Cuộc nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát thực hiện với 1.504 phụ nữ bị ung thư vú và 1.555 phụ nữ không bị ung thư vú, phát hiện ra rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc sau thời kỳ mãn kinh thường xuyên tập thể dục có thể cắt giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư vú.
Cụ thể, những phụ nữ thực hiện các bài tập thể dục từ 10 đến 19 giờ mỗi tuần có thể giảm đến 30% nguy cơ ung thư vú.
Tác giả của nghiên cứu đặc biệt khuyến khích phụ nữ sau mãn kinh nên thiết lập một chế độ tập luyện thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo tạp chí New England Journal of Medicine, năm 2010 bệnh ung thư đã giết chết 1.859 người Mỹ, và tập thể dục cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý là vũ khí lợi hại giúp chống trả căn bệnh này.
Nhằm củng cố thêm ý kiến trên, năm 2011, các nhà khoa học tại Đại học Missouri (Mỹ) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và phát hiện rằng bệnh nhân ung thư vú không cần phải hạn chế các hoạt động thể chất như các chuyên gia sức khỏe đã từng khuyến cáo trước đây.
Trong thực tế, hoạt động thể chất dưới sự giám sát thích hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự tái phát của ung thư vú và các loại ung thư khác.
Việc kéo một người hoàn toàn khỏe mạnh dành ít nhất 30 phút đến phòng tập thể dục thật không dễ dàng, thì việc yêu cầu những bệnh nhân bị ung thư thiết lập kế hoạch tập luyện xem ra là một thách thức; tuy nhiên theo bà Hamel, quản lý trang HealthCentral, một người sống sót sau căn bệnh ung thư vú, hãy để việc tập luyện cám dỗ bản thân, đặc biệt là khi tâm trí luôn nghĩ đến cách chiến đấu với bệnh tật và ý thức sống còn luôn vươn lên mạnh mẽ.
Nhiều bệnh viện và phòng tập thể dục có các nhân viên sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài vận động như một phương thuốc điều trị ung thư. Điều quan trọng là phải cảm nhận được sức chịu đựng của cơ thể ra sao để từ đó có cách điều chỉnh thích hợp.
Dù bạn làm gì, điều cốt lõi không nên nản chí và từ bỏ, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, bà Hamel nói.
Ngọc Khuê