Khi nói đến chuyện thiết lập một kế hoạch tập luyện giảm cân, việc nhìn vào mục tiêu cụ thể của bản thân để thực hiện là chuyện ai cũng nói được. Phần khó khăn nhất chính là việc hình dung được con đường để đến được đó sẽ như thế nào.
1. Phù hợp với cuộc sống bận rộn của bạn
Thật sự sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu một lịch trình tập giảm cân bắt buộc bạn phải bỏ bê giấc ngủ, công việc cùng những nghĩa vụ khác kém phần ưu tiên hơn. Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người vấp phải đó là họ không xem xét lại thời gian biểu hàng ngày của mình khi thiết lập một kế hoạch tập giảm cân, để rồi cuối cùng cuộc sống của họ chủ yếu xoay quanh những vấn đề mệt mỏi, cáu kỉnh, thậm chí làm hỏng cả những mối quan hệ của họ.
2. Riêng tư
Đừng để nỗi sợ khác người khiến bạn chọn những bài tập không phù hợp. Điều quan trọng là cần chọn những bài tập phù hợp với bản thân thay vì tham gia những hoạt động mà bạn bè đang làm. Bạn sẽ dễ dàng trung thành với kế hoạch đã đề ra để hướng đến mục tiêu của mình nếu đó là điều bạn thực sự muốn làm. Bạn phải có một mục tiêu đủ lớn để trung thành với nó.
3. Xoay quanh khả năng chứ không phải ngoại hình
Bạn có thể đang mơ mộng đến một vòng bụng phẳng lỳ, nhưng việc thiết lập mục tiêu dựa trên ngoại hình có thể khiến bạn thất bại. Những mục tiêu dựa trên khả năng của bản thân, chẳng hạn như tăng độ nặng cho tạ hay chạy với tốc độ nhanh hơn, sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, đồng thời thúc đẩy giúp bạn mau tiến bộ hơn. Mặc khác, nếu quá tập trung vào hình thể, bạn sẽ ít chú ý đến tất cả những điều thú vị đáng làm khác.
4. Thời gian hoàn thành mục tiêu phải phù hợp với bạn
Mặc dù có nhiều người mất đến một năm để chạm đến mục tiêu của họ, cũng có nhiều người chỉ lấy con số 4 tháng làm động lực phấn đấu. Điều quan trọng là cần chọn cho mình một mốc deadline mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, nó cho phép bạn theo dõi lại quá trình tập luyện của mình để xem nó có tiến triển hay không và tiến triển như thế nào, đồng thời giúp bạn đánh giá liệu bạn có cần thêm thời gian để đạt đến mục đích cuối cùng hay không.
5. Chia ra từng bước nhỏ
Đặc biệt nếu bạn có một mục tiêu dài hạn, việc chia nhỏ nó thành những mục tiêu nhỏ hơn hoặc những bước tiến hành cụ thể để đạt đến mục đích cuối cùng là điều quan trọng. Chẳng hạn như nếu bạn muốn chạy một quãng đường đó với thời gian ngắn hơn, bạn nên đặt mục tiêu bao nhiêu lần mỗi tuần bạn nên tập chạy, bao nhiêu lần bạn nên đến phòng gym và nhấc tạ, bao nhiêu lần bạn nên thực hiện các bài tập khác. Điều này giúp bạn có trách nhiệm hơn và đánh giá đúng quá trình tập của mình, và đem đến cho bạn cảm giác hoàn thiện khi bạn thực hiện một điều gì đó đưa bạn đến mục đích cuối cùng.
6. Dựa trên hình thể hiện tại của bạn
Bằng cách xem xét điểm khởi đầu trước khi thiết lập một mục tiêu giảm cân, bạn sẽ bảo vệ bản thân khỏi những trì trệ và chấn thương. Nếu bạn không chắc rằng liệu mục tiêu của mình có sớm quá hay không, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng về việc liệu họ có nghĩ rằng mục tiêu này có thiết thực với bạn hay không. Nếu mục tiêu của bạn được cho là quá tham vọng, hãy xem xét kéo dài thời gian bạn cần thực hiện để đạt được, hoặc cũng có thể giảm bớt nhiệt để bài tập phù hợp với bạn hơn.
7. Đừng cứng nhắc
Việc bạn thiết lập một mục tiêu không có nghĩa bạn không thể chỉnh sửa nó, đó chính là ý nghĩa của hai chữ mục tiêu. Mục tiêu của bạn nên linh hoạt để tránh cảm thấy choáng hay tập không đủ. Nhưng làm sao bạn biết được rằng mục tiêu của mình có nên được chỉnh sửa hay không?
Khi đến tuần thứ hai, bạn nên bắt đầu cảm thấy các động tác của mình có sự thay đổi, cách bạn cảm thấy đối với tinh thần của mình, và suy nghĩ của bạn về mục tiêu của mình là như thế nào. Nếu bạn thấy kiệt sức, stress hoặc tập mà không có niềm vui, đó là lúc nên xem xét lại. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chưa đủ thử thách hoặc không nhìn thấy bất kỳ sự thay đổi nào, bạn có thể sẽ muốn tăng thêm độ khó cho những bước đi nhỏ của mình.