Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Bản tin Phổ biến, giáo dục pháp luật ngành thể dục thể thao số 3

Bản tin Phổ biến, giáo dục pháp luật ngành thể dục thể thao số 3

Bản tin Phổ biến, giáo dục pháp luật ngành thể dục thể thao số 3

Bản tin Phổ biến, giáo dục pháp luật ngành thể dục thể thao số 3

Tác giả: SuperUser Account/27 Tháng Mười 2008/Categories: Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật

Rate this article:
No rating

 

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO 

 

 

 

 

 

BẢN TIN

 

 

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

 

NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO

 

 

 

(Thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2003- 2007)

 

 

 

 

 

 

Số 3/2005  

 

Hà Nội- 2005  

 

 

THÔNG TIN TỪ TRUNG ƯƠNG

 

 

 

 

1. Ngày 20/5/2005, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc Hội khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) bao gồm 9 chương, 120 điều, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006. Luật Giáo dục năm 2005 có 120 điều (Luật giáo dục 1998 có 110 điều) trong đó sửa đổi, bổ sung 83 điều về nội dung và 15 điều về kỹ thuật, bỏ bớt 3 điều và thêm 13 điều mới. Cụ thể gồm 5 nhóm vấn đề chính sau:

Một là, hoàn thiện một bước về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định vị trí của giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba trình độ đào tạo, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống. Luật quy định thống nhất việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, được hiệu trưởng nhà trường xác nhận trong học bạ. Luật cũng xác định những trường hợp Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định học sinh có thể học trước tuổi học vượt lớp, học lưu ban.

 

Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, xác định rõ yêu cầu về chương trình giáo dục, về điều kiện thành lập nhà trường, xác định những tiêu chí cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích lũy tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục.

 

Ba là, nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân, đặc biệt là cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo.

 

Luật sửa đổi bổ sung quy định về việc Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập. Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.

 

 

Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, xác định rõ trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, đặc biệt là các trường dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

 

 

Luật bổ sung hai nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm cả tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục. Bổ sung nội dung quy định việc phân bổ ngân sách thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.

 

 

Luật bổ sung quy định về những việc nhà giáo không được làm nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín của nhà giáo cũng như thanh danh nghề dạy học; bổ sung một điều quy định các hành vi đặc thù người học không được làm.

 

 

Năm là, khuyến khích đầu tư phát triển trường ngoài công lập, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường dân lập, tư thục.

 

 

Luật sửa đổi quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập, tư thục (không duy trì loại hình bán công). Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; trường tư thục là trường do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

 

 

 

2. Bộ luật Dân sự (BLDS) mới gồm 7 phần, 36 chương, 777 điều, có hiệu lực từ đầu năm 2006, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các quan hệ dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Những nội dung cơ bản, đặc biệt là những nội dung mới của bộ luật này như sau:

 

 

Phần thứ nhất: Những quy định chung

 

Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLDS năm 2005 gồm 9 chương, 162 điều, quy định về nhiệm vụ và hiệu lực của BLDS, những nguyên tắc cơ bản, địa vị pháp lý của các chủ thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác, các vấn đề về giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu.

 

 

So với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Phần thứ nhất "Những quy định chung" trong Bộ luật Dân sự 2005 có một số điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:

 

 

 

Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

 

Các quy định tại Điều 1 của BLDS năm 2005 đã thể hiện được BLDS là luật chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể. Quan hệ dân sự, theo quy định của BLDS năm 2005, được hiểu rộng, bao gồm cả các quan hệ hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Như vậy, BLDS quy định những vấn đề chung nhất, còn các luật chuyên ngành khác về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động chỉ quy định những vấn đề đặc thù trong lĩnh vực đó. Trong trường hợp các luật trong các lĩnh vực đó không có các điều luật cụ thể để áp dụng thì áp dụng các quy định của BLDS phù hợp để giải quyết.

 

 

Đây là sự bổ sung cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật của nước ta, vì quy định này bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

 

 

Những nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2005: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 4). Nếu trong BLDS 1995 (Điều 7) quy định là "Quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm" thì Điều 4 BLDS 2005 quy định "Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội". Đây là sửa đổi rất quan trọng, vì quy định này cho phép các chủ thể trong quan hệ dân sự "được làm những gì mà pháp luật không cấm" thay vì " được làm những gì phù hợp với quy định của pháp luật".

 

 

Những nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2005 đã được sắp xếp lại cho phù hợp hơn so với BLDS 1995.

