Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Danh sách các môn thể thao

Cầu lông

Xuất xứ tên gọi môn Cầu lông (Badminton) được đặt theo tên một thành phố ở Anh. Cầu lông là môn thể thao dùng vợt đánh quả cầu qua lại trên lưới cao 1,55 m, căng giữa sân hình chữ nhật (13,4 × 6,1 m dùng cho đánh đôi; 13,1 × 5,2 m dùng cho đánh đơn).

Lịch sử phát triển

 

Trò chơi đã được trẻ em ở vùng Viễn Đông chơi hàng thế kỷ, và được quân đội Anh đóng ở Ấn Độ thập niên 1860 học hỏi và bắt chước.

Người Anh thêm vào cái lưới và trò chơi trở thành môn thi đấu có tên "poona". Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi.

Năm 1893, môn thể thao được đưa về Anh và từ giờ, tên của nó trong tiếng Anh là "badminton". Lý do là vì các vị khách tại lâu đài Badminton House, trong một bữa tiệc do bá tước xứ Beaufort khoản đãi, đã gọi môn thể thao này là "trò chơi ở Badminton".

Năm 1877, bộ quy tắc chuẩn đầu tiên được câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đề đạt.

16 năm sau, một tổ chức cấp quốc gia của Anh ra đời. Rồi năm 1899, họ tổ chức giải đấu tại Anh lần đầu tiên. 

Trong thế kỷ 20, môn cầu lông ngày càng được ưa chuộng và nhanh chóng đạt mức quốc tế với sự thành lập của Liên đoàn Cầu lông Quốc tế IBF (tiền thân của BWF hiện nay) năm 1934.

Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.

Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.

Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này đạt vị trí là môn thi đấu tại Olympic.

Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên ấy, Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic.

Ở Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ.

Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất giải đôi nữ.

Bốn năm trước, Indonesia một lần nữa giành giải đôi nam, nhưng Trung Quốc vẫn giành nhiều huy chương vàng nhất.

Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000.

Và hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode. 

Mặc dù người Anh đã sáng tạo môn cầu lông hiện đại từ những năm 1860, nhưng trước đó, cầu lông được xem là một trong những môn thể thao cổ xưa nhất thế giới. 

Theo nghiên cứu, môn này đã được chơi ở Ai Cập, Hy Lạp và Trung Quốc trước công nguyên như một trò chơi của trẻ em. Những đứa trẻ chia thành cặp đánh quả cầu qua lại cho nhau bằng vợt gỗ nhỏ. Thế rồi môn thể thao này du nhập vào Ấn Độ và ở đây nó có tên “Poona”. 

Giữa thế kỷ 18, quân nhân Anh đồn trú ở Ấn Độ tiếp thu trò “Poona” và mang về lại chính quốc. Năm 1873, lần đầu tiên cầu lông xuất hiện ở Anh tại một buổi tiệc do Công tước Beaufort tổ chức ở Badminton, Gloucestershire. Từ đó, môn này được gọi là “badminton”. Từ năm 1873 đến 1887, người Anh chơi cầu lông theo luật của Ấn Độ. Đến năm 1887, một nhóm người đã thành lập “CLB cầu lông Bath” và đặt ra luật chơi cho riêng mình. Luật này nhanh chóng được áp dụng rộng rãi. Đến năm 1895, người Anh lập ra Liên đoàn đầu tiên của nước Anh và cũng là của thế giới. Họ đã tiếp thu luật chơi của CLB Bath và phát triển thêm, tạo nên hệ thống luật thi đấu đang áp dụng toàn thế giới ngày nay. Giải đầu tiên ở Anh (và cũng là của thế giới) là giải toàn Anh (All England) tổ chức vào năm 1899. Năm 1992, cầu lông vào hệ thống Olympics với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. 

Nguồn gốc ra đời của môn cầu lông và o khoảng thế kỷ 14~15. Ở Nhật Bản lúc đầu vợt cầu lông làm bằng gỗ, mặt vợt đan bằng dây, quả cầu được làm bằng hạt anh đào rồi cắm lông vũ lên. Đó là những khởi đầu môn cầu lông ngày nay. Nhưng vì loại cầu này không chắc chắn và mau hỏng, tốc độ bay lại quá nhanh nên môn cầu lông này thịnh hành một thời gian rồi dần dần mai một.

Khoảng thế kỷ 18, ở Ấn Độ cũng xuất hiện môn chơi giống như môn cầu lông sớm xuất hiện ở Nhật Bản. Lúc đó người ta dùng loại giấy bồi cứng đường kính 6mm. Ở giữa khoét một cái lỗ, cắm lông vũ lên là thành quả cầu.

