Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Danh sách các môn thể thao

Đấu kiếm

Đấu kiếm là là một môn võ thuật đối kháng trong chương trình thi đấu Thế vận hội ngày nay. Hai đấu sĩ thi đấu (còn gọi là kiếm sĩ) sẽ mặc các áo bảo hộ màu trắng, sử dụng các loại kiếm thuộc ba thể loại: kiếm ba cạnh, kiếm chém, kiếm liễu để đâm vào các bộ phận của đối phương. (Mỗi kiếm sĩ chỉ thi đấu một trong 3 nội dung trên).

Đấu kiếm ngày nay còn gọi là môn đấu kiếm là một môn thể thao đối kháng trong chương trình thi đấu Thế vận hội ngày nay. Hai đấu sĩ thi đấu (còn gọi là kiếm sĩ) sẽ mặc các áo bảo hộ màu trắng, sử dụng các loại kiếm thuộc ba thể loại: kiếm ba cạnh, kiếm chém, liễu kiếm để đâm vào các bộ phận của đối phương. Đấu kiếm xuất phát từ môn thể thao dành cho giới quý tộc Pháp ở thế kỷ 15.
Môn thể thao này bề ngoài nhìn có vẻ là nguy hiểm nhưng tham gia mới biết đây là môn khá an toàn. Thường trong áo bảo hộ có gắn vi mạch điện tử, nếu kiếm sĩ đâm trúng đối phương thì máy sẽ báo hiệu để tính điểm. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt, họ mặc áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt. Phía sau lưng của kiếm sĩ có một sơi giây kéo. Khi chơi môn này người chơi phải tuân thủ các quy tắc mang mặt nạ cùng găng tay chuyên dụng để bảo vệ ống và cánh tay, áo và quần giáp, tất cả đều phải có đai giữ sau lưng, nách bảo vệ (plastron). Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương.
Thông thường một kiếm thủ muốn thành tài phải có ít nhất 36 tháng rèn luyện cơ bản để có sự ổn định. Đấu kiếm giống như đánh cờ, phải tập trung trí não nhiều. Ở Việt Nam, đấu kiếm không phải là môn thể thao phổ biến, ít được nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam và không có nhiều người tập luyện môn thể thao này. Không giống như đấu kiếm một mất một còn, liễu kiếm là môn thi đấu tính điểm. Nó đòi hỏi người thi đấu phải khéo léo, phản xạ nhanh, tính toán để có đường kiếm đạt điểm tối đa.

Đấu kiếm là môn thể thao đối kháng trực tiếp bằng kiếm, gồm ba môn thi: kiếm liễu, kiếm ba cạnh, kiếm chém.

Các nguyên tắc cơ bản thi đấu kiếm được hình thành cuối thế kỉ 17 ở Pháp. Thế kỉ 18, 19, đấu kiếm phát triển rộng ra các nước châu Âu.

Luật quy định trang phục trong đấu kiếm hình thành vào nửa cuối thế kỉ 19. Đấu kiếm sử dụng đèn báo bằng điện để xác định mũi đâm (chém) của vận động viên. Thi đấu kiếm liễu, kiếm ba cạnh, chung cho nam và nữ; kiếm chém dành riêng cho nam.

Từ 1906 đến 1936, thi đấu kiếm chủ yếu ở khu vực châu Âu. Giải vô địch thế giới đầu tiên tổ chức vào năm 1937. Việt Nam tham gia thi môn đấu kiếm lần đầu tiên tại Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 11 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) gồm 3 vận động viên môn kiếm liễu.

Có ba loại vũ khí trong đấu kiếm hiện đại: kiếm liễu, kiếm ba cạnh và kiếm chém. Mỗi loại vũ khí có luật chơi và chiến lược riêng.