 

 

 

Về quyền nhân thân

 

BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm một số quyền nhân thân, đó là các quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác, quyền xác định lại giới tính dưới góc độ là các quyền dân sự của cá nhân. Đây là những vấn đề mới mà trong thực tiễn đặt ra và yêu cầu giải quyết về mặt pháp lý. Tuy nhiên những vấn đề này được quy định trong BLDS chỉ mang tính nguyên tắc, dưới giác độ là các quyền dân sự; còn các quy định cụ thể sẽ do các văn bản riêng điều chỉnh.

 

Đăng ký hộ tịch là quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân. Đây là quan hệ hành chính, do đó các quy định về đăng ký hộ tịch đã được đưa ra khỏi BLDS. Các vấn đề cụ thể về đăng ký hộ tịch do các văn bản pháp luật về hộ tịch điều chỉnh. BLDS chỉ quy định một số quyền về hộ tịch dưới góc độ là quyền nhân thân của cá nhân, và đưa vào quy định tại Mục 2 về quyền nhân thân của cá nhân (Điều 29, Điều 30).

 

 

Nơi cư trú (Điều 52)

 

Điều 48 BLDS 1995 quy định: "Nơi cư trú của một cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú". Khái niệm về nơi cư trú trong BLDS 1995 mang nặng ý nghĩa quản lý về mặt hành chính, không phù hợp dưới góc độ dân sự. Bởi vậy, BLDS năm 2005 đã quy định nơi cư trú phù hợp với quan hệ dân sự, lấy tiêu chí quan trọng nhất để xác định nơi cư trú của cá nhân, đó là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống.

 

 

 

Về giao dịch dân sự

 

Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Khoản 2 Điều 122 quy định:

 

"Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định". Đây là sửa đổi quan trọng so với quy định tại khoản 4 Điều 131 của BLDS 1995 vì: quy định tại khoản 2 Điều 122 BLDS-2005 khẳng định là chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức giao dịch mới là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Quy định này sẽ hạn chế khả năng giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu chỉ vì có vi phạm về hình thức giao dịch trong mọi trường hợp.

Hình thức giao dịch dân sự (Điều 124): bổ sung quy định là "giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản" cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.

 

 

Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu

 

Trong BLDS năm 2005, Phần thứ hai "Tài sản và quyền sở hữu" gồm 7 chương (từ Chương X đến Chương XVI) với 117 điều (từ Điều 163 đến Điều 279). Phần này có những quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, các loại tài sản, nội dung quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, những quy định khác về quyền sở hữu.

 

 

So với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Phần thứ hai về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005 có một số điểm mới cơ bản sau đây:

 

 

 

Về khái niệm tài sản (Điều 163)

 

Điều 163 đã quy định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Như vậy "vật có thực" theo quy định của BLDS 1995 đã được sửa thành "vật". Việc bỏ cụm từ "có thực" làm cho khái niệm "vật" được hiểu theo nghĩa rộng hơn: bao gồm cả vật đang có và được hình thành trong tương lai. Trên thực tế có nhiều vật đang được hình thành nhưng đã là đối tượng của giao dịch. Ví dụ: công trình đang được xây dựng, tàu thuyền đang đóng. Đây là điểm sửa quan trọng vì quy định như vậy làm cho đối tượng của các giao dịch sẽ phong phú hơn, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu về giao dịch trong nền kinh tế thị trường.

 

 

 

Về hình thức sở hữu (Điều 172 và các Điều tại Chương XIII)

Điều 172 quy định: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Như vậy, các hình thức sở hữu theo quy định của BLDS 2005 là sáu hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu toàn dân trong BLDS 1995 đã được sửa thành hình thức sở hữu nhà nước. Quy định như vậy nhằm làm rõ chủ thể của quyền sở hữu. Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; có các quyền năng cũng như có các nghĩa vụ của chủ sở hữu. Bổ sung thêm sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp vì hiện nay đã xuất hiện loại tổ chức này. Hình thức sở hữu hỗn hợp trong BLDS 1995 đã được đưa vào sở hữu chung và được quy định tại Điều 218 về sở hữu chung hỗn hợp.

 

 

Cơ chế thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu

 

Về đăng ký quyền sở hữu tài sản (Điều 167)

 

 

Điều 167 quy định: "Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

 

Điều 167 BLDS năm 2005 đã sửa Điều 174 BLDS 1995 vì Điều này quy định quá khái quát gây khó khăn trong việc áp dụng, chưa quy định rõ những loại tài sản nào được đăng ký.

