Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

8 sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi

8 sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi

8 sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi

Tác giả: Trần Thúy Hằng/16 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Cho dù mới biết bơi hay đã bơi lâu năm, vẫn có những kỹ thuật tưởng chừng đơn giản nhưng bạn vẫn vô tình mắc phải. Hãy chú ý những lỗi sau đây để có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong bể bơi.

Sai lầm 1: Bạn nín thở quá lâu

Một trong những bài tập đầu tiên đối với người mới tập bơi là tập nín thở dưới nước. Tuy nhiên nín thở quá lâu đồng nghĩa với việc bạn đang tự đốt cháy oxy thành năng lượng theo cách vô nghĩa. 

Nín thở lâu khiến oxy không tới được cơ bắp
Nín thở lâu khiến oxy không tới được với cơ bắp

Hãy tưởng tượng làm sao bạn có thể chạy 5km mà trong trạng thái nín thở. Oxy cần được bơm tới các cơ bắp trong suốt quá trình hoạt động.

Cách sửa: Đầu tiên hãy tập trên cạn. Bạn hít một hơi thật sâu và từ từ, chậm rãi thở ra bằng mũi. Rất đơn giản ở vài nhịp đầu nhưng để duy trì cách thở như vậy trong quãng thời gian dài lại là câu chuyện khác. Sau khi đã thành thục và duy trì được nhịp nhở đều đặn, lúc nãy hãy tập thở dưới nước.

Sai lầm 2: Bạn ngoi hẳn đầu lên để thở

Nghe có vẻ vô lý. Làm sao mà chúng ta có thể hít không khí nếu đầu không ngoi lên mặt nước. Nhưng tư thế bơi chuẩn thì chỉ cần ngoi mặt ra ngoài. Bởi nếu bạn nhô cả đầu sẽ khiến hông bị đẩy xuống và tư thế bơi thẳng trở thành zích zắc.

Cách sửa: Tập trung giữ đầu không nhô quá cao ra khỏi mặt nước, với cằm ngay trước cổ. Khi cần thở, chỉ cần hé mồm lên. Khi ấy bạn hãy nghiêng mặt về cùng phía với tay đang ở ngoài mặt nước.

Sai lầm 3: Bạn không nâng hông khi bơi 

Hãy cố giữ cơ thể song song với mặt nước khi bơi
Hãy cố giữ cơ thể song song với mặt nước khi bơi

Hông thấp sẽ khiến cơ thể bị cản lại dưới nước và bạn mất nhiều sức hơn để bơi. Đây là sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi.

Cách sửa: Hãy đầu tư một ống thở để tập luyện. Lúc đấy bạn sẽ không phải ngoi lên mặt nước để thở và chỉ phải tập trung vào động tác tay, chân lẫn hông.

Sai lầm 4: Bạn không sử dụng lực ở hông

Tay, chân và thân trên là những bộ phận quan trọng nhất giúp bạn nổi trên mặt nước. Nhưng để tăng tốc độ di chuyển thì bạn cũng cần phải uốn hông theo nhịp bơi.

Cách sửa: Hãy luyện tập sức mạnh cho phần core để có thể cảm nhận lực chuyển động ở hông. Và lần tới khi xuống nước hãy chú ý tới việc uốn hông theo nhịp.

Sai lầm 5: Bạn quên các ngón chân 

Bơi đòi hỏi mọi bộ phận trên cơ thể phải được sử dụng
Bơi đòi hỏi mọi bộ phận trên cơ thể phải được sử dụng

Đây là lỗi phổ biến và dễ mắc phải. Các ngón chân đóng vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh hướng và tăng tốc độ. Hãy duỗi các ngón chân để chúng dễ uốn gập theo đà di chuyển ở chân.

Cách sửa: Hãy thực hành bài tập nhặt đồng xu bằng ngón chân, trong bể bơi hoặc ở trên cạn.

Sai lầm 6: Bạn dựa quá nhiều vào thân trên

Khi bơi bạn phải sử dụng mọi cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Nhưng đa số người bơi thường chỉ sử dụng thân trên: tay, vai và xô. Điều này khiến bạn bơi chậm mà còn nhanh mất sức hơn.

Cách sửa: Hãy cố gắng cân bằng giữa thân trên, core và thân dưới trong tập luyện và khi bơi. Tay để rẽ nước, phần core để điều chỉnh trong nước và chân để đạp tạo lực đẩy.

Sai lầm 7: Bạn không hoàn tất kiểu bơi 

Để cải thiện tốc độ, bơi nhanh với quãng đường ngắn tốt hơn bơi chậm với quãng đường dài
Để cải thiện tốc độ, bơi nhanh với quãng đường ngắn tốt hơn bơi chậm với quãng đường dài

Ở mọi kiểu bơi, đa số những người mới tập thường vội vàng kết thúc động tác trước khi lặp lại. Ví dụ ở kiểu bơi trườn sấp (Freestyle stroke), họ quạt tay trên mặt nước rồi đưa chúng trở lại hông thật nhanh để bắt đầu quạt tay trở lại.

Tóm lại bạn phải kết thúc mỗi động tác bơi trước khi lặp lại để tạo ra hiệu quả lớn nhất.

Cách sửa: Rất đơn giản. Hãy bơi chậm rãi và cảm nhận từng nhịp bơi. Tập luyện nhiều và đúng thì chúng sẽ trở thành bản năng.

Sai lầm 8: Bạn tập quá lâu với tốc độ bơi chậm

Việc tự hài lòng với bản thân khiến chúng ta khó tiến bộ. Bạn sẽ trở nên lười biếng nếu cứ bơi từ điểm A đến điểm B với cùng một tốc độ.

Cách sửa: Hãy lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể. Bơi ngắn và nhanh còn hơn bơi dài và chậm. 2 đến 3 buổi/tuần, hãy tập bơi nhanh thay vì tập bơi với quãng đường dài.

Print

Số lượt xem (213)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.