Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể dục thẩm mỹ

9 tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày khiến bạn kinh ngạc!

31 Tháng Tám 2021

Nhảy dây là một bài tập vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần một dây nhảy là có thể tập mọi lúc, mọi nơi, ở trong sân, trong phòng làm việc, khi đi cắm trại cùng bạn bè hay lúc xem tivi.
Dù đơn giản, nhưng nhảy dây lại đem đến rất nhiều lợi ích nếu bạn chăm chỉ luyện tập hàng ngày. Vậy nhảy dây có tác dụng gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé.
Nhảy dây là bài tập cardio phổ biến. Để bắt đầu một bài tập nhảy dây, bạn cần có dây nhảy phù hợp. Thông thường các phòng gym sẽ có những sợi dây nhảy bằng nhựa. Loại dây nhảy này nhẹ và dễ dàng cho các bài tập nhảy nhanh. Bạn cũng có thể lựa chọn loại dây nặng hơn, miễn là thấy phù hợp.
Để đo chiều dài dây, bạn giẫm chân lên ngay giữa dây, hai tay cầm hai đầu dây kéo căng tới khoảng ngang vai là vừa tầm. Nếu dây dài hơn sẽ gây vướng khi bạn nhảy. Bạn có thể cắt bớt dây nếu cần, song hãy nhớ là nếu bạn đã cắt ngắn dây thì nó không thể dài trở lại khi bạn cần đâu. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi cắt.
Sau khi có sợi dây phù hợp, bạn cần có một mặt phẳng an toàn để có thể thực hiện bài tập. Bạn có thể nhảy trên tấm thảm yoga hoặc là sàn xi-măng. Tuy nhiên, hãy lưu ý nếu bạn muốn nhảy dây trên một bãi cỏ hoặc nơi nhiều đất cát. Hãy chắc chắn chung quanh đó không có những viên đá hoặc vật nhỏ có thể gây hại cho bạn khi dây quật trúng khiến chúng văng lung tung.
Khi nhảy dây, bạn nên mang giày thể thao để tránh những tác động không tốt tới chân và bàn chân nhé.
Vậy nhảy dây có tác dụng gì? Dưới đây là những tác dụng của việc nhảy dây mang tới cho bạn.
9 tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày
1. Tăng cường khả năng phối hợp của cơ thể
Để thực hiện được bài tập nhảy dây đòi hỏi các bộ phận trong cơ thể của bạn phải phối hợp với nhau nhịp nhàng và giữ cho cơ thể cân bằng. Việc thực hiện bài tập này thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn phối hợp hoàn hảo cũng như có sự thăng bằng trong các hoạt động thường ngày.
Nghiên cứu cho thấy những cầu thủ bóng đá trẻ thường xuyên nhảy dây trong các bài huấn luyện sẽ có sự phối hợp và cân bằng tốt hơn khi ở trên sân.
Việc nhảy dây giúp cơ thể bạn phối hợp tốt hơn vì toàn bộ cơ thể sẽ phải chú ý đến đôi chân bạn. Não bộ sẽ chú ý tới hoạt động của đôi chân và điều khiển các cơ quan khác phải phối hợp hoàn hảo để bạn không vướng phải dây. Ban đầu mọi việc có thể khó khăn và bạn sẽ vấp dây nhiều lần. Nhưng càng nhảy bạn sẽ càng thấy mình nhẹ hơn và không còn bị vướng dây nữa.
2. Tác dụng của nhảy dây giúp giảm thiểu chấn thương chân
Nhảy dây là bài tập bổ trợ cần thiết khi chúng ta chơi những môn thể thao khác. Nhảy dây không chỉ cải thiện sự phối hợp của chân với cơ thể mà còn nâng cao sức mạnh của các cơ xung quanh khớp mắt cá chân và bàn chân của bạn nữa.
Nhờ đó, tập luyện nhảy dây thường xuyên có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ chấn thương chân và cổ chân khi tham gia các môn thể thao khác như bóng đá, điền kinh, tennis và bóng rổ. Vận động viên chơi các môn này thường xuyên phải chạy nhanh và dừng lại đột ngột. Nếu các cơ cổ chân, cơ khoeo không được luyện tập thường xuyên có thể dẫn tới chấn thương chân nặng.
3. Nhảy dây có tác dụng gì? Đốt năng lượng và giảm cân
Đối với một người có thể trạng trung bình thì một phút nhảy dây có thể đốt tới 10 calorie. Nếu phải so sánh giữa việc nhảy dây 30 phút và chạy bộ nhẹ trong cùng thời gian thì chắc chắn nhảy dây sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn.
Theo tờ Science Daily, “Bài tập nhảy dây có thể đốt cháy năng lượng trực tiếp lên tới 1.300 calorie cho một giờ vận động mạnh, với trung bình 0,1 calorie được tiêu thụ cho mỗi lần nhảy. Nhảy dây 10 phút có thể tương đương với chạy một dặm trong vòng 8 phút”.
