Ung thư tuyến tiền liệt
Đây là căn bệnh ung thư số một nam giới hay mắc phải và là kẻ giết người số 2 chỉ sau ung thư phổi. Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra mà không có dấu hiệu sớm nào, chỉ tới khi xuất hiện tình trạng đi tiểu khi căng thẳng, rò rỉ nước tiểu, nước tiểu có máu, đau xương bệnh nhân mới biết mình mắc bệnh.
Năm 2007 có 160/100.000 người được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và hơn 29.000 người chết vì căn bệnh này. Ảnh: Rd
Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện bằng xét nghiệm PSA. Các xét nghiệm PSA thường được kết hợp với kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên bạn nên thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt khi 50 tuổi hoặc sớm hơn nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh.
Để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và không hút thuốc lá. Tỷ lệ sống sót cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt 10 năm sau khi chẩn đoán là 98%.
Ung thư phổi
Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới là 81/100.000 người, bằng 50%a so với ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân số một gây tử vong ở nam giới. Hơn 88.000 người chết vì ung thư phổi vào năm 2007.
Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, ho có đờm, đau ngực, khàn giọng và ho ra máu.
Nếu bạn đã 60 tuổi và hút thuốc, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư ngay. Ung thư phổi được phát hiện bằng cách kiểm tra phổi với kính viễn vọng bằng sợi quang, lấy mẫu đờm để tìm tế bào ung thư và chụp CT.
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Ảnh: Traditional-medicine
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi là không hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Khi ung thư chưa lan rộng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 50%.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng (ung thư đại tràng hoặc trực tràng) là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 53/100.000 người; khoảng 27.000 người chết vì ung thư này trong năm 2007.
Ung thư đại trực tràng không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết sớm, chỉ đến khi xuất hiện đau bụng, suy nhược, giảm cân, chảy máu trực tràng thì người mắc bệnh mới phát hiện ra.
Sàng lọc ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện sớm bằng nội soi đại tràng. Đối với hầu hết nam giới, việc sàng lọc nên được thực hiện khi 50 tuổi và cứ 5-10 năm thì sàng lọc lại.
Để phòng tránh ung thư đại trực tràng, hãy tập thể dục thường xuyên, đặt chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, không hút thuốc, và không uống nhiều hơn 2 ly rượu một ngày.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới, cứ 100.000 người thì có 36 người mắc phải và là nguyên nhân gây tử vong của 8/100.000 đàn ông.
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đi tiểu nhiều lần và đau rát. Hiện nay vẫn chưa thể dùng phương pháp sàng lọc để phát hiện ung thư bàng quang nên khi gặp một trong các dấu hiệu trên, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế hút thuốc lá vì đây là tác nhân làm nhân đôi nguy cơ mắc bệnh của bạn. Đối với ung thư bàng quang giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chẩn đoán bệnh là khoảng 90%.
Ung thư da
Tỷ lệ nam giới mắc bệnh này là 27/100.000 và 3-4 người sẽ chết vì nó. Triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là sự thay đổi kích thước, hình dạng, hoặc màu sắc của nốt ruồi, tàn nhang và những vết loét trên da lâu chữa khỏi.
Phương pháp sàng lọc tốt nhất là thường xuyên kiểm tra da đầu và lòng bàn chân của bạn, đặc biệt khi gia đình từng có người mắc bệnh này.
Cách phòng tránh là tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng, sử dụng kem chống nắng. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm phát bệnh giai đoạn 1 là trên 90%
Nhận biết sớm các dấu hiệu để đảm bảo sức khỏe của bạn. Tập luyện chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng ổn định và nói không với thuốc sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật.
suckhoe.vn