Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể dục thẩm mỹ

Nên sử dụng động tác nhanh hay chậm khi tập tạ?

26 Tháng Mười 2017

Nên sử dụng động tác nhanh hay chậm khi tập tạ?

 

Cũng giống như nhịp điệu của các thể loại nhạc khác nhau, nhịp điệu của các động tác tập tạ cũng ảnh hưởng đến cơ thể bạn theo những cách khác nhau. Và nếu nhìn quanh phòng gym, bạn sẽ nhận thấy một số người tập một cách rất chậm rãi trong khi một số người khác thực hiện bài tập nhanh thoăn thoắt. Nhưng đâu mới là phương pháp tốt hơn, nhanh hay chậm? Dưới đây là lý giải của hai chuyên gia hình thể có hai phương pháp tập khác nhau:

1. Có nên tập chậm hay không?

- Chuyên gia: Ellington Darden, huấn luyện viên môn tạ, tác giả cuốn The Body Fat Breakthrough

- Lý giải: Giúp tăng cường sức mạnh và an toàn cho người mới tập.

Theo Darden, về cơ bản mà nói thì chúng ta nên giảm tốc độ tập xuống một chút. “Bạn có thể tập nhanh. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ nếu tăng tốc độ, bạn sẽ tăng áp lực và dẫn đến chấn thương cơ bắp và khớp xương, đặc biệt nếu bạn tập một cách cẩu thả.”

Tuy nhiên, phương pháp của Darden đó là không phải chỉ cứ việc từ từ mà tiến. Thay vào đó, điều quan trọng là phải chọn đúng thời điểm để giảm tốc độ. “Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng bạn mạnh hơn 40% ở giai đoạn hạ xuống của động tác. Hay nói cách khác, lực của bạn lúc hạ xuống mạnh hơn lúc nâng lên 40%.” Chính vì thế, giai đoạn hạ xuống chính là lúc lý tưởng để tăng thêm khối cơ bắp cũng như sức mạnh cho cơ bắp bằng cách di chuyển chúng thật chậm. “Bạn nên nhấc tạ một cách trôi chảy đến vị trí cao nhất trong vòng 2 giây, sau đó chậm rãi hạ xuống điểm thấp nhất trong 4 giây. Lặp lại 8-12 lần, một set 10 lần sẽ mất khoảng 60 giây.”

 

Nên sử dụng động tác nhanh hay chậm khi tập tạ?

 

2. Hay nên tập nhanh hơn?

- Chuyên gia: Jen Sinkler, nhà sáng lập của chương trình Lift Weights Faster

- Lý giải: Giúp tăng cường sức mạnh và đốt cháy thêm nhiều calo

Theo Sinkler, bạn hoàn toàn có thể tập tạ thật nhanh một khi bạn đã có đầy đủ nền tảng để tập một cách an toàn. Trong thực tế, nhiều cuộc nghiên cứu mới đây đã so sánh hai phong cách tập và các nhà khoa học cũng ủng hộ phong cách tập nhanh hơn. Cách tập này đòi hỏi quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, có nghĩa nó sẽ đốt cháy nhiều calo hơn.

Trong một cuộc nghiên cứu khác, các tình nguyện viên tập với tạ kettlebell (loại tạ luôn đòi hỏi phải thực hiện ở tốc độ cao), và họ đã cải thiện khả năng hô hấp đáng kể cùng với sức mạnh và khả năng thăng bằng. Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác trong năm nay, các tình nguyện viên tập bài tập nằm đẩy tạ nhanh đã cải thiện đáng kể trong mọi thông số, trong đó có sức mạnh, nếu so với những người tập chậm. Điều đáng nói là những người tập chậm này không áp dụng phương pháp kể trên của Darden, đó là giảm tốc độ ở giai đoạn hạ xuống, nhưng sức mạnh của họ vẫn tăng lên, có điều không đáng kể.

“Tôi thích nhịp điệu nhanh hơn vì bạn sẽ học được cách phát sinh và hấp thụ lực một cách dễ dàng,” Sinkler cho biết. “Đây là phương pháp quan trọng cho các vận động viên cũng như cho những người muốn phản xạ một cách nhanh chóng và chính xác nếu bị vấp té hay trượt ngã.”

Tuy nhiên, vẫn có một số mặt bất lợi của việc tập nhanh. Có một điều cần nhớ đó là việc thực hiện rất nhiều động tác nhanh với tạ nhẹ sẽ không đem lại lợi ích giống như những gì đang được nói ở đây. Bạn sẽ phải nhấc tạ nặng, thực hiện động tác thật mạnh mẽ và có kiềm chế. Nếu tập quá nhanh hay quá cẩu thả, bạn sẽ gặp chấn thương khớp xương, cơ bắp hay tệ hơn nữa. Còn nếu bạn là người mới tập hay mới trở lại sau chấn thương, Sinkler cũng đồng ý với Darden rằng động tác nâng lên nhanh và hạ xuống chậm chính là biện pháp tốt nhất. “Bằng cách đó, bạn sẽ vận được tối đa sức mạnh lúc lên và tối đa khả năng kiềm chế lúc xuống,”Sinkler kết luận.

Print

Số lượt xem (207)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.