Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Bệnh đau thắt lưng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh đau thắt lưng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh đau thắt lưng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Hoàng Kim Anh/31 Tháng Mười 2021/Categories: Thể dục chữa bệnh

Rate this article:
No rating

Ngày nay tuy công việc đại đa số chúng ta đã nhẹ nhàng hơn so với trước kia nhưng tình trạng bệnh đau lưng không hề giảm. Nguyên nhân gây đau lưng thì rất nhiều, từ đau lưng không nguy hiểm đến những cơn đau trầm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân về bệnh đau lưng dưới đây.

Cấu tạo cột sống
Cấu tạo cột sống cơ thể người
Cột sống chúng ta được phân chia thành 4 đoạn để chống đỡ cơ thể. Mỗi một phần có một đặc điểm đau riêng.

Cột sống cổ: Đây là phần tương ứng giữa cổ và gáy. Chúng ta thường bắt gặp các cơn đau vai gáy hay còn gọi là đau đốt sống cổ.

Cột sống ngực: ở phàn trên của lồng ngực, đó là vị trí giữa hai xương bả vai, chúng ta thường gọi là đau phần giữa lưng hoặc phần lưng trên.

Cột sống thắt lưng: từ khung chậu cho đến xương sườn. Mọi người hay gọi đau ở phần thắt lưng hoặc phần hông.

Nguyên nhân đau cột sống thắt lưng
Hư hỏng đĩa đệm
Từ tuổi 30 trở đi, phần đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu trở nên khô, lớp đệm bọc xung quanh bị nứt, những lá sẽ rách và nhưng nứt nẻ ở sườn cũng xuất hiện. Thông thường, cơn đau do hư hỏng đĩa đệm chỉ thoáng qua khi bạn cố gắng dùng sức lưng. Trong trường hợp đĩa đệm của bạn bị thoái hóa và bạn dùng sức quá nhiều thì có nguy cơ gây hư hỏng, gây rách và phần nhân đĩa đệm bị đẩy ra sau phía trong ống sống, gọi là thoát vị đĩa đệm.

Đặc biệt, nó có thể gây ra điều trầm trọng là chèn lên các rễ thần kinh tọa được định vị ở vị trí này.

Phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể lành tự nhiên sau khi điều trị nội khoa, hoặc nhân sẽ trở về đúng vị trí của của đĩa đệm. Có khi nó bị khô, thể tích nhỏ lại và teo dần.

Đau cột sống thắt lưng mạn tính
Là tình trạng người bệnh cảm thấy cơn đau kéo dài, gián đoạn thời gian, hoặc đau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Hơn thế nữa, người bệnh cảm giác có một vành đai xiết quanh vùng thấp của lưng. Đôi khi, cơn đau lan xuống mông đến rễ của các dây thần kinh đùi và đau âm ỉ, cảm giác nặng nhọc, cũng có khi trở nên dữ dội. Đặc biệt, đau thường tăng khi cố gắng sức hoặc khi đứng hay ngồi lâu. Đau thường xảy ra nhiều vào buổi sáng lúc ngủ dậy và giảm dần khi về trưa.

Đau thắt lưng cấp
Nhiều người bị đau thắt lưng cấp cho rằng họ có cột sống bị sai lệch vị trí nhưng kết quả chụp X-quang không thể hiện điều đó. Nguyên nhân của đau thắt lưng cấp là do nứt đĩa đệm vùng thắt lưng và người bệnh cảm giác như hông bị “nghiền nát”, cùng theo đó là cảm giác thân thể nặng nề và không nâng đỡ bởi cột sống.

Đôi khi người bệnh cúi người xuống nhưng không thể đứng thẳng như cũ lại được. Một biện pháp duy nhất để giảm cơn đau là nằm yên bất động ở tư thế ít đau nhất, chờ cơn đau đi qua và gọi bắc sỹ.

Thông thường, cơn đau này chỉ là báo động nhỏ về hiện tượng đau lưng dưới. Nó sẽ giảm dần khi uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, chúng có thể kéo dài vài ngày và giảm dần. Tuy nhiên, cơn đau này vẫn sẽ quay trở lại và nó là điều cảnh báo những rắc rối trầm trọng hơn về sau.

Đau thần kinh tọa
Biểu hiện của đau thần kinh tọa là cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan xuống mông rồi đùi. Chúng tiếp tục lan xuống bắp chân, phía ngoài cẳng chân rồi lan xuống tận bàn chân, ngón chân.