 

Cơ chế đăng ký quyền sở hữu tài sản là một cơ chế nhằm công khai hoá quyền sở hữu của chủ thể. Khi quyền sở hữu đã thuộc về một chủ thể thì về nguyên tắc tất cả các chủ thể khác phải tôn trọng quyền sở hữu của chủ thể đó. Để mọi người biết về quyền sở hữu của mình thì phải có cơ chế công khai quyền này. Ở nhiều nước trên thế giới áp dụng hai cơ chế riêng về cách biểu thị công khai đối với động sản và bất động sản. Đối với động sản: chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu. Đối với bất động sản: đăng ký là biện pháp công khai hoá các quyền về bất động sản.

 

 

Ở nước ta, quy định tại Điều 167 của BLDS 2005 là phù hợp với thông lệ quốc tế: đối với bất động sản thì đăng ký là biện pháp công khai hoá quyền sở hữu; đây là một cơ chế pháp lý nhằm làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bảo đảm sự an toàn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch về bất động sản. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc thực hiện quyền sở hữu và một số quyền khác đối với bất động sản. Còn đối với động sản thì chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu, chỉ trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định rõ là đối với loại tài sản đó áp dụng chế độ đặng ký. BLDS quy định khái quát như vậy, còn những vấn đề cụ thể như trình tự, thủ tục đăng ký, cơ quan đăng ký... sẽ do Luật đăng ký bất động sản quy định. Hiện nay Luật đăng ký bất động sản đang được soạn thảo và sẽ được ban hành trong thời gian tới.

 

 

Về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168) Điều 168 của BLDS 2005 là một điều mới. Điều này quy định:

 

 

"1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

 

2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

 

 

Như vậy, Điều 168 BLDS 2005 là sự kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc đăng ký đăng ký là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của sự chuyển quyền sở hữu.

 

 

Về các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản

 

 

Điều này đã giữ lại nội dung theo quy định của BLDS 1995: "Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật" (khoản I). Ngoài ra, điều này được bổ sung thêm khoản mới để làm rõ các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề; các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

 

Phần thứ ba BLDS năm 2005 gồm có 5 chương (từ chương XVII - XXI), 33 mục, 351 điều, từ Điều 280 đến Điều 630 quy định về nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự, hợp đồng dân sự; thực hiện công việc không có uỷ quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 

Những điểm mới chủ yếu của BLDS năm 2005 so với Bộ luật Dân sự 1995 được thể hiện như sau:

 

 

Về khái niệm nghĩa vụ dân sự (Điều 280)

 

BLDS mới quy định cụ thể hơn khái niệm nghĩa vụ dân sự so với BLDS 1995, theo đó nghĩa vụ dân sự không chỉ là việc phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác mà còn bao gồm cả việc phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá khác.

 

 

 

Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 318 đến Điều 373)

 

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện các quan điểm sau đây:

 

 

- Xác định đúng bản chất của các biện pháp bảo đảm, từ đó BLDS năm 2005 không quy định phạt vi phạm là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mà các bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm là một trong các nội dung của hợp đồng (khoản 7 Điều 402); phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản căn cứ vào một tiêu chí cơ bản, đó là trong trường hợp cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; trong trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản thế chấp. Sự thay đổi này nhằm tránh các khó khăn khi phân biệt động sản, bất động sản và đơn giản hoá các quy định về cầm cố, thế chấp. Nhằm giảm sự khác biệt so với pháp luật của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

 

- Nhiều quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, thoả thuận của các bên, kết hợp với việc đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về cam kết, thỏa thuận của mình.

 

 

Quan điểm nêu trên được cụ thể hoá trong các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh, tạo ra khả năng cho phép các bên linh hoạt hơn khi xử lý các tình huống phát sinh trong thực tế, cụ thể như sau:

 

 

Các bên được thỏa thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại và nghĩa vụ trong tương lai và mở rộng khả năng dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

 

 

BLDS cho phép các bên được cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu giá trị tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố, thế chấp lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, về nguyên tắc mọi tài sản đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Từ đó, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có vào thời điểm giao kết hoặc sẽ có trong tương lai, tài sản là vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế.

 

 

- Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của các quan hệ về giao dịch bảo đảm, BLDS quy định các giao địch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 325). Bộ luật pháp điển hóa các quy định đã được thực tế kiểm nghiệm và có hiệu quả tích cực đối với quá trình đẩy mạnh đầu tư vốn trong và ngoài nước. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục tiêu công khai hoá giao dịch và cung cấp thông tin cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu trước khi quyết định tiến hành các giao dịch có liên quan đến tài sản, đồng thời, qua đó xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo đảm được xử lý để thực hiện thanh toán nghĩa vụ.