Môn cầu lông hiện đại xuất hiện vào thế kỷ 19. Khoảng năm 1870, ở Anh xuất hiện cầu lông làm bằng gỗ mềm và lông vũ, vợt cầu thì đan bằng dây. Năm 1873, một công tước Anh đã chơi trò này ở trong trang viên của mình. Lúc đó sân cầu có hình "hồ lô", ở giữa gần chỗ hẹp có treo lưới. Từ đó, môn cầu lông dần dần được gọi tên Anh là "Badminton". Cho đến năm 1901, sân cầu mới đổi thành hình chữ nhật. 

Năm 1893, 14 câu lạc bộ nước Anh nhất trí thành lập Hiệp hội Cầu lông Anh quốc (The Badminton Association of England), thống nhất lại một số quy định.

Năm 1899, Hiệp hội Cầu lông Anh quốc tổ chức thi đấu lần đầu tiên.

Năm 1934, Liên đoàn Cầu lông quốc tế (The International Badminton Federation – IBF) được thành lập. Trụ sở chính ở Luân Đôn. Từ đó các cuộc thi đấu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Cầu lông trở thành môn thể thao chuyên nghiệp từ những năm 1980, khi IBF tổ chức hệ thống thi đấu quốc tế Grand Prix. Tuy nhiên, cho đến năm 1992 thì môn cầu lông mới được chính thức đưa vào thi đấu ở các kỳ đại hội Olympic với các nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ. Và đến kỳ Olympic sau (1996) nội dung đôi nam nữ mới đựoc thi đấu

 

Sự phát triển môn cầu lông ở VN

Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường : thực dân hóa và việt kiều về nước .

Mãi đến năm 1960 mới xuất hiện 1 vài câu lạc bộ ở các TP lớn như HN ,Sài gòn . Đến năm 1961 Hà nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thànhviên lần đầu tiên tại vườn Bách thảo Hà nội song số người tham gia cònít ,trình độ chuyên môn còn ở mức thấp. Những năm sau đó do đất nước bịchiến tranh phong trào không được nhân lên mà còn tạm thời bị lắngxuống.

Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất ,phong trào tậpluyện cầu lông mới thực sự p/t cả chiều rộng lẫn chiều sâu .Từ năm 1977đến năm 1980 phong trào chủ yếu p/t ở các thành phố ,thị xã như Tp HCM, Hà Nội, Hải phòng, An giang, Cửu long, Bắc ninh, Bắc giang, Lai châu…

Để lãnh đạo phong trào đúng hướng ,Tổng cục TDTT ( nay là Ủy ban TDTT ) đã thành lập Bộ môn Cầu lông ,vào năm 1977

Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tạiHà nội đã đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông VN trên đà p/t theo hướngphong trào sâu rộng và nâng cao thành tích TT

Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông VN được thành lập

Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn cầu lông Châu á “ABF”

Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông TG “IBF” .

I: SÂN ĐẤU 

1.1. Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” (Trừ trường hợp trong Điều 1.5) và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm. 
1.2. Các đường biên đều phải dễ nhìn, tốt nhất là đường mầu trắng hoặc vàng. 
1.3.1. Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách khi thử (điều 4.4) có thể kẻ thêm 4 dấu 40mm x 40mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách đường biên ngang cuối sân 530mm và 990mm. 
1.3.2. Khi kẻ các dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thước đã nêu, nghĩa là dấu phải cách với cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530mm đến 570mm và từ 950mm đến 990mm.
1.4. Mọi vạch kẻ đều là phần của diện tích được xác định.
1.5. Nếu mặt bằng không cho phép kẻ được sân đánh đơn và đôi thì kẻ sân đánh đơn như trong sơ đồ “B”. Đường biên ngang cuối sân cũng đồng thời là đường biên giao cầu xa, các cột trụ hoặc bằng vải hay các vật liệu khác thay cho cột (Điều 2.2) đều phải đặt trên đường biên dọc. 

II: CỘT CĂNG L UỚI 
2.1. Cột căng lưới phải cao 1m55 kể từ mặt sân, các cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A. 2.2. Trường hợp không thể làm được cột trên các đường biên dọc, có thể dùng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới. Sân đánh đơn – đôi
2.3. Trên sân đánh đôi, các cột hay các vật thay thế phải được đặt trên các đường biên dọc của sân đánh đôi, dù thực tế là thi đấu đơn hoặc đôi. 