Ngoài ra, kèm với cơn đau còn có cảm giác tê cóng và kiến bò đi kèm, đôi khi thay thế cho cảm giác đau. Đau thàn kinh tọa thường do thương tổn của đĩa đệm gần hoặc cuối cùng của cột sống gây nên.

Đau dây thần kinh đùi
Một nguyên nhân khác của hiện tượng đau thắt lưng là do đau thần kinh đùi. Giống như tên gọi, đó là sự tổn thương dây thần kinh đùi (dây thần kinh tách ra từ cột sống thắt lưng để đi xuống chi dưới)

Cơn đau tăng lên khó chịu đến dữ dội đến mức không chịu được. Có khi nó đau dọc theo chân và dễ bị nhầm lẫn với nguyên nhân khác. Để phân biệt thì cơn đau do thần kinh đùi có biểu hiện:

Vị trí đau ở trước đùi, lan xuống đầu gói và đôi khi ở trước chân, sau đó dừng lại ở phần xương chày.

Cơn đau khiến cho bệnh nhân có cảm giác bỏng trong đầu gối

Đau thường dai dẳng và trội lên về đêm, không giảm khi bạn uống các loại thuốc giảm đau.

Người bệnh có khả năng bước đi nhưng lại có cảm giác chân bị yếu hẳn

Cảm giác kiến bò trong đùi hoặc có nước lạnh dưới da. Đôi khi có cảm giác nóng hoặc rát bỏng như bị sắt nung đỏ áp lên da.

Các nguyên nhân khác dẫn đến đau thắt lưng
Thai nghén
Khi mang thai, trọng tâm cơ thể di chuyển về cột sống thắt lưng và kéo ra phía trước. Đồng thời, đường cong cột sống thắt lưng cũng tăng lên và gây đau lưng.

Phụ nữ mang thai cũng thay đổi lớn về hormone, làm nhão các dây chằng và có thể mất calci ở xương, gây đau. Tình trạng này còn tiến triển nặng lên khi trọng lượng bào thai đè lên khung chậu. Do đó bạn không cần quá lo lắng nếu tình trạng đau thắt lưng dưới xuất hiện trong khoảng thời gian này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Mãn kinh
Phụ nữ sau 50 tuổi sẽ có nhiều rối loạn do ảnh hưởng của hormone và quá trình lão hóa làm cho bụng mập lên, nặng và kéo ra phía trước. Điều này ảnh hưởng đến cột sống gây cong và đau. Đặc biệt nếu phụ nữ mang giày cao gót thì tình trạng càng thêm nặng.

Người già
Bị xẹp đốt sống là nguyên nhân lưng bị cong dần dần và thoái khớp sẽ xuất hiện ở các đường cong lõm. Ở lứa tuổi sau 60, mất calci, loãng xương là nguyên nhân chính gây đau.

Điều trị đau thắt lưng
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi khi bị đau thắt lưng là điều cần thiết để giảm cơn đau và tránh làm tình trạng nặng thêm. Tư thế nằm được khuyến nghị với vật kê ở chân giúp nâng phần đầu gối và chân lên cao là thoải mái nhất.

Giảm đau
Bằng các phương pháp như thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da, và nhiệt.

Nhiệt là phương pháp đơn giản và giảm đau tốt. Có thể làm tại nhà dễ dàng. Bạn có thể dùng hơi ấm của bất cứ loại nào như máy sấy nhiệt, đèn hồng ngoại, tắm nước ấm, hoặc dùng khăn nhúng nước ấm.

Thuốc bôi ngoài da: mục đích của thuốc bôi ngoài da là tạo sức nóng và tăng tính tuần hoàn máu tại chỗ đau. Phương pháp này dùng cho các hiện tượng đau nhẹ. Có thể tăng hiệu quả bằng cách xoa bóp trên chỗ đau để tăng nhiệt và kích thích tuần hoàn.

Thuốc giảm đau: bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn của bác sỹ như aspirin nếu như bạn không bị dị ứng với chúng. Thực tế thì thuốc giảm đau không phải hiệu quả cho tất cả mọi người nên chúng ta không nên quá lệ thuộc vào chúng.

Bó bột corset
Phương pháp này ít được sử dụng vì tính bất tiện của chúng. Người được bó bột corset sẽ phải nằm yên bất động từ 2 – 4 tuần sau đó có thể bỏ bó bột. Điều này khiến người bệnh không thể sinh hoạt cá nhân, làm việc trong thời gian dài. Tuy nhiên, cách làm này lại giúp người bệnh không cần phải phẫu thuật.