 

 

Về hợp đồng dân sự (từ Điều 388 đến Điều 593)

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng dân sự thể hiện quan điểm xây dựng chế định hợp đồng trong BLDS thành nền tảng cho pháp luật về hợp đồng nói chung, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành về hợp đồng cụ thể có quy định riêng, thì ưu tiên áp dụng các quy định riêng đó. Vì vậy phạm vi áp dụng của các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS được mở rộng, áp dụng chung cho các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, thương mại một cách tuyệt đối như hiện nay. Cũng chính vì thế, kể từ ngày BLDS có hiệu lực (ngày 1-1-2006), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực và trong Luật Thương mại năm 2005 cũng không có quy định chung về hợp đồng.

 

Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự được sửa đổi để phù hợp với các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

 

- Tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm khi có vi phạm.

 

BLDS xác định thời điểm giao kết hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận giữa các bên, không phụ thuộc vào yếu tố hình thức, thủ tục của hợp đồng. Xuất phát từ đó, BLDS quy định nguyên tắc chung đó là hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản (Điều 404).

 

Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết nêu trên (Điều 405). Tuy nhiên cần lưu ý đó là các bên có thể thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ: Luật Đất đai quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp là thời điểm đăng ký.

 

- Thực hiện hợp đồng (từ Điều 412 đến Điều 422)

 

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng của hợp đồng, vì mục đích của các bên có đạt được hay không phụ thuộc vào vấn đề hợp đồng được thực hiện tốt hay không. Do đó, khi thực hiện hợp đồng, các bên phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 412 BLDS. Ngoài ra, BLDS bổ sung quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự (Điều 416), thực hiện hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm (Điều 422).

 

- Về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

 

 

Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu được áp dụng theo Điều 136 BLDS, vì hợp đồng là một loại của giao dịch dân sự. Ngoài ra, BLDS bổ sung thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm (Điều 427).

 

 

- Về vấn đề họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) được quy định tại Điều 479. Đây là một vấn đề mới được bổ sung vào trong Bộ luật Dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà lâu nay Toà án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, BLDS chỉ quy định mang tính nguyên tắc trên cơ sở họ là quan hệ tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân, Nhà nước nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 604- Điều 630)

 

Việc sửa đổi, bổ sung phần này so với BLDS năm 1995 nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng, bảo vệ mạnh mẽ hơn người bị thiệt hại và tăng cường trách nhiệm của người gây thiệt hại, từ đó đẩy mạnh việc phòng ngừa thiệt hại xảy ra. Trong phần này có một số sửa đổi, bổ sung chủ yếu sau đây:

 

 

- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm (Điều 607). Quy định này là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng tranh chấp kéo dài và khó khăn trong việc thu thập, xác minh chứng cứ phục vụ việc xét xử.

 

 

- Về trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần, BLDS năm 2005 quy định các bên thỏa thuận về mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong các trường hợp gây thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; nếu không thỏa thuận được, thì áp dụng mức tối đa là 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với trường hợp xâm phạm về sức khỏe (khoản 2 Điều 609); 60 tháng lương tối thiểu đối với trường hợp xâm phạm về tính mạng (khoản 2 Điều 610), 10 tháng lương tối thiểu đối với trường hợp xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín (khoản 2 Điều 611). Quy định này nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.

 

 

- BLDS năm 2005 có bổ sung so với BLDS năm 1995 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 628) và mồ mả (Điều 629). Đây là những vấn đề thực tiễn đang có vướng mắc.

 

 

Phần thứ tư: Thừa kế (từ Điều 631 đến Điều 687)

 

Phần thừa kế của BLDS 2005 gồm 4 chương, 57 điều. Trong phần này có những quy định chung về thừa kế; thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật; thanh toán và phân chia di sản.

 

 

Quy định mới về thừa kế so với BLDS năm 1995 được thể hiện như sau:

 

 

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (Điều 641)

 

Về nguyên tắc thì những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì không được quyền thừa kế của nhau. BLDS 2005 đã mở ra trường hợp ngoại lệ đối với thừa kế thế vị (Điều 677), nhằm mục đích bảo đảm quyền thừa kế của gia đình dòng họ và chuyển di sản của họ cho người thừa kế gần nhất của mình. Như vậy, trong trường hợp ông và bố chết cùng thời điểm thì cháu vẫn được thừa kế di sản của ông mình. Trường hợp này cũng áp dụng đối với chắt.