III: L UỚI
3.1. Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15mm và không quá 20mm. 
3.2. Lưới phải có chiều ngang 760mm.
3.3. Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.
3.4. Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột. 
3.5. Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m524 ở vị trí giữa sân và 1m55 tại đường biên dọc sân đôi. 
3.6. Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột. 

IV: CẦU
Các nguyên tắc: Cầu có thể làm bằng vật liệu tự nhiên hay bằng vật liệu tổng hợp. Dù làm bằng vật liệu nào cầu cũng phải có các đặc tính bay như cầu làm bằng lông vũ tự nhiên với một đế lop bọc một lớp da mỏng. Liên quan đến các nguyên tắc trên đây là: 
4.1. Mô tả đại cươn 
4.1.1. Cầu phải có 16 lông vũ gắn liền vào đế.
4.1.2. Lông vũ có thể có chiều dài từ 64mm đến 70mm nhưng ở mỗi quả cầu tất cả các lông đều phải dài bằng nhau nếu đo từ đầu lông đến đỉnh của đế cầu.
4.1.3. Phần đầu của các lông vũ này phải làm thành 1 vòng tròn có đường kính từ 59mm đến 68mm. 
4.1.4. Các lông vũ phải được gắn chặt với nhau bằng chỉ và các vật liệu thích hợp. 
4.1.5. Đế cầu phải: - Có đường kính từ 25mm đến 28mm. - Đáy phải tròn.4.2. Trọng lượng: Cầu phải có trọng lượng từ 4,74 đến 5,50gram.
4.3. Cầu không có lông vũ:
4.3.1. (Phần áo cầu) hay phần vật liệu tổng hợp thay cho lông vũ. 
4.3.2. Đế cầu đã nói ở 
4.4. Thử cầu:
4.4.1. Để thử cầu, phải đứng từ biên ngang cuối sân, đánh cầu vồng và thật mạnh vào cầu, cầu phải bay đi theo hướng đi lên, và song song với các đường biên dọc. 
4.4.2. Cầu đúng quy cách phải rơi không dưới 530mm và không quá 990mm tính từ biên ngang cuối sân phía bên kia. 
4.5. Sửa đổi: Không được có sửa đổi nữa về đại cương, tầm rơi và độ bay của cầu, chỉ có thể sửa đổi những quy định trên với sự đồng ý của các tổ chức Hội cầu lông có liên quan. 
4.5.1. Ở những nơi có các điều kiện khí quyển, vì lý do độ cao hay thời tiết không phù hợp với quả cầu chuẩn. 
4.5.2. Trong những hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi những điều kiện khác vì quyền lợi của trận đấu.

V: VỢT
5.1. Mặt đánh của vợt phải bằng phẳng và cấu tạo bởi dây đan căng trên khung. Dây đan phải đồng đều và đặc biệt ở giữa vợt không được thưa hơn ở các chỗ khác. 
5.2. Khung vợt, kể cả cán không được vượt quá 680mm chiều dài và 230mm chiều rộng. 
5.3. Chiều dài của phần đầu vợt không được vượt quá 290mm. 
5.4. Diện tích căng dây không được quá 280mm chiều dài và 220 chiều rộng. 
5.5. Vợt:
5.5.1. Trên vợt không được có các vật gắn thêm và những chỗ lồi lên, ngoài những chi tiết chỉ dùng đặc biệt vào mục đích hạn chế và chống tác dụng mòn rách, hoặc rung hay bị phân bổ trọng lượng hay để làm vững cán bằng dây buộc vào tay cầu thủ vừa phải về kích thước và lắp đặt chỉ với các mục đích đã nêu trên. 
5.5.2. Không được có bất kỳ một thiết bị nào giúp cho đấu thủ có thể thay đổi hình dạng của vợt

Câu lạc bộ cầu lông ở Hà Nội The Park

Câu lạc bộ cầu lông ở Hà Nội The Park

CLB cầu lông Hà Nội này có sân chơi riêng đạt tiêu chuẩn với cơ sở vật chất hoàn hảo. Song, bạn cần biết thông tin quan trọng để tham gia đạt hiệu quả. Mỗi tuần CLB hoạt động thứ 2,4,6 và chủ nhật. Thời gian bắt đầu từ 17h đến khi chán mệt thì nghỉ. Địa chỉ ở sân trường tiểu học An Hưng, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

Địa chỉ: Sân trường tiểu học An Hưng, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Số điện thoại: 0946.5522.36
Câu lạc bộ cầu lông ở quận Thanh Xuân

Câu lạc bộ cầu lông ở quận Thanh Xuân

Câu lạc bộ là nơi hội tụ và giao lựa những người yêu thích môn thể thao này. Nếu bạn muốn tham gia câu lạc bộ cầu lông Hà Nội

Địa chỉ: Sân cầu lông Pháo Đài Láng, Nhà thi đấu cầu lông Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải, 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Ngân Hàng - Ambition

Sân cầu lông Ngân Hàng - Ambition

Lịch sinh hoạt: 19 - 21h các ngày thứ 6, Chủ nhật hàng tuần.