Các bài tập cường độ cao như nhảy dây cũng đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng và giúp củng cố cơ bụng cũng như cơ lõi của cơ thể. Khi nhảy dây, chúng ta thường siết chặt cơ bụng, nhờ đó mà bài tập này vô cùng hiệu quả cho những ai muốn một cơ bụng hoàn hảo. Đơn giản là bạn chỉ cần nhớ hãy siết cơ bụng trong quá trình nhảy dây nhé.
4. Tăng cường mật độ xương
Tiến sĩ Daniel W. Barry – Phó giáo sư Y khoa của Đại học Colorado, Denver Mỹ và là nhà nghiên cứu về xương của người lớn tuổi và các vận động viên. Ông đã chỉ ra rằng bài tập tốt nhất và đơn giản nhất để tăng cường mật độ xương đó là nhảy lên và xuống. Ngoài ra, bài tập nhảy dây còn không làm ảnh hưởng tới các khớp xương của bạn như chạy bộ.
Theo tờ The New York Time, nghiên cứu tại Nhật cho thấy những con chuột được cho nhảy lên xuống 40 lần/tuần có sự tăng trưởng lớn trong mật độ xương của chúng sau 24 tuần. Để duy trì kết quả này, chúng chỉ cần tiếp tục nhảy từ 20-30 lần mỗi tuần tiếp sau đó.
Lưu ý: Nếu bạn đã từng bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập nhảy dây.
5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất bổ sung tốt cho <a target=Theo Cao đẳng Y khoa Thể thao của Mỹ, việc nhảy dây có tác dụng lớn tới phổi và tim mạch. Để cải thiện sức khỏe của phổi và tim mạch, chúng ta được khuyến cáo cần nhảy dây 3-5 lần một tuần, mỗi lần từ 12-20 phút.
Khi bạn nhảy dây, nhịp tim của bạn sẽ được đẩy lên cường độ đập cao hơn bình thường. Các bài tập cường độ cao được chứng minh là giúp tim khỏe hơn và giảm các nguy cơ bị đột quỵ cũng như mắc các bệnh về tim mạch khác.
6. Tăng cường khả năng thở hiệu quả
Bên cạnh việc cải thiện sức khỏe tim mạch và sức chịu đựng của cơ thể, nhảy dây còn giúp bạn thở một cách hiệu quả. Bạn sẽ thấy rõ ràng việc duy trì hơi thở của mình sẽ tốt hơn sau khi tập nhảy dây lâu dài. Bạn sẽ không còn hụt hơi khi phải chạy lên xuống cầu thang hay bơi vài vòng quanh hồ nữa.
7. Tác dụng của nhảy dây giúp bạn thông minh hơn
thông minh 
Dù bạn tin hay không thì thật sự nhảy dây có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn đấy. Việc nhảy dây giúp hoàn thiện sự phát triển của bán cầu não trái và phải. Do đó, nó giúp chúng ta tăng nhận thức, cải thiện khả năng đọc, tăng cường trí nhớ và các giác quan.
Khi chúng ta nhảy lên và xuống, cơ thể và trí óc cần có những điều chỉnh đối với các cơ bắp thần kinh để theo kịp các sự không cân bằng của cơ thể diễn ra do việc nhảy dây không ngừng. Từ đó, nhảy dây sẽ giúp chúng ta tăng cường phản xạ, sự phối hợp của cơ thể, mật độ xương cũng như sức chịu đựng của cơ bắp.
8. Cải thiện khả năng giữ bình tĩnh
Khi bạn vừa vận động cơ thể vừa sử dụng trí óc liên tục sẽ giúp cho cơ thể và tâm trí của bạn bình tĩnh dễ hơn. Do đó, khi đương đầu với các sự việc trong cuộc sống, bạn có thể trầm tĩnh xử lý vụ việc hơn so với những người không thực hiện bài tập nhảy dây.
9. Tác dụng của nhảy dây hàng ngày giúp bạn vui vẻ hơn
tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày 
Bạn có thể dễ dàng mang sợi dây nhảy đi bất kỳ nơi đâu, dù là đi học, đi cắm trại hay đi làm. Bạn có thể nhảy dây khởi động trước một trận bóng hoặc giãn cơ sau khi vận động mạnh.
Ngoài việc nhảy dây truyền thống đơn điệu thì bạn có thể học các bước nhảy khác nhau như nhảy đôi, nhảy chéo, nhảy nhanh, nhảy chậm… để có thêm niềm vui. Nếu đã chán việc nhảy dây một mình, bạn cũng có thể tổ chức những cuộc cạnh tranh nho nhỏ với người thân và bạn bè về khả năng nhảy dây của mình. Những buổi tập luyện vui vẻ sẽ là động lực giúp bạn chăm tập hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Nhảy dây là một bài tập vô cùng dễ dàng và tiết kiệm nhưng lại mang đến rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bài tập này có thể thực hiện bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, chỉ cần chúng ta có một sợi dây nhảy là được. Còn chờ gì mà không tận dụng tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày và tập ngay, bạn nhỉ?

Print

Số lượt xem (874)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.