Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể dục chữa bệnh

Người bị bệnh tim mạch nên tập thể dục gì ?

30 Tháng Sáu 2014

Tập thể dục, thể thao ai cũng biết là rất tốt cho những người bình thường không có bệnh, nó làm cho người ta ăn khỏe, ngủ ngon, thở được nhiều oxy và tinh thần luôn sảng khoái. Hoạt động thể lực là nhân tố quan trọng để sống lâu. Nhưng đối với người bị bệnh tim mạch thì sao?

Những người bị bệnh tim thực thể như bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim... thì thể dục, thể thao là một điều hạn chế nếu không nói là cấm chơi hoàn toàn. Còn những bệnh lý tim mạch có tính cách cơ năng như rối loạn thần kinh tim, hồi hộp, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, ngoại tâm thu... và bệnh tăng huyết áp thì nên tập nhưng tập những môn gì ?

Khoa học đã chứng minh rằng người bị bệnh tim mạch cơ năng và tăng huyết áp không những không phải kiêng thể dục, thể thao mà còn cần phải tập đều đặn hơn, tác dụng của nó vào cơ tim như sau :

- Làm tăng sức chịu đựng thiếu oxygen, tức giảm mức nhu cầu đòi hỏi về oxy của cơ tim.

- Khai thông những mạch bàng hệ đã có, nhưng kém hiệu năng hoạt động trong cơ tim.

- Thúc đẩy sự tân sinh những mạch bàng hệ mới, đi vòng vượt đoạn mạch vành bị tắc.

Những hoạt động thể lực làm cho tác động mạch mềm mại, đàn hồi, dẻo dai hơn; làm cho các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp có lợi. Nên chú ý những điểm sau đây:

- Tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch. Nghĩa là khi thấy mệt, khó thở, hoặc đau ngực thì nên ngừng, không được thi đấu.

- Nhưng cũng không nên tập quá ít, quá nhẹ. Một cách rất tốt để xem tập đã “đủ liều” chưa là đem đồng hồ để đếm mạch cổ tay. Với người 40 tuổi, tập đến khi mạch lên tới 120 là vừa sức. Người 50 tuổi tập đến 110. Người 60 tuổi đến 100 và 70 đến 90 lần trong một phút. Đối với người trên 60 tuổi có thể đếm mạch trước khi tập là được, không sợ bị quá sức. Tập dưới mức đó thì ích lợi không nhiều. Không nên tập quá mức, vì có thể có hại, nhất là khi có thêm các bệnh khác. Phải tập đều đặn. Nếu ngày nào cũng tập thì tốt nhất, nếu không cũng phải tập ít nhất mỗi tuần 3 lần, mỗi lần khoảng 30 - 40 phút.

Bây giờ, ta thử điểm qua từng môn thể thao một để xem môn nào người có bệnh tim mạch và tăng huyết áp nên theo và môn nào nên kiêng.

Đi bộ: muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho tim mạch nhanh lên. Sau đó thong thả đi chậm. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày đi rảo bước độ 30 - 60 phút là đủ.

Chạy: là cách tập luyện rất tốt cho người tăng huyết áp cũng như cho mọi người. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần lên vừa phải chớ không chạy như marathon và khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.

Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét cũng được, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên đến vài kilomet. Không được chạy đua. Nếu điều kiện mỗi tuần chỉ chạy 3 - 4 lần cũng không sao, miễn là tổng số kilomet chẳng hạn trong tuần được nâng dần lên.

Bơi: là một môn thể thao rất thích hợp với điều kiện là bơi thư thả nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì có nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch và huyết áp.

Bóng bàn, cầu lông: là những môn thể thao nhẹ rất an toàn. Chơi tùy sức, đừng cố gắng.

Quần vợt (tennis), bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật: rất nặng, nên tránh vì càng tập nặng nhịp tim tăng cao và co mạch gây tăng huyết áp thêm, vô cùng nguy hiểm, dễ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Khí công Trung Quốc, yoga Ấn Độ: gần đây, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã nhận thấy những ưu điểm đặc sắc của các phương pháp luyện tập Á Đông như khí công, yoga, đến hệ hô hấp và tim mạch, nên có tác dụng rất tốt đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt đối với bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh tim mạch nói chung, các phương pháp này còn có nhiều ảnh hưởng tốt đến tâm lý, gây lạc quan và tự tin cho người tập.

Print

Số lượt xem (1273)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.