Địa chỉ: Số 12, Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: 0987987737.
Sân cầu lông Đại học Công Đoàn

Sân cầu lông Đại học Công Đoàn

Lịch sinh hoạt: 19 - 22h các ngày thứ 3, 5, Chủ nhật hàng tuần.

Địa chỉ: Sân số 3, Nhà thể dục Trường Đại học Công Đoàn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: 02435332672
Sân cầu lông khu đô thị Sala

Sân cầu lông khu đô thị Sala

Lịch sinh hoạt: 18-20h30 các ngày thứ 2, 3, 5, Chủ nhật hàng tuần.

Địa chỉ: Đường Sala, quận Hà Đông, Hà Nội (Đối diện Viện Bỏng Quốc Gia).
Số điện thoại:
Sân cầu lông Nguyễn Huệ

Sân cầu lông Nguyễn Huệ

Lịch sinh hoạt: 5 - 23h các ngày trong tuần

Địa chỉ: Nhà thể chất Trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Pháo đài Láng

Sân cầu lông Pháo đài Láng

Lịch sinh hoạt: 18h30 - 20h30 các ngày thứ 3, 5 hàng tuần.

Địa chỉ: Nhà thi đấu cầu lông Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải, 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân Cầu Lông 266 phố Vũ Hữu

Sân Cầu Lông 266 phố Vũ Hữu

Lịch sinh hoạt: 5 - 23h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: 266 Vũ Hữu, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông THPT Lý Thái Tổ

Sân cầu lông THPT Lý Thái Tổ

Lịch sinh hoạt: 5 - 23h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Hoàng ngân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Trung tâm TDTT quận Thanh Xuân

Sân cầu lông Trung tâm TDTT quận Thanh Xuân

Địa chỉ: Ngã 4 Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0979267321.
Sân cầu lông Trường Hà Nội Amsterdam

Sân cầu lông Trường Hà Nội Amsterdam

Địa chỉ: Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0975608755.
Sân cầu lông Trường Đại học Xây Dựng

Sân cầu lông Trường Đại học Xây Dựng

Lịch sinh hoạt: 5-23h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Ký túc xá Đại học Xây Dựng, phố Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
Số điện thoại:
Câu lạc bộ Cầu lông Hồng Hà

Câu lạc bộ Cầu lông Hồng Hà

Lịch sinh hoạt: 17 - 22h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: 988, đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông nhà thi đấu Cầu Giấy

Sân cầu lông nhà thi đấu Cầu Giấy

Lịch sinh hoạt: 17 - 22h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Số 35, Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 01654198888
Sân cầu lông trường THCS Nghĩa Tân

Sân cầu lông trường THCS Nghĩa Tân

Lịch sinh hoạt: 17 - 22h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Trường THCS Nghĩa Tân, phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Trường Đảng

Sân cầu lông Trường Đảng

Lịch sinh hoạt: 5 - 23h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Đường Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0988766825.
Sân cầu lông Nghĩa Tân

Sân cầu lông Nghĩa Tân

Lịch sinh hoạt: 19 - 21h các ngày thứ 3, 5 hàng tuần.

Địa chỉ: Sân 3 (Sân trong) Bệnh viện Phụ Sản, 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Ngoại Thương

Sân cầu lông Ngoại Thương

Lịch sinh hoạt: 19 - 21h các ngày thứ 2, 4 hàng tuần.

Địa chỉ: Sân ngoài Bệnh viện Phụ Sản, 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Trường Hải Auto

Sân cầu lông Trường Hải Auto

Lịch sinh hoạt: 18 - 20h30 các ngày thứ 2, 3, 5, Chủ nhật hàng tuần.

