Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tin tức thể thao quần chúng

Dinh dưỡng và thể thao

27 Tháng Năm 2014

Một thực tế rõ ràng, chế độ ăn cho vận động viên càng tốt thì họ càng có khả năng lập thành tích cao. Nhưng dinh dưỡng thế nào là tốt đối với vận động viên? Có gì khác biệt so với người bình thường?

Chế độ ăn tối ưu

Về nguyên tắc đối với mọi người, một chế độ ăn tốt là chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, nước), theo nhu cầu của cơ thể. Đủ năng lượng nghĩa là đủ cho mọi hoạt động của cơ thể và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Vận động viên cũng vậy, phải được cung cấp đủ calori cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể, các hoạt động vận động, luyện tập... tất nhiên sẽ nhiều hơn những người làm các công việc nhẹ nhàng hơn, ít tiêu hao năng lượng hơn. Nên cung cấp năng lượng bằng nhiều loại thực phẩm phối hợp nhau, bỡi vì không có một loại thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, tỷ lệ các nguồn cung cấp năng lượng đối với vận động viên cần được cân nhắc kỹ hơn. Một chế độ ăn có thể giúp vận động viên lập thành tích tốt nhất được khuyến cáo bao gồm nhiều loại thực phẩm cung cấp khoảng 60 - 70% năng lượng từ chất bột đường, 12 - 15% năng lượng từ chất đạm và khoảng 20 % năng lượng từ chất béo. Điều quan trọng nhất là chọn lựa thức ăn phải đa dạng các loại thực phẩm, mỗi ngày nên ăn trên 20 loại thực phẩm khác nhau, ăn chừng mực, không ăn quá mức bất cứ một loại thức ăn nào, ăn thức ăn ít chế biến, càng gần với thiên nhiên càng tốt.

Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng của vận động viên thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, độ tuổi, giới tính, cân nặng của vận động viên, loại hình thể thao, mức độ vận động, tập luyện hoặc thi đấu...

Hầu hết các môn thể thao vừa phải đều có thể đòi hỏi năng lượng cao nếu được thực hiện với cường độ cao trong một thời gian dài. Nói chung, năng lượng của một người chơi thể thao được tính bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản, năng lượng cho sinh hoạt làm việc, năng lượng cho tập luyện thể thao.

Năng lượng chuyển hóa cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống: cho tim, phổi, gan, thận, ... làm việc, năng lượng này được ước tính khoảng 22kcal/kg cân nặng cơ thể/ngày.

Năng lượng cho sinh hoạt tùy thuộc vào mức độ hoạt động:
- Hoạt động ít, làm việc nhẹ cần khoảng 20 - 40% năng lượng chuyển hóa cơ bản.
- Hoạt động ở mức độ trung bình cần khoảng 40 - 60% năng lượng chuyển hóa cơ bản
- Hoạt động ở mức độ rất cao cần khoảng 60 - 80% năng lượng chuyển hóa cơ bản

Năng lượng cho tập luyện thể thao phụ thuộc vào loại vận động, cường độ vận động, thời gian vận động và trọng lượng cơ thể. Ví dụ một người có cân nặng 90 kg chơi đá bóng trong 1 giờ cần khoảng 687 Kcal và người nặng 55 kg thì cần khoảng 416 Kcal. Nếu chỉ đi bộ bình thường 1 giờ cần 286 Kcal cho người 90kg và 176 Kcal cho người 55kg.

Đặc biệt với trẻ em tham gia luyện tập các môn thể thao thì ngoài các nhu cầu năng lượng trên còn phải chú ý năng lượng cho sự tăng trưởng phát triển của trẻ theo độ tuổi.

Nước uống trong thể thao.

Nước không thể thiếu được cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là với các vận động viên. Vận động viên cần uống nhiều nước hơn là theo cơn khát nếu muốn có thành tích với tất cả sức lực của mình. Nếu một vận động viên bị mất từ 1 - 2% cân nặng của mình do bị mất nước thì thành tích sẽ giảm sút. Thời gian thi đấu và trong những đợt tập luyện, các vận động viên dễ dàng bị mất trên 1 - 2 % cân nặng do ra mồ hôi. Nếu vận động viên có cân nặng 60kg, thì mất 2% trọng lượng là mất đi 1,2 kg. Thực tế có nhiều vận động viên còn ra mồ hôi nhiều hơn thế trong những buổi luyện tập thông thường. Do đó, phải luôn luôn chú ý phòng ngừa sự mất nước ở vận động viên bằng cách uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện hoặc thi đấu, không nên để sự mất nước xảy ra, vì một khi sự mất nước xảy ra thì phải mất nhiều giờ mới tái lập được sự cân bằng về nước và thành tích sẽ bị giảm sút. Trước khi luyện tập 30 phút nên uống từ 400 - 600ml nước, trong khi luyện tập, nên uồng đều đặn với lượng nước nhỏ từ 150 - 200ml/ lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 - 20 phút tùy theo mức độ ra mồi hôi. Sau khi luyện tập cần uống nước ngay để bù đủ lượng nước mất qua mồ hôi. Loại nước dùng nên lựa chọn loại nước ưa thích, độ lạnh ưa thích giúp vận động viên uống được nhiều hơn, tuy nhiên nếu là loại nước quá ngọt cần phải pha loãng để giúp hấp thu tốt hơn.

(BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt - Thành viên HĐQT Công ty NutiFood - Theo SGGP Thứ 7)

Print

Số lượt xem (1646)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.