanh hoặc trắng, có bản rộng ít nhất là 5cm và có chiều dài vừa đủ để quấn một vòng lưng ngay trên đai thắt tương đương đẳng cấp, và dư thêm từ 20 đến 30cm ở mỗi bên thắt nơ (đấu thủ được gọi trước mang dây băng xanh, đấu thủ được gọi sau mang dây băng trắng).

Câu lạc bộ Judo tại trường THCS Trưng Vương

Câu lạc bộ Judo tại trường THCS Trưng Vương

Địa chỉ: Tầng 4 dãy nhà B - trường THCS Trưng Vương. và 32 Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm - Hà Nội
Số điện thoại: 0904231353; 0989202246
judo anh em ĐH Ngoại Thương

judo anh em ĐH Ngoại Thương

CLB judo anh em ĐH Ngoại Thương với đội ngũ HLV ,Trợ giảng viên Đội Tuyển judo Hà Nội sẽ giúp các bạn. Rèn luyện thân thể , nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tránh được rủi ro đáng tiếc nào đó trong những trường hợp nhất.

Địa chỉ: Nhà thi đấu ĐH Ngoại Thương ,Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội
Số điện thoại: 098 398 55 68 . 091 662 1113
Câu lạc bộ Judo Cầu Giấy

Câu lạc bộ Judo Cầu Giấy

Câu lạc bộ Judo Cầu Giấy trở thành một sân chơi đúng nghĩa dành cho người đam mê võ thuật "The playground for martial art lovers". CLB hoan nghênh tất cả mọi người tới luyện tập Judo tại võ đường. Là sân chơi dành cho những người đam mê võ thuật, mang lại nhiều điều bổ ích: sức khỏe, tình bạn tình yêu, thư giãn..... và có các anh huấn luyện viên đẹp trai vui tính.

Địa chỉ: nhà văn hóa phường Quan Hoa, Ngách 72/28 Dương Quảng Hàm, Quan HoaCầu GiấyHà Nội.
Số điện thoại: 091 55 323 53; 0169 702 0959
CLB Judo Hà nội (Mỹ Đình)

CLB Judo Hà nội (Mỹ Đình)

Địa chỉ: tại phòng tập Judo năm trong khuôn viên của trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Mỹ Đình ( gần sân vân động Mỹ Đình trên đường Lê Đức Thọ, Hà Nội
Số điện thoại: 0988334586
Câu lạc bộ Judo Bắc Thăng Long

Câu lạc bộ Judo Bắc Thăng Long

Lớp tập đã có thảm mới, phòng tập trong nhà mới rất đẹp với đầy đủ quạt trần, đèn điện, nước nôi,... Rất hoan nghênh các bạn mới tham gia!

Địa chỉ: Tầng 2 nhà văn hoá thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
Số điện thoại: 0904 999 122
Judo Trưng Vương Tại THCS Trưng Vương

Judo Trưng Vương Tại THCS Trưng Vương

Địa chỉ: Tầng 4 dãy nhà B – trường THCS Trưng Vương, Cổng 26 Hàng Bài và 32 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Số điện thoại: 098 920 22 46; 0904.231.353; 0973.683.665
Judo Đoàn Kết

Judo Đoàn Kết

Với đội ngũ huấn luyện viên đông đảo, giàu kinh nghiệm. Thảm tập chất lượng cao, dụng cụ tập luyện đầy đủ. Chương trình tập bài bản, phù hợp với từng học viên

Địa chỉ: Trường THCS Ngô Gia Tự - Số 300 Phố Bạch Mai - Quận Hai Bà Trưng, Hà nội.
Số điện thoại: 0912.240.197; 0936.333.023
Câu lạc bộ Judo quận 10

Câu lạc bộ Judo quận 10

Với mục tiêu kết nối và truyền bá môn võ Judo với tinh thần thể thao đến với mọi người nói chung ở VN và nói riêng ở HCM.

Địa chỉ: Số 9 đường Thành Thái , P.14, Q.10 . Phòng tập Judo Lầu 2/2 .
Số điện thoại: 0935.280.285
Câu lạc bộ JUDO

Câu lạc bộ JUDO

Địa chỉ: SỐ 2 NGUYỄN VĂN CỪ, TP.ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG
Số điện thoại: (0263) 3.822.873
Phòng Tập Võ Brothers Judo-Ju Jitsu Club

Phòng Tập Võ Brothers Judo-Ju Jitsu Club

Phòng tập võ Brothers judo-ju jitsu HLV chính là Thầy Tiến – HLV trưởng đội tuyển Judo Hà Nội, nguyên HLV đội tuyển Kurash Quốc gia, HLV đội tuyển Ju jitsu Quốc Gia.

Địa chỉ: 6 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Số điện thoại: 0983985568

Bóng đá

Tennis

Golf

Đua xe