Địa chỉ: Số 2 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân Cầu Lông Việt Hưng

Sân Cầu Lông Việt Hưng

Lịch sinh hoạt: 5 - 23h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: rường tiểu học Việt Hưng, phố Hoa Lâm, đường Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội.
Số điện thoại: 0966636337 hoặc 0919699690
Sân Cầu lông THCS Nhân Chính

Sân Cầu lông THCS Nhân Chính

Địa chỉ: Số 17 ngõ 134 phố Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: 0983556545
Sân Cầu lông Quang Trung

Sân Cầu lông Quang Trung

Địa chỉ: 178 Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 0912222168
Sân Cầu lông trường THPT Phạm Hồng Thái

Sân Cầu lông trường THPT Phạm Hồng Thái

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Ngọc, Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại: 0912 856 343
Sân Cầu lông Đại học Thủy Lợi

Sân Cầu lông Đại học Thủy Lợi

Địa chỉ: 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại: 0986 446 276
Sân trung tâm quản lý bay 200 Nguyễn Sơn – Long Biên

Sân trung tâm quản lý bay 200 Nguyễn Sơn – Long Biên

Địa chỉ: 200 Nguyễn Sơn - Bồ Đề - Long Biên - Hà Nộ
Số điện thoại: 0979438834
Sân cầu lông Ambition

Sân cầu lông Ambition

Quy mô sân: 3 sân cầu lông tiêu chuẩn, mặt sân là thảm PVC chuyên dùng cho sân cầu lông

Địa chỉ: số 01 đường Nguyễn Văn Ngọc, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại: 0912 856 343
Sân cầu lông Ban cơ yếu chính phủ

Sân cầu lông Ban cơ yếu chính phủ

Thời gian mở cửa: từ 17h30 - 22h30 hằng ngày. Sau giờ hành chính.

Địa chỉ: 107 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Fleet

Sân cầu lông Fleet

Thời gian mở cửa: từ 8h - 23h hằng ngày, tất cả các ngày trong tuần

Địa chỉ: Ngõ 141 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Gia đình 1980

Sân cầu lông Gia đình 1980

Lịch sinh hoạt: (15h-17h) thứ 7 và (7h-9h) CN hàng tuần

Địa chỉ: Sân 3 nhà thể dục trường Học viện Ngân hàng, Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội
Số điện thoại:
Câu lạc bộ Cầu lông AIO

Câu lạc bộ Cầu lông AIO

CLB cầu lông AIO thành lập ngày 25/04/2013

Địa chỉ: 178 Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 0968186668 hoặc 091.999.6895
Sân cầu lông Trung Kính

Sân cầu lông Trung Kính

Lịch sinh hoạt: (19h-21h) thứ 2, thứ 6 hàng tuần

Địa chỉ: Sân 1 tầng 2 phòng thể thao trường THCS Trung Hoà, số 2 ngõ 22 đường Trung Kính (Cắt đường Trần Duy Hưng), Hà Nội.
Số điện thoại:
Sân cầu lông Victor

Sân cầu lông Victor

Lịch sinh hoạt: (19h-21h) thứ 2, 5 hàng tuần

Địa chỉ: Sân số 1 – Nhà thể dục trường Đại học Công Đoàn, 169 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Đường Sông

Sân cầu lông Đường Sông

Lịch sinh hoạt: (19h-22h) thứ 4, 6, CN hàng tuần

Địa chỉ: Sân Công ty vận tải đường thủy, đê Nguyễn Khoái (khu Đầm Trấu), Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Đường Sông 2

Sân cầu lông Đường Sông 2

Lịch sinh hoạt: (18h30-21h) thứ 5, 6, CN hàng tuần

Địa chỉ: Sân Công ty đường sông 1 – phố Lãng yên, Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông Hà Đông

Sân cầu lông Hà Đông

Lịch sinh hoạt: (18h – 20h30) thứ 2, 3, 5, CN hàng tuần.

Địa chỉ: Khu đô thị SALA, đường SALA, thành phố Hà Đông, Hà Nội (Đối diện Viện Bỏng Quốc Gia).
Số điện thoại:
Sân cầu lông trường Tiểu học An Hòa

Sân cầu lông trường Tiểu học An Hòa

Số lượng sân: 02 sân thảm

Địa chỉ: Số 32 – Ngõ 381 Nguyễn Khang – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Số điện thoại:
Sân cầu lông trường THCS Trung Hòa

Sân cầu lông trường THCS Trung Hòa

Số lượng sân thảm: 03 sân, 2 dọc, 1 ngang

Địa chỉ: Số 2 Ngõ 22 Trung Kính – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Số điện thoại:
Nhà Thi Đấu Đền Lừ (Trường năng khiếu thể dục thể thao Đền Lừ)

Nhà Thi Đấu Đền Lừ (Trường năng khiếu thể dục thể thao Đền Lừ)

Số lượng sân: 9 sân thảm

Địa chỉ: Nhà thi đấu Đền Lừ – Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai – Hà Nội
Số điện thoại: 0977966692 hoặc 0342027777

Bóng đá

Tennis

Golf

Đua xe