Gần một phẩn tư các vụ té ngã đòi hỏi phải được cấp cứu tức thời. Ngoài ra các hậu quả tâm lý và xã hội cũng quan trọng. Sau khi bị té ngã người già sẽ mất tự tin ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và tự thu mình lại.
Vì vậy cách đây không lâu trường dạy khiêu vũ Jacques-Dalcroze tại Geneve ( Thụy sĩ ) đã mở những lớp luyện nhạc điệu cho các cao niên đề giảm rủi ro té ngã nơi người già
Các giới khoa học và tâm lý-xã hội ngày càng chú ý đến việc đem nhạc điệu vào việc phục vụ người già. Một nghiên cứu phối hợp giữa các Bênh viện Đai học Genève, viện Jacques-Dalcroze và Thành phố Genève đã chứng tỏ là nhạc điệu có thể giúp người già phục hổi đươc sự an toàn trong khi đi đứng, phát triền tính hiếu khách và yêu đời , đồng thời giúp các người bị bệnh tâm thần giảm bớt thuốc uống trong một số trường hợp.
Nhịp bước không đều là một yếu tố rủi ro bị té ngã của người già, bước chân hụt một chút làm rủi ro này tăng gấp đôi.. Thật vây bắt đầu từ một sai biệt khoảng dưới 2 cm giữa bước chân trước và bước chân sau , sác xuất bị té ngã trong vòng sáu tháng tăng gấp đôi. Ngoài ra, sai biệt này tăng nhiều nếu tình trạng bước đi không đều trẩm trọng hơn vì lý do người già làm hai công việc môt lúc tỉ như vừa đi vừa đếm.
Nhạc điêu Jacques Dalcroze gồm những bài tập luyện di chuyển đa nhiệm thực hiên theo nhạc điệu đàn dương cầm. Phương pháp này đươc sử dụng trong việc dạy nhạc cho các trẻ em và người lớn trên khắp thế giới. Ý kiến dùng phương pháp này như là một hoat động thể dục đều đăn cho người già chỉ mới nẩy ra cách đây không lâu. Khi quan sát các bà lớn tuổi đã tập theo nhạc điệu Jacques-Dalcroze cả hơn 40 năm người ta đã thấy là các bà này có bước đi đểu đặn như các thiếu nữ tuổi đôi mưoi,
Tưởng nên biết là nhạc điệu Jacques-Dalcroze đòi hỏi đầgiao tiếpy đủ các hoạt đông cả về tri thức, vân động cũng như cảm xúc. Tập theo nhạc điệu này có thể cải thiên sự cân bằng, khả năng định hướng, giao tiếp, tâp trung, nhớ, ngủ và đạo đức cũng như làm giảm bớt tính cáu gắt.