Xoa bóp
Thuật ngữ vật lý trị liệu thường bị nhầm với xoa bóp. Hiểu cho đúng thì xoa bóp là một trong những bài thực hành của vật lý trị liệu. Phương pháp xoa bóp không phải luôn hiệu quả, đặc biệt trong thời kỳ viêm cấp vì nó có thể làm bệnh thêm nặng. Có nhiều kỹ thuật xoa bóp, một vài kỹ thuật đã được chứng minh qua thời gian.

Vuốt nhẹ: dùng lòng bàn tay trượt trên vùng bị đau, động tác này giúp giảm đau và tạo cảm giác dễ chịu.
Ấn tại chỗ: thực hiện với lực đạo từ từ, ấn giữ 1 lúc rồi thả. Rất hữu ích trong các trường hợp co cơ quanh cột sống.
Sự nắn bóp: được thực hiện bởi một cử động xoắn vặn hoặc bò với đầu ngón tay hoặc cả bàn tay. Nó giúp cải thiện sự co cơ của thân và tứ chi.
Rung: Được thực hiện bởi các đầu ngón tay với các nhịp nhanh, nhưng rất nhẹ, đôi khi tập trung lên các huyệt châm cứu, gọi là chân bằng ngón tay.
Xoa bóp sâu: Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa lên các vùng gân bị viêm. Đó là một phương pháp gây đau đôi khi khó chịu nhưng rất có hiệu quả.
Xoa bóp được gọi là “phản xạ” để cải thiện tuần hoàn trong một vùng xác định.

Các phương pháp tây y được sử dụng để trị dứt điểm cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm như tiêu hủy nhân của đĩa đệm bằng hóa chất, phẫu thuật mỗ đĩa đệm nhưng tỷ lệ thành công hết đau không cao.

Những hoạt động hạn chế ảnh hưởng đến thắt lưng
Tập thể dục

Vì thắt lưng là nơi chịu tác động phát lực chính cho các hoạt động thường ngày nên việc lao động hay vận động hàng ngày cần chú ý đến chúng để tránh tình trạng đau thêm. Một số thao tác tập thể dục giúp giảm cơn đau, đạt lại sự mềm dẻo như xưa hay ngăn ngừa các cơn tái phát về sau. Nguyên tắc thực hiện các bài tập thể dục:

Thực hiện nhẹ nhàng, đơn giản từng bước một.
Tập các thao tác không gay đau.
Nếu có thể, thực hiện những động tác vào buổi sáng, sau khi tắm nước ấm để loại bỏ độ cứng của khớp.
Những tư thế giảm đau
Nằm ngửa: vùng thắt lưng phẳng, đầu được nâng nhẹ lên nhờ một gối nhỏ, đồng thời chân đặt trên một gối lớn hoặc một nệm bông, gọi là thư thế quá – nghỉ.

Nằm ngửa: chân làm thành dạng cái móc, gập đầu gối vào ngực, chân này rồi chân kia giữ chúng ở giữa hai tay và kéo mạnh cho đến khi mông nhắc khỏi sàn. Giữ một vài giây rồi thả ra. Tiếp theo, đặt một chan rồi sau đó chân khác xuống sàn và hít thở. Tập lại 10 lần.

Bập bênh khung chậu: nằm ngửa, chân làm thành cái móc đồng thời thực hiện xen kẽ cử động nhẹ khung chậu để nhấc lên và hạ xuống vùng thắt lưng trên sàn. Kiếm soát bằng cách đặt môt bàn tay dưới hông.

Lăn trên mông: trời trên bàn hoặc ghế đẩu, lăn khung chậu từ trước ra sau và ngược lại sao cho tìm được tư thế thoải mái. Tập trung một lần nữa lên vùng cơ thoải mái. Cố gắng tập động tác này vào thời gian rảnh rỗi.

Trong sinh hoạt hàng ngày
Để ngăn các cơn đau thắt lưng quay trở lại thì trong sinh hoạt hàng ngày cần hoạt động đúng tư thế là điều quan trọng. Nhờ nó mà chúng ta có thể trị dứt điểm được hiện tượng đau thắt lưng.

