Menu

Thư viện ảnh

Video - Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93932images (5).jpg

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93931images (3).jpg

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93930images (1).jpg

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93908chỉ mục.jpg

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93906tải xuống (3).jpg

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93905tải xuống (2).jpg

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93903theduc9.jpg

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93902tải xuống (1).jpg

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93901tải xuống.jpg

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Xu hướng và phát triển

Cần quan tâm đầu tư lại và đầu tư mới một số môn thể thao trọng điểm

11 Tháng Sáu 2014

Đầu tư trở lại và đầu tư mới một số môn thể thao trọng điểm có điều kiện phát triển của địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra trong năm 2012.

Sau bóng đá, bóng chuyền là môn thể thao được người hâm mộ Kiên Giang rất yêu thích; bằng chứng là vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỷ trước phong trào bóng chuyền ở tỉnh ta phát triển khá mạnh. Thời kỳ đỉnh cao tỉnh có tới 2 đội bóng chuyền thi đấu ở hạng A1 toàn quốc, đó là đội tuyển bóng chuyền tỉnh và đội tuyển bóng chuyền khoác áo Điện lực. Bên cạnh hai đội tuyển thi đấu khá thành công ở đấu trường khu vực và trong nước thì phong trào bóng chuyền cũng đặc biệt phát triển tại cơ sở. Tỉnh còn duy trì tổ chức giải bóng chuyền tranh Cúp Phát thanh – Truyền hình nằm trong hệ thống thi đấu định kỳ hàng năm. Giải này luôn có số lượng đông đảo các đội bóng từ các sở, ban ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố tham gia và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng ngàn cổ động viên.

 

Cần quan tâm đầu tư lại và đầu tư mới một số môn thể thao trọng điểm 


Vào khoảng những năm 2003 - 2004, cả hai đội tuyển bóng chuyền không còn tên trong danh sách thi đấu các giải toàn quốc nữa. Phong trào bóng chuyền của Kiên Giang mai một dần, đội bóng chuyền năng khiếu cũng giải tán. Cùng thời kỳ vàng son của bóng chuyền, phong trào cầu lông, bóng bàn ở tỉnh ta cũng vào loại khá mạnh và luôn có những mạnh thường quân tham gia tài trợ, đó là giải bóng bàn Báo Kiên Giang, giải cầu lông Xổ số kiến thiết. Sau sự “ra đi” của bóng chuyền, kéo theo đó là phong trào cầu lông, bóng bàn cũng đuối dần. Rồi đến thời điểm, cả ba giải thể thao được mọi người quan tâm mong đợi là giải bóng chuyền Cúp Phát thanh – Truyền hình, giải cầu lông Xổ số kiến thiết, giải bóng bàn Báo Kiên Giang đều không tổ chức được. Vài năm trở lại đây, tỉnh đã khôi phục lại giải cầu lông và trong lịch thi đấu các giải năm 2012 dự kiến có thêm giải bóng chuyền.

Nhắc đến phong trào TDTT của tỉnh, ngoài việc tiếc nuối bởi sự thưa vắng dần của một số môn thể thao, nhiều người đặt vấn đề một tỉnh vừa có biển, vừa có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như tỉnh ta mà chưa có đội tuyển bơi lội thì quả là điều đáng tiếc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đầu tư xây dựng hồ bơi An Hòa khá quy mô và lớp năng khiếu nghiệp dư bơi lội được hình thành hơn một năm qua. Tuy số lượng chưa nhiều nhưng các em đều say mê luyện tập, được tham gia thi đấu cọ xát vài lần tại tỉnh. Hướng tới, Trường Nghiệp vụ TDTT sẽ đào tạo lớp bơi năng khiếu tập trung làm cơ sở cho việc tuyển chọn, hình thành đội tuyển môn bơi của tỉnh.

Đầu tư trở lại và đầu tư mới một số môn thể thao trọng điểm có điều kiện phát triển của địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra trong năm 2012. Vấn đề mấu chốt là tìm kiếm vận động viên năng khiếu. Nguồn vận động viên trẻ, có năng khiếu tuy không nhiều nhưng cũng không phải là quá han hiếm. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động từ trong nhà trường đến các hộ gia đình thì việc tập trung trở lại các lớp năng khiếu nghiệp dư môn bơi, bóng bàn, cầu lông tại Trường Nghiệp vụ TDTT vẫn có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, cùng với công tác tuyển chọn phải nâng cấp trường, đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, bố trí nơi ăn chốn ở chu đáo cho các em và tăng cường thêm chế độ dinh dưỡng… Đối với bóng rổ, đây là môn rất thích hợp với học sinh, sinh viên, do đó trong Đề án Quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2008, ngành VHTTDL đã xếp bóng rổ thuộc nhóm các môn thể thao đang phát triển và có các điều kiện hỗ trợ kèm theo để duy trì và phát triển bộ môn này. Trong thời gian tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên có kế hoạch phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo đầu tư trở lại cho môn bóng rổ trong các trường học.

Với bóng chuyền, qua theo dõi phong trào TDTT tại cơ sở, hiện nay phong trào tập luyện bóng chuyền tại một số huyện, thị, thành phố đang có xu hướng phát triển trở lại. Nếu chưa có điều kiện tuyển đội năng khiếu bóng chuyền tập trung tại Trường Nghiệp vụ TDTT thì trước mắt có thể đào tạo, tuyển chọn mở lớp tại cơ sở. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ các huyện có tiềm năng về bóng chuyền như Châu Thành, Tân Hiệp, Kiên Lương… mở lớp tuyển chọn, tập luyện. Kinh phí chi tập luyện cho huấn luyện viên, vận động viên; trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu cọ xát… do Sở đầu tư. Đối với huyện đảo Phú Quốc hay thị xã Hà Tiên nên xem xét đầu tư vào môn bóng chuyền bãi biển. Môn này dễ chơi, ít người, ít tốn kém và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nếu làm tốt khâu tuyển chọn, đào tạo từ cơ sở chỉ trong vòng ít năm khả năng sẽ có đội tập trung huấn luyện tại tỉnh. Việc làm này đã được minh chứng khá rõ nét và đã có sự thành công ít, nhiều ở môn cờ vua và điền kinh. Ở môn cờ vua, thời gian qua có lò đào tạo vận động viên năng khiếu tại huyện Tân Hiệp; môn điền kinh có câu lạc bộ TDTT ấp 11A xã Đông Hưng B huyện An Minh. Chính những nơi này đã tiếp sức cho công tác ươm mầm tài năng trẻ thể thao.

Mong rằng, với sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đầu tư phát triển trở lại các môn thể thao được nhân dân trong tỉnh yêu thích./.

 

 

                                                                                           Thu Thảo

Print

Số lượt xem (2406)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.