Menu

Thư viện ảnh

Góc nhìn chuên gia

Một góc nhìn về golf Việt Nam

10 Tháng Sáu 2014

Những đề tài về quy hoạch và phát triển golf vốn đã được tranh luận, mổ xẻ trong nhiều năm qua lại tiếp tục làm nóng buổi tọa đàm do Báo Đầu tư & Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu tư đồng tổ chức. Diễn ra ngay trước thềm giải golf từ thiện Swing for the Kids lần 6, buổi tọa đàm là một bức tranh đa sắc vẽ lên bởi những ý kiến trái chiều.

Ý kiến ủng hộ thì cho rằng, sân golf góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Các ý kiến phản đối thì lại cho rằng, việc phát triển quá nhiều sân golf đang gây lãng phí đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường và gia tăng bất bình đẳng trong xã hội.

Có lẽ những vấn đề trên sẽ còn cần nhiều năm nữa để có thể tìm ra một một cái nhìn chung cho toàn xã hội về vai trò và cơ hội phát triển của golf tại Việt Nam. Trong phạm vi hạn hẹp của chuyên mục này, chúng tôi muốn gửi đến các độc giả một góc nhìn từ Trung Quốc – một quốc gia cũng đang đối điện với các vấn đề tương tự liên quan đến golf như Việt Nam.

 

Một góc nhìn về golf Việt Nam  

 

Sân golf đầu tiên được xây dựng tại Trung Quốc vào năm 1984.

Trong giai đoạn 1984 -1988 chỉ có 9 sân golf được phát triển với tổng vốn đầu tư 630 triệu nhân dân tệ. Đến năm 2003, Trung Quốc đã có xấp xỉ gần 300 sân golf với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 20 tỷ nhân dân tệ và tạo ra trên 1  triệu người chơi golf với tốc độ tăng trưởng 30%/năm.

Trong quyển sách xuất bản 2005 có tựa đề “Kinh tế của Các Đặc Khu Kinh Tế”, các tác giả  Chen, M., & Wang, Y. thống kê cho thấy có 68% người chơi golf tại Trung Quốc đến với môn thể thao này vì thư giãn, nghỉ ngơi, 63% để rèn luyện sức khỏe, 21% vì công việc và 16% vì muốn tìm kiếm các quan hệ xã hội.

Truyền thông và quảng cáo góp vai trò quan trọng trong việc biến các giải đấu golf trở thành một trong những sự kiện thu hút nhiều nhất sự quan tâm của công chúng. Các giải đấu danh giá như VOLVO China Open do Câu lạc bộ golf Thâm Quyến hay Tiger Woods China Challenge and Dynasty Club tổ chức tại Mision Hills do Ủy Ban Phát Triển Thương Mại Hồng Kong thực hiện là những sự kiện đã khiến Thomas Friedman, biên tạp viên của tờ Thời báo Newyork, tác giả của cuốn sách Thế giới phẳng đã phải chơi chữ trong một câu đùa ý nhị:

“Nếu 20 năm trước lý do duy nhất để lôi kéo mội người đến Trung Quốc vì Great Wall (Vạn lý Trường Thành), thì nay lý do đó là Great Golf “

Các chính sách và thuế cũng được chính phủ Trung Quốc áp dụng để kiểm soát sự phát triển của golf và thậm chí còn có phần mạnh tay hơn. Golf tại Trung Quốc đang phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 23% (Việt Nam là 20% ). Dù vậy, golf vẫn ngày càng trở nên phổ biến trong một đất nước Trung Quốc phát triển với tốc độ hàng đầu thế giới.

Để tạm kết bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ suy nghĩ của một số chuyên gia Trung Quốc trong một báo cáo về vấn đề toàn cầu hóa và hiện tượng golf tại Trung Quốc trong một kết luận như sau:

“Nếu các chính sách thắt chặt kiểm soát đem đến hiệu quả, số lượng sân golf phát triển không tương ứng với nhu cầu thị trường sẽ tạo cơ hội cho phí chơi golf tăng và lại càng làm cho xã hội nhìn nhận golf là một biểu hiện của sự xa xỉ. Nếu chúng ta không thay đổi được cách nhìn của xã hội, người chơi golf sẽ tìm chọn nơi khác hoặc ra chơi golf tại nước ngoài khi nhu cầu của họ không được đáp ứng và khuyến khích tại quê hương.”

 

 

Theo MiniGolf

Print

Số lượt xem (1484)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.