Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Bù nước ở vận động viên bóng đá

27 Tháng Năm 2014

Hoạt động thể lực bao gồm nhiều yếu tố như hệ vận động cơ học, hệ chuyển hóa năng lượng, hệ nội tiết, hệ thần kinh, hệ tim mạch, hô hấp... nhưng không thể không quan tâm đến hệ thăng bằng kiềm toan mà quá trình bồi phụ nước, điện giải có vai trò chủ chốt.

Như chúng ta đã biết, tỷ lệ nước trong cơ thể rất lớn, trẻ sơ sinh nước chiếm 95% trọng lượng cơ thể, người trưởng thành nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể.

Nước tham gia vào quá trình điều nhiệt cơ thể, nước có vai trò là môi trường cho các hệ thống hoạt động, nước tham gia vào hầu hết các quá trình sống của cơ thể như vận chuyển dinh dưỡng, đào thải các độc chất và sản phẩm cặn bã, tham gia vào các phản ứng thủy phân, phản ứng enzyme, tham gia vào các phản ứng sinh năng lượng, thăng bằng toan kiềm, duy trì nồng độ PH máu và nhiều vai trò khác nữa.

Trong hoạt động thể lực dưới thời tiết nắng nóng, sau 90 phút thi đấu, vận động viên có thể mất tới 3 lít nước.
Nếu mất 1% nước khả năng vận động còn 90%, mất 2% nước khả năng vận động còn 80%, mất 10% nước cơ thể không còn khả năng vận động và trụy tim mạch.

Cơ sở khoa học của việc bù nước

Các hệ thống chuyển hóa năng lượng: gồm hệ phosphagen, hệ glycogen, hệ chuyển hóa năng lượng ưa khí lipid. Nếu thiếu nước thì PH giảm làm trương ty lạp thể, làm chậm các quá trình sinh năng lượng nêu trên gây ra chuột rút và giảm năng lực vận động, thậm chí dẫn đến say nắng, say nóng và trụy tim mạch.

Sự đào thải độc chất và thăng bằng toan kiềm: trong quá trình vận động nặng cơ thể sản sinh nhiều NH¬¬3, acid lactic, toan hóa máu, các gốc tự do có hại... vì vậy, việc bù nước và điện giải để tạo điều kiện cho các quá trình thải độc cũng như lấy lại PH máu ổn định là không thể chậm trễ.

Nhiệt lượng lớn trong hoạt động cơ: trong hoạt động cơ thì năng lượng tạo nhiệt chiếm 75%, chỉ có 25% tạo năng lượng cơ học. Vì thế mà nhiệt lượng tỏa ra khi hoạt động cơ là rất lớn. Nhiệt độ cơ khi tập nặng trong điều kiện thời tiết nóng có thể lên tới 410C, vì vậy vai trò điều tiết thân nhiệt của nước là có vai trò chủ đạo thông qua việc bốc hơi nước lấy nhiệt làm mát cơ thể.

Ngoài ra nước và điện giải còn tham gia vào cơ chế dẫn truyền thần kinh cơ, cơ chế đông máu, các phản ứng enzyme, duy trì áp lực thẩm thấu tế bào...

Phương pháp bù nước và điện giải ở vận động viên trưởng thành.
Nhu cầu về nước của vận động viên: vận động viên vận động nặng trong điều kiện thời tiết nóng cần 5 lít nước/ ngày.

Cách bù nước như sau:

- Bù nước trước khi mất: uống 500ml trong vòng 1 giờ trước khi khởi động với từng ngụm nhỏ.
- Trong tập luyện hoặc thi đấu: nên uống 150 - 200ml mỗi 15 phút, với từng ngụm nhỏ.
- Sau khi tập luyện hoặc thi đấu uống liền 500 - 700ml.

Đặc điểm của nước uống:

- Nhiệt độ nước thích hợp là nước mát khoảng 170C, lạnh quá vận động viên uống dễ bị viêm họng và khó hấp thụ nước.
- Nồng độ đường trong nước khoảng 2,5 - 5%
- Chất điện giải trong 1 ngày ở vận động viên trưởng thành là Natri: 6g, Kali: 4g, Phospho: 1,2g, Clo: 4g, Canxi: 0,8g, Magiê: 0,3g ...

Dấu hiệu bù đủ nước: sau khi tập luyện, thi đấu đi tiểu nước tiểu trong. Cân vận động viên, cứ giảm trọng lượng 1kg thì phải bù 1 lít nước.

Loại nước uống: có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc một số nước uống thể thao trên thị trường có thể sử dụng tốt trong quá trình bù nước và điện giải cho vận động viên (lưu ý : chỉ sử dụng những loại nước có nồng độ đường 2,5 - 5% và không được có ga và không có cồn).

(Bs Đồng Xuân Lâm
Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Asenal - JMG
Theo SGGP Thứ 7)

Print

Số lượt xem (1592)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.