Nguồn gốc lịch sử nâng tạ
Theo dòng phát triển của văn minh loài người thì hình thức thi đấu xem ai nâng được vật nặng hơn đã tồn tại từ lâu đời, cụ thể là ở những bản ghi chép xưa của Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Môn cử tạ hiện đại được xem là có nguồn gốc từ các cuộc thi đấu bài bản từ châu Âu vào thế kỷ 19.
Trong giai đoạn những năm 1900 đã từng có thời gian môn cử tạ vắng bóng ở các thế vận hội, cho đến tận năm 1920 thì môn này mới được đưa vào thi đấu trở lại. Và cũng vào năm nay, các thí sinh đã được chia ra thi đấu theo cân nặng. Năm 1932, có 5 hạng mục cân nặng chính thức được đưa vào thi đấu.
Thời gian trước năm 1972 thì các trọng tài cử tạ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá một vận động viên có thực hiện đúng quy định hay không, vì các tư thế nâng tạ thời này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào phần hông, đôi khi các vận động viên đẩy hông nhanh khiến trọng tài không xác định được họ có sử dụng thêm lực bật của đầu gối để tạo lực hay không – vì trong môn này, việc dùng chân để tạo thêm lực đẩy giúp nâng tạ lên cao là phạm quy. Và do đó mà giờ đây người ta chỉ áp dụng Cử giật và cử đẩy vào trong thi đấu.
Vào năm 1891 thì mới bắt đầu xuất hiện các nhà vô địch cử tạ nam. Cử tạ dành cho nữ chỉ xuất hiện vào năm 1987.
Cử tạ cơ bắp trong thế vận hội Thể thao
Ở từng hạng cân thì các vận động viên đều sẽ thực hiện cả hai nội dung là cử đẩy và cử giật. Thứ tự thi đấu sẽ tùy thuộc vào người dự thi, người nào chọn mức tạ thấp nhất thì sẽ được thi trước.
Nếu như một vận động viên không thành công ở mức tạ nào đó, thì họ được quyền thử nâng lại mức tạ đó, hoặc có thể đợi đến lượt mình ở các mức tạ sau. Lưu ý rằng trong thi đấu cử tạ thì các mức tạ sẽ được tăng dần, mỗi lần tăng là 1kg. Vì thế nên khi thất bại ở một mức tạ, vận động viên đó chỉ được nâng lại đúng mức đó, hoặc phải nâng mức cao hơn.
Trong trường hợp có 2 vận động viên cùng nâng một mức tạ như nhau, thì sẽ tính điểm cao hơn cho người thực hiện thành công động tác nâng và đẩy tạ lên đầu trước.
Trong quá trình thi đấu, nội dung cử giật sẽ được thi trước, liền sau đó là cử đẩy. Sẽ có hai trọng tài ở hai bên và một trọng tài, là ba người, ở phía trước của vận động viên.
Trọng tài ngồi ở giữa, đối diện với vận động viên sẽ tuyên “Thành công” hay “Thất bại” dựa trên phần thi và bộ quy luật về tiêu chuẩn của môn cử tạ. Ngoài ra, nếu không thống nhất được về kết quả thi đấu của một vận động viên nào thì các trọng tài có thể tham khảo ý kiến của một hoặc hai nhân viên kỹ thuật bộ môn để có kết quả cuối cùng.