Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể dục thẩm mỹ

Đi bộ thế nào để mang lại lợi ích sức khỏe và giảm cân

18 Tháng Mười 2017

 Đây là bài tập thể dục giảm cân rất đơn giản, giúp bạn giảm cân hiệu quả và mang tới những lợi ích sức khỏe to lớn. Trung bình, khi đi bộ 1,6km sẽ giúp cơ thể đốt cháy được khoảng 100 calo. Một tuần 3 buổi, mỗi buổi bạn đi bộ 3,6km có thể giúp bạn giảm được 0,5 – 0,8 kg sau 3 tuần.

Đặc biệt, không chỉ giúp bạn giảm cân, giữ dáng  bộ môn này còn có tác dụng rất tốt cho hệ thống hô hấp và hệ tuần hoàn. So với người ít vận động, những người siêng hoạt động vừa sức của mình sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong số đàn ông không luyện tập thể dục, có tới 60% bị cao huyết áp.

Đi bộ thế nào để mang lại lợi ích sức khỏe và giảm cân


Luyện tập với đi bộ còn giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết, nó cũng giúp đem đến tinh thần thoải mái, thốt hơn cho người tập, giảm thiểu căng thẳng, stress. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng mình rằng, đi bộ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ, ung thư đại tràng, giảm huyết áp, tiểu đường không phụ thuộc insulin, giảm lượng mỡ dư thừa cho cơ thể, giảm cholesterol cao trong máu. Đi bộ giúp bạn kiểm soát được trọng lượng của cơ thể, tăng đậm độ xương giúp ngăn ngừa loãng xương, ngủ ngon hơn…

Một số lưu ý trước khi tập đi bộ

- Trước khi tập luyện với bộ môn này, bạn nên đi khám sức khỏe và nhờ sự tư vấn của bác sĩ về những vấn đề liên quan tới sức khỏe của mình khi tập đi bộ.

- Chuẩn bị một đôi dày thể thao chuyên dụng, êm ái, vừa với chân và một bộ đồ phù hợp với thời tiết đảm bảm sự thoải mái cho bạn khi tập luyện.

- Trước khi vào bài tập, hãy thực hiện động tác khởi động chân tay, làm ấm nóng cơ thể khoảng 5 -10 phút để tránh chấn thương khi tập và hiệu quả bài tập cũng cao hơn.

- Ăn lót dạ trước khi tập nhưng không ăn quá no.

Lưu ý để bài tập đi bộ đúng kỹ thuật
 

Đi bộ thế nào để mang lại lợi ích sức khỏe và giảm cân


- Khi bước luôn đặt gót chân xuống trước rồi hơi nhún tới trước, lấy điểm tự ở phần nền xương bàn đốt ngón chân (lúc đó, bạn sẽ có cảm giác hơi căng ở phần trên của đùi) và nâng gối lên một chút. Nên giữ các ngón chân hướng thẳng về phía trước.

- Khi bước khoảng cách mỗi bước chân, tốc độ và thời gian đi bộ, khó có thể đưa ra con số chính xác. Bạn có thể đi trong 20 phút, 4-5 lần một tuần rồi tăng dần thời gian tập luyện, không nên cố gắng quá sức.

- Tư thế đúng khi đi là đầu luôn giữ thẳng, hướng về phía trước, thẳng lưng. Vai và cánh tay thoải mái, khi đi đánh tay tự nhiên tạo với khuỷu một góc 90 độ.

- Thời gian đi đóng vai trò quan trọn hơn tốc độ đi nhanh hay chậm. Lúc bắt đầu, nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Tùy theo từng người để có thể xác định thời gian tập khác nhau, nếu là người mới bắt đầu tập luyện tùy nên tập với thời gian ngắn, sau khi đã quen thì tăng thời gian lên.

- Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý tới nhịp thở của mình, việc phối hợp hít thở trong quá trình tập cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nên kết hợp hít thở trong khi đi bộ, thông thường chọn nhịp 2:1 tức là đi 2 bước kết hợp hít vào và đi 4 bước kết hợp thở ra (đây là nhịp thông thường nhất. Một số người thích áp dụng nhịp 3:1, đi 2 bước kết hợp hít vào và đi 6 bước kết hợp thở ra). Tốt nhất nên hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng. Hít thật sâu và đều đặn.

- Ưu điểm nổi bật của bộ môn này là bạn có thể thực hiện nó ở bất cứ nơi đâu và không hề bị bó buộc về thời gian.

Cách tính năng lượng tiêu thụ

Bạn có thể tính năng lượng tiêu thụ trong buổi đi bộ  bằng cách đơn giản là lấy trọng lượng cơ thể nhân với chiều dài quãng đường.

Chẳng hạn: bạn nặng  67,5kg đi bộ 1,6km sẽ tiêu thụ khoảng 100 calo.

Print

Số lượt xem (119)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.