Theo đó, mặc dù không thi đấu kể từ tháng 3-2020 sau trận play-off vòng loại Olympic 2020 tại Cẩm Phả (Quảng Ninh), thứ hạng của đội tuyển nữ Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện, tăng từ vị trí thứ 34, lên vị trí thứ 33 với 1657 điểm.
ĐT Nữ Việt Nam tăng một bậc, lên thứ hạng 33 -0
Bảng xếp hạng Top 10 khu vực châu Á.
Tại Top 10 khu vực châu Á, đội tuyển nữ Australia (hạng chín) tiếp tục dẫn đầu. Sự trở lại của đội tuyển nữ CHDCND Triều Tiên (hạng 10) trên bảng xếp hạng cũng tác động không nhỏ tới thứ hạng của các đội xếp dưới, cụ thể: Nhật Bản (xuống hạng 11), Trung Quốc (lên hạng 14), Hàn Quốc (xuống hạng 19), Việt Nam (lên hạng 33), Thái Lan (xuống hạng 39), Đài Bắc Trung Hoa (xuống hạng 40), Uzbekistan (xuống hạng 43), Myanmar (xuống hạng 45). Ấn Độ (thứ hạng 57) cũng không còn nằm trong top 10 đội đứng đầu tại khu vực châu Á ở Quí I/2021.
Ở Top 10 đội mạnh nhất, ngoài việc ĐT Mỹ và ĐT Đức tiếp tục thống trị hai vị trí dẫn đầu, sự thay đổi diễn ra ở nhóm giữa khi ĐT Hà Nam vượt lên vị trí thứ ba, đẩy ĐT Pháp xuống vị trí thứ tư. Trong khi ĐT Thụy Điển và ĐT Anh tiếp tục giữ vứng thứ hạng năm, sáu thì ĐT Australia rơi xuống vị trí thứ chín, nhường thứ hạng bảy, tám cho Brazil và Canada. Cuối cùng, sự trở lại của CHDCND Triều Tiên (thứ hạng 10) đã đẩy ĐT Nhật Bản ra khỏi top 10 đội, xuống thứ hạng 11.
Để chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 31, đội tuyển nữ Việt Nam đã có một đợt tập trung đầu tiên trước Tết Nguyên Đán vào tháng 1-2021 vừa qua. Theo kế hoạch được đề ra trước đó, Đội tuyển Nữ Quốc gia dự kiến hội quân trở lại vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, sau khi lượt giải nữ VĐQG kết thúc. Mặc dù vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng tới bóng đá nam và nữ ở khu vực Đông - Nam Á, châu Á và trên toàn thế giới, kế hoạch của thầy trò HLV Mai Đức Chung nhiều khả năng chưa thể thực hiện được ngay, tiếp tục nằm ở chế độ “chờ”.
ML