Kiếm liễu
Kiếm liễu là vũ khí nhẹ dùng để đâm với khối lượng tối đa 500g. Mục tiêu của kiếm liễu là thân người, không bao gồm chân tay. Kiếm liễu có một bộ phận bảo vệ tay hình tròn để bảo vệ tay khỏi những cú đâm trực tiếp. Do bàn tay không phải là mục tiêu được tính điểm ở nội dung này nên bộ phận bảo vệ đơn thuần chỉ để bảo đảm an toàn. Chỉ có tác động bằng chíp đâm vào vùng tính điểm mới được tính điểm, tác động bằng cạnh của lưỡi kiếm không được ghi trong thiết bị tính điểm điện tử (và khi đó pha thi đấu không được cho dừng lại). Tác động vào ngoài vùng tính điểm trên cơ thể đối thủ (gọi là tác động ngoài mục tiêu và được hiển thị bằng màu sắc riêng biệt trên thiết bị tính điểm) làm cho pha thi đấu tạm dừng, nhưng không được tính điểm. Chỉ có một tác động được tính điểm cho một kiếm thủ sau một pha thi đấu. Nếu cả hai đấu thủ cùng tác động vào nhau cách một khoảng thời gian nhỏ hơn mili giây mà thiết bị tính điểm cùng phát hai đèn, khi đó trọng tài sẽ dùng luật "đường kiếm đúng" để quyết định xem kiếm thủ nào được tính điểm, hoặc nếu cú đâm ngoài mục tiêu giành quyền ưu tiên so với cú đâm hợp lệ, không kiếm thủ nào được tính điểm. Nếu trọng tài không xác định được kiếm thủ nào có đường kiếm đúng thì không có ai được tính điểm.
Kiếm ba cạnh
Tương tự kiếm liễu, kiếm ba cạnh cũng dùng để đâm nhưng nặng hơn với khối lượng tối đa 775g. Toàn bộ cơ thể là mục tiêu của kiếm ba cạnh. Tay cầm trong kiếm ba cạnh là một hình tròn lớn mở rộng phía trước núm chuôi kiếm, che chở cho bàn tay rất hiệu quả khi bàn tay là mục tiêu hợp lệ trong nội dung này. Giống như kiếm liễu, tác động của kiếm ba cạnh là hợp lệ chỉ bởi chíp đâm mà không phải là cạnh của lưỡi kiếm. Tác động được gây ra bởi cạnh của lưỡi kiếm không được tính điểm nhưng pha thi đấu vẫn tiếp tục. Do toàn cơ thể là mục tiêu của kiếm ba cạnh nên ở đây không có khái niệm vùng ngoài mục tiêu, trừ khi kiếm thủ đâm vào sàn đấu làm sáng đèn và nảy tiếng của thiết bị tính điểm. Không giống kiếm liễu và kiếm chém, kiếm ba cạnh không có luật "đường kiếm đúng" mà cho điểm cả hai kiếm thủ sau cú đâm cùng lúc. Dù sao, nếu điểm được ghi sau hai cú đâm cùng lúc là điểm cuối cùng quyết định trận đấu thì nó không được công nhận.
Kiếm chém
Kiếm chém là vũ khí dùng để chém, cắt và đâm với mục tiêu là phần cơ thể trên thắt lưng, trừ bàn tay. Khối lượng cho phép của kiếm chém cũng là 500g, ngang bằng kiếm liễu. Kiếm chém là loại kiếm mới nhất trong đấu kiếm được đưa vào sử dụng. Tay cầm của kiếm chém trải từ cán kiếm đến điểm lưỡi kiếm nối với núm chuôi kiếm. Tay cầm kiếm chém được quay ra ngoài trong thể thao để bảo vệ tay cầm kiếm khỏi tác động. Tác động của chíp đâm và lưỡi kiếm đều được coi là hợp lệ. Giống kiếm liễu, tác động của kiếm chém ngoài vùng mục tiêu đều không được tính điểm. Tuy nhiên, khác kiếm liễu, tác động ngoài mục tiêu của kiếm chém không làm dừng pha thi đấu, khi đó pha thi đấu vẫn tiếp diễn. Trong trường hợp có hai tác động đồng thời của mỗi kiếm thủ, trọng tài lại quyết định ai sẽ ghi điểm nhờ luật "đường kiếm đúng".

  1. Trang phục: 
    - Kiếm thủ mặc trang phục màu trắng, đeo mặt nạ, găng tay, và giáp bảo vệ, mặc quần túm ống và đi một loại giầy đặc biệt. Riêng phụ nữ có thêm phần bảo vệ ngực dưới áo giáp 
    - Trên áo trang phục của VĐV có gắn thiết bị tính điểm tự động. Thiết bị tính điểm tự động là một mạch điện 12V, giúp kiếm thủ và ban giám khảo đánh giá các cú đâm. Khi thiết bị này hiển thị màu, cú đâm được tính điểm. Ngược lại, đèn trắng có nghĩa cú đâm đã chạm vào vùng tấn công không hợp lệ. 
  2.  Đường đấu 
  3. - Dài: 14m 
    - Rộng: 1,5m đến 2m 
    - Đường đấu được ngăn đôi theo chiều ngang. Phần mở rộng từ đường biên đến mép sàn là 2m 
    - Một lần lùi ra sau vùng thi đấu bị tính là một lần bị đâm.
  4.  
Câu lạc bộ kiếm đạo Hà Nội

Câu lạc bộ kiếm đạo Hà Nội

Địa chỉ: số 40 phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại: 0125.441.6868

Bóng đá

Tennis

Golf

Đua xe