Đã có những cuộc nghiên cứu cho thấy chúng ta thường đánh giá không chính xác lượng calo trong những món ăn hàng ngày. Và mới đây, một cuộc nghiên cứu khác đã nhận thấy chúng ta cũng không đánh giá đúng mức độ nỗ lực của mình trong các hoạt động tập giảm cân.
Các nhà nghiên cứu từ đại học York ở Canada đã mời 129 tình nguyện viên và yêu cầu họ tập luyện bằng phương pháp đi bộ/chạy bộ ở ba mức độ là nhẹ, vừa phải và nặng (không theo một thứ tự nào). Trong khi các tình nguyện viên tập chạy bộ bằng máy chạy bộ, các nhà nghiên cứu theo dõi nhịp tim của họ và so sánh với nhịp tim mà họ có thể đạt được khi nỗ lực ở từng mức độ riêng. Kết quả cho thấy mặc dù các tình nguyện viên rất giỏi thực hiện bài tập ở mức độ nhẹ, phần lớn đều không làm tốt trong việc xác định tốc độ cần thiết để di chuyển nhằm đạt đến mức độ nhịp tim cần thiết của bài tập vừa và nặng.
Nhưng làm sao bạn biết được mình đã tập đến khả năng cao nhất của mình hay chưa? Dưới đây là 3 cách:
1. Theo dõi nhịp tim
Một trong những cách tốt nhất để biết được chính xác mức độ nỗ lực của bài tập cardio hay tăng cường sức đó là sử dụng máy đo nhịp tim. Đối với một bài tập vừa phải, bạn cần đạt đến 60-70% mức độ nhịp tim tối đa. Một bài tập trung bình nên rơi vào khoảng 70-80%, và một bài tập nặng nên khiến tim bạn đập ít nhất 85% mức độ nhịp tim tối đa.
Để tính được mức độ nhịp tim tối đa, bạn lấy tuổi của mình nhân cho 67 rồi trừ 220. Kết quả có được chính là con số % của mức độ nhịp tim tối đa mà bạn đạt được trong độ tuổi của mình.
2. Thực hiện bài kiểm tra nói
Cách này cũng khá chính xác trong việc xác định bạn đã tập nỗ lực hết sức chưa, thường dùng cho những người không có máy đo nhịp tim. Nếu bạn vẫn có thể nói được thành câu hoặc hát thành lời một bài hát trong khi đang tập các bài cardio và tăng cường sức, thì điều đó có nghĩa bạn nên tăng cường độ của bài tập lên. Nếu bạn chỉ có thể thốt ra mỗi lần 1-2 từ, hoặc chỉ ú ớ, thì bạn đang đi đúng hướng rồi đó.
3. Kiểm tra cảm giác của bạn sau khi tập
Nếu bạn muốn biết bài tập của mình ở mức độ nào sau khi tập xong, thì hãy kiểm tra cảm nhận của cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy mình có thể chạy việc vặt được hay lau chùi nhà cửa được, thì tức là bạn đã tập nhiều bài tập vừa phải, giúp đốt cháy mỡ thừa và dự trữ được gluco trong cơ bắp để dành cho những hoạt động này. Nếu bạn cảm thấy thực sự mỏi mệt và thèm một miếng bánh sừng bò hay các loại carbs khác, thì có lẽ bạn đã tập nặng. Nguyên nhân là bởi những bài tập nặng thường đốt cháy lượng đường và chất béo dự trữ trong cơ thể.
Mặc dù việc thúc đẩy cơ thể thực hiện những bài tập nặng là điều tốt, nhưng tốt nhất không nên thúc đẩy đến mức độ khiến bạn cảm thấy lảo đảo, chóng mặt hay khiến tư thế bị sai. Điều đó chứng tỏ bạn đã tập quá sức. Nếu gặp những triệu chứng này, hãy lắng nghe những nhu cầu của cơ thể, nó sẽ mách bạn biết khi nào nên tập chậm lại, khi nào nên uống nước, hay khi nào nên để cơ thể mình nghỉ ngơi trong suốt cả ngày hôm đó.