 

 

Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645)

 

BLDS năm 2005 đã quy định rõ hơn về hai loại thời hiệu:

 

 

- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

 

- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

 

- Hạn chế phân chia di sản (Điều 686)

 

 

Để phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình, BLDS 2005 đã bổ sung quy định so với BLDS năm 1995 "Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong thời hạn  nhất định nhưng không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế"...

 

 

Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế (Điều 687)

 

 

Đây là điều mới được đưa vào BLDS lần này nhằm giải quyết sự bất cập trong thực tiễn là khi di sản đã được chia mới xuất hiện người thừa kế mới hoặc người thừa kế đã nhận di sản bị bác bỏ quyền thừa kế thì giải quyết thế nào cho hợp lý. Quy định mới này đã giải quyết bằng cách không chia lại bằng hiện vật, mà thanh toán bằng tiền tại thời điểm chia thừa kế cho những trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế. Quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người thừa kế mà còn bảo đảm tính ổn định trong giao dịch dân sự.

 

 

Phần thứ năm: Những quy định về chuyển quyền sử dụng

Phần này gồm 8 chương, 48 điều (từ Điều 688 đến Điều 735). Phần này quy định về các hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại, thế chấp, tặng, cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất.

Những vấn đề cơ bản được sửa, bổ sung của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 như sau:

 

- Mở rộng chủ thể tham gia chuyển quyền sử dụng đất (Điều 688)

 

BLDS năm 1995 chỉ quy định về chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. BLDS năm 2005 bổ sung thêm chủ thể được chuyển quyền sử dụng đất là pháp nhân, chủ thể khác.

 

 

- Mở rộng quyền của người sử dụng đất

 

BLDS năm 1995 chỉ quy định người sử dụng đất có 5 quyền: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. BLDS năm 2005 bổ sung thêm quyền cho thuê lại quyền sử dụng, quyền tặng cho quyền sử dụng đất và quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

 

 

- Tôn trọng sự thoả thuận về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 

Điều 694 của BLDS năm 1995 quy định: "Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cơ sở bảng giá do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ quy định". Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 của Luật đất đai năm 1993 và Điều 56 của Luật đất đai năm 2003 thì giá đất do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ quy định không áp dụng trong việc chuyển quyền sử dụng đất giữa những chủ thể sử dụng đất. Thực tế cho thấy, trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các tổ chức với nhau, giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau là quan hệ dân sự, do vậy, về nguyên tắc cần tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên. Để phù hợp với Điều 56 của Luật Đất đai năm 2003, Điều 690 của BLDS 2005 đã quy định:" Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định".

 

 

- Tạo cơ chế thông thoáng cho người sử dụng đất

 

Về nghĩa vụ của bên chuyển đổi quyền sử dụng đất (Điều 695):

 

 

Tại khoản 5 Điều 703 của BLDS 1995 quy định: "Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất thì bên được thanh toán số tiền chênh lệch do giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi cao hơn phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với phần chênh lệch đó". BLDS năm 2005 đã bỏ quy định về việc nộp thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất nếu "bên được thanh toán số tiền chênh lệch do giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi cao hơn phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với phần chênh lệch đó". Bổ sung "nghĩa vụ của các bên chuyển đổi phải nộp lệ phí chuyển đổi".

 

 

Về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng sử dụng đất (Điều 699):

 

Khoản 1 Điều 709 của BLDS 1995 quy định: "bên chuyển quyền sử dụng đất có nghĩa vụ xin phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Thực tế cho thấy, quy định này không hợp lý vì Luật đất đai đã cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất trong đó có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, BLDS năm 2005 đã bỏ quy định này.

 

 

Về nghĩa vụ của bên thuê quyền sử dụng đất (Điều 707):

 

 

Tại khoản 6 Điều 720 của BLDS 1995 quy định: "bên thuê quyền sử dụng đất không được cho người khác thuê lại quyền sử dụng đất". BLDS năm 2005 đã bỏ quy định này để phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai vì Luật đất đai cho phép người sử dụng đất được cho thuê lại đất.

 

 

Về hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất (Điều 715 - Điều 721):

 

Mở rộng phạm vi được thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 716): Theo quy định của BLDS 1995 thì đất nông nghiệp chỉ được thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, tại các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập, đối với đất ở được thế chấp với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước. BLDS năm 2005 bỏ các quy định này và tạo thuận lợi cho bên thế chấp được quyết định bên nhận thế chấp.

 

 

Mở rộng quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 718): Để tạo điều kiện cho bên thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thanh toán được nợ, BLDS 2005 quy định bên thế chấp quyền sử dụng đất có quