1. Thoa kem chống nắng
Da bạn có thể bắt nắng ngay khi ở trong nhà, bởi vậy việc dùng kem chống nắng đặc biệt tại các bể bơi ngoài trời là điều vô cùng cần thiết. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da bạn khỏi tia cực tím gây nguy cơ ung thư da và sự tấn công của ánh nắng mặt trời khiến da bị sạm đen, cháy nắng.Lưu ý bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước, có chỉ số SPF trên mức 30 mới mang lại hiệu quả chứ không phải loại kem chống nắng thông thường và phải thoa kem chống nắng lên toàn thân trước 30 phút khi đi bơi.
2. Khởi động cơ thể trước khi đi bơi
Trước khi bơi để phòng ngừa tai nạn nguy hiểm như chuột rút, vọp bẻ, chứng co cơ, cảm lạnh,..bạn cần khởi động cơ thể bằng các bài tập giúp kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể, vận động tay chân cổ. Thời gian khởi động ít nhất 10-15 phút trước khi bơi. Do chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa nước bể bơi và cơ thể nên bạn không được nhào xuống bơi ngay vì như thế sẽ gây các hệ lụy nghiêm trọng cho tim mạch và các hệ cơ quan khác.
3. Ăn nhẹ trước khi bơi
Ăn uống quá tải trước khi đi bơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu, gây nên cảm giác uể oải, đau bụng vì cơ thể phải mất tới 45 phút mới có thể tiêu thụ lượng thức ăn được nạp vào, lúc đó lượng máu sẽ tập trung vào các cơ dạ dày để tiêu hóa thức ăn, gây ảnh hưởng đến năng suất bơi lội.Lưu ý trước khi bơi không được để bụng đói vì hoạt động bơi lội cần nhiều năng lượng, xuống bể bơi trong cái bụng rỗng sẽ tăng nguy cơ bị cảm lạnh, kiệt sức, thậm chí tụt đường huyết. Bởi vậy, ăn nhẹ trước khi bơi là vô cùng quan trọng
4. Trang bị mũ bơi, kính bơi
Mắt và tóc của bạn rất dễ bị tác động bởi lượng hóa chất, chủ yếu là clo trong bể bơi. Vì thế trước khi bơi bạn đừng quên mang theo mũ bơi và kính bơi.
Lưu ý sau khi bơi
1. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi bơi
Nước bể bơi chính là “vật trung gian” truyền nhiễm nhiều căn bệnh, nhất là các bệnh mắt, tai-mũi-họng và bệnh phụ khoa. Nước cộng với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong chính là “thủ phạm” khiến mắt, tai-mũi-họng và vùng kín bị viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa, viêm cơ quan sinh dục và nhiều rắc rối khác. Vì thế sau khi đi bơi bạn nên lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai, rửa mắt, mũi bằng dung dịch muối. Đối với vùng kín cần vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để “tẩy” sạch những mầm họa đe dọa “cô bé” và “cậu bé”.
Lưu ý phụ nữ trước và trong kỳ đèn đỏ, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
Nên bổ sung chanh muối mật ong nóng để bù lại lượng nước sau khi bơi
2. Bù lại đủ lượng nước
Sau khi bơi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng vì vậy bạn cần bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể.
Thức uống tốt nhất là trà ẩm hoặc nước chanh muối mật ong, không nên uống đồ uống lạnh vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh và viêm họng.
3. Không được ăn quá no
Sau khi bơi cơ thể mất đi một lượng lớn calo, vì vậy cảm giác đói bụng là điều dễ hiểu nhưng không bạn không được phép “chiều vị giác” mà ăn quá no, như thế bạn sẽ tăng cân nhanh chóng.
Bạn nên chọn đồ ăn nhẹ chế biến từ rau quả tươi thay cho các món thịt chế biến, tinh bột và bánh ngọt.
(Theo VietQ)