Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể dục chữa bệnh

Người suy tim có nên tập thể dục?

30 Tháng Sáu 2014

Thông thường bác sĩ đánh giá mức độ suy tim theo bốn mức, từ suy tim độ I đến độ IV.

 

 Người suy tim có nên tập thể dục?

 
Với mức suy tim độ I-II, người bệnh vẫn có thể hoạt động thể lực ở mức trung bình; với mức suy tim độ III, người bệnh chỉ làm được những công việc nhẹ; với mức suy tim độ IV, người bệnh thấy mệt ngay cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy bác sĩ thường khuyên bệnh nhân suy tim tập thể dục ở mức vừa phải với những trường hợp suy tim độ I-II, vận động nhẹ với những trường hợp suy tim độ III. Việc thường xuyên tập thể dục ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống.

Trước khi tiến hành kế hoạch tập thể dục, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng và mức độ tập luyện. Thông thường có thể tập 30 phút/ngày với các hoạt động ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ, làm công việc nhà...

Một số lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục:

- Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là khoảng 1 giờ sau khi ăn hoặc uống thuốc.

- Cần khởi động trước khi tập và thư giãn, nghỉ ngơi sau khi tập. Không tắm hơi hay tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sau khi tập.

- Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức.

- Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng vật nặng trên 10kg...; tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục như hít đất...

- Khi mới tập cần tập nhẹ, sau này sẽ tăng dần cường độ. Nếu ngưng tập một vài ngày (do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu...), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.

- Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.

- Uống đủ nước. Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng.

- Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc vào hôm sau cần giảm bớt cường độ tập luyện.

- Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần để bác sĩ kiểm tra.


BS NGÔ BẢO KHOA - TTO 

Print

Số lượt xem (2740)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.