Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Dinh dưỡng cho vận động viên bị tiểu đường

27 Tháng Năm 2014

Các vận động viên bệnh tiểu đường vẫn có thể lập thành tích với chế độ dinh dưỡng đặc biệt của mình mà không ảnh hưởng nhiều đến bệnh.

Biến chứng duy nhất và chủ yếu của bệnh tiểu đường đối với những vận động viên là tình trạng hạ đường huyết. Khi vận động viên thể thao có bệnh tiểu đường phải ăn uống một cách thất thường hay bỏ bữa ăn, tiếp theo đó phải tập luyện với cường độ cao, nguy cơ hạ đường huyết sẽ gia tăng. Những tình trạng như vậy có thể sẽ xảy ra trong những cuộc thi đấu kéo dài cả ngày hoặc những chuyến đi xa dài ngày.

Những biểu hiện báo động của vận động viên bị tiểu đường về triệu chứng của hạ đường huyết đang tiến triển là:

- Sự thay đổi đột ngột trong hành vi và thái độ, tính khí dễ cáu gắt, dễ bị kích động, dễ tức giận vô lý, hoặc sự thiếu chú ý.

- Sự run rẩy, lảo đảo hoặc đầu gối yếu.

- Da tái và đẫm mồ hôi với mạch nhanh yếu.

- Thái độ kỳ quặc như cười hoặc khóc vô cớ, phớt lờ mệnh lệnh của huấn luyện viên, gây hấn.

- Sự thờ ơ (thờ thẩn hoăc dửng dưng) và buồn ngủ.

- Co giật và bất tỉnh.

Khi mới chớm nghi ngờ hoặc băn khoăn, nên ngưng hoạt động và nghỉ ngơi từ 10-15 phút. Luôn có sẵn một túi cấp cứu trên bãi tập và trong trận đấu bao gồm 120-240ml nước ngọt hoặc nước trái cây hoặc 2-6 viên đường và dùng ngay.

Những hướng dẫn cho việc gia tăng thực phẩm ăn vào phải được dựa trên mức đường huyết trước và sau khi tập, dựa trên khoảng cách giữa giờ tập thể thao và bữa ăn chính hoặc phụ. Cuối cùng là dựa vào mức độ thường xuyên của việc tập luyện.

Luyện tập càng đều đặn thì cơ thể càng thích ứng tốt. Khi tập luyện kéo dài nhiều giờ nên tăng dần hoạt động 1-2 giờ mỗi ngày. Kết quả là cơ thể không cần nhiều thức ăn phụ. Nếu việc tập luyện đều đặn, bữa ăn phụ nên được đưa vào kế hoạch bữa ăn cho vận động viên.

Những nguyên tắc chính cho vận động viên mắc tiểu đường

Theo dõi đường huyết, đường niệu, ceton niệu trước và sau khi tập: Nên bắt đầu tập sau tiêm insulin 1 giờ.

- Nếu trước tập đường huyết < 110mg/dl, cho ăn thêm Carbohydrate.

- Nếu trước tập đường huyết 110-180mg/dl, có thể bắt đầu tập.

- Nếu trước tập đường huyết 180-270mg/dl, vẫn cứ tập nhưng 1 giờ sau thử máu lại nếu đường huyết giảm thì tốt, nếu tăng thì ngưng tập và dùng thêm insulin.

- Nếu trước tập đường huyết > 270mg/dl, kiểm tra Ceton niệu, nếu(+) dùng insulin  0.1đv/kg loại tác dụng ngắn, chờ 1-2h thử lại rồi mới tập.

- Nếu sau tập ceton niệu (-) nên cho ăn thêm.

Giảm liều insulin trước  tập: (trước bữa ăn 1-2 đơn vị) và sau tập (trước khi đi ngủ 2-4 đơn vị, nếu tập luyện sau ăn chiều. Và luôn luôn chích ở đùi). Không nên tiêm liều insulin ở đùi trước ăn trước khi tập luyện.

Vận động viên mắc bệnh tiểu đường cần thiết phải ăn thêm lượng Carbohydrate trước hay sau tập luyện, mặc dù vậy cũng nên thận trọng tránh ăn quá nhiều. Nhu cầu khoảng 10-15g (cho trẻ em) và 15-30g (cho người lớn) là đủ để tránh biến chứng hạ đường huyết, bao gồm ½ CH nhanh như nước trái cây hoặc nước ngọt, ½ CH chậm như một thỏi chocolate hoặc ½-1 trái chuối chín.

- Thời gian tập luyện tốt nhất là 1-2 giờ sau bữa ăn.

- Nếu trận đấu kéo dài cả ngày, nên giảm 25-50% liều insulin và dùng thêm 40g CH mỗi giờ.

- Sau trận đấu, vận động viên cũng có nguy cơ hạ đường huyết, kể cả hạ đường huyết ban đêm do đó nên ăn thêm bữa phụ tối nếu trận đấu xảy ra vào thời điểm sau ăn chiều.

Không luyện tập 1 mình

Những hướng dẫn này nhằm giúp vận động viên lúc khởi đầu, tuy nhiên mỗi vận động viên là một cá thể riêng biệt, mỗi người khác nhau đều có đáp ứng khác nhau với luyện tập.

Những điều chỉnh có thể có tác dụng cho người này mà có thể không tác dụng cho người khác. Do đó, vận động viên mắc bệnh tiểu đường cần phải cảm nhận những dấu hiệu của chính cơ thể mình và là chuyên gia trong việc giải thích những dấu hiệu này.

(Theo Nutifood.com.vn)

Print

Số lượt xem (1510)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.