Nâng một vật nặng: Lưng chúng ta không phải là cái cần cẩu và nhất là khi đã có những biểu hiện của hiện tượng đau lưng. Để giảm ảnh hưởng đến cột sống lưng thì khi bê vật nặng bạn nên:

Dạng hai chân ra sao cho nó bọc hết vật nặng và nhấc.
Để trọng tậm vật nặng sát vào trọng tâm cơ thể
Giữ lưng thẳng và cứng, bụng xiết chặt
Hạ đầu xuống một ít, cắm gập vào
Cong chân
Nhấc vật nặng lên bằng sức của chân và đùi, tay vẫn giữ thẳng theo chiều dọc.

Chọn giường ngủ sao cho đỡ đau thắt lưng
1/3 thời gian của chúng ta là ở trên giường ngủ. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ và chiếc giường là như thế nào. Thực tế là không có một tiêu chuẩn vàng nào trong việc chọn giường vì mỗi người sẽ có giải pháp và sự thoải mái riêng. Tuy nhiên với người bị đau lưng thì có một só lưu ý sau.

Không nên sử dụng nệm quá mềm cũng không quá cứng điều này ảnh hưởng đến hình dạng của cột sống.

Nên sử dụng ván lót hoặc tỷ giường để cố định phần nệm

Lựa chọn gối sao cho đầu và gáy thẳng với trục thân. Do đó, cần một cái gối nhỏ, mềm, hơi dẹt, dễ dát mỏng, đủ rộng để giúp đầu không bị di động.

Ngủ không có gối là điều không nền, người lại, với một cái gối quá cao và cứng cũng sẽ tạo ra thương tổn cho gáy.

Tư thế ngủ: nằm ngửa, hai chân hơi gấp nhẹ hoặc nằm nghiêng một bên như tư thế cò súng. Tư thế nằm sấp hoặc ngửa mà chân duỗi thẳng thì không nên áp dụng vì nó lằm cong vùng thắt lưng.

Bước ra khỏi giường: cứng khớp thường xảy ra lúc thức dậy nên một vài lời khuyên để bước ra khỏi giường an toàn.

Ngồi trên giường, xoay mông 90 độ để đưa chân xuống đất.
Lăn sang một bên gần với bờ giường, thận trọng đặt bàn chân xuống đất khi chống tay trên giường.
Ngồi cạnh bờ giường, đợi một vài phút rồi đứng dậy từ từ bằng cách chống bàn tay lên đùi.  
Lức dậy nên tắm bằng nước ấm để làm giảm sự cứng khớp buổi sáng.

Tư thế đứng

Hầu như đau cột sống thắt lưng luôn làm bụng đưa ra trước, mông đưa ra sau làm cho tình trạng thêm xấu đi. Để giữ tư thế tốt hơn thì bạn nên để thẳng cột sống lưng và cố định trong tư thế tốt. Đối với những người đau lưng rồi thì không nên mang những đôi cao gót

Tư thế ngồi: ngày nay chúng ta ngồi làm việc trước máy tính rất nhiều, ngoài ra còn có tài xế xe máy, xe taxi cũng đa số có tư thế ngồi là chính. Và vì thế, những người này thường mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến cột sống trong đó có phần thắt lưng. Lựa chọn tư thế ngồi đúng giúp hạn chế các bệnh liên quan đến cột sống: lưng thẳng, hai chân chạm đất, đầu thẳng như hình dưới

Với những thông tin kể trên hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về hiện tượng đau thắt lưng dưới. Từ đó có những giải pháp để loại bỏ hiện tượng này khỏi cơ thể.

Osanno là đơn vị chuyên phân phối các dòng ghế massage giúp hỗ trợ tốt cho người bị đau lưng. Với các tính năng như con lăn massage tác động lên huyệt đạo vùng đau, nhiệt hồng ngoại làm mềm cơ, kích thích lưu thông máu, chế độ zero gravity  của các dòng ghế massage sẽ giúp bạn thư giãn, giảm đau lưng khi sử dụng ghế massage. Bạn có thể tham khảo bên dưới đây.

Thấp là gì?
Thấp là tất cả những gì động chạm dến khớp và những yếu tố xung quanh nó: tức là sụn, xương, màng hoạt dịch, và gân. Tùy theo bản chất của thương tổn mà tồn tại những dạng thấp có tính thay đổi khác nhau. Từ lành tính nhất đến trầm trọng nhất hoặc từ thoáng qua đến dai dẳng.

Print

Số lượt xem (989)/Bình luận (0)

Tags:
Hoàng Kim Anh

Hoàng Kim Anh

Other posts by Hoàng Kim Anh

Comments are only visible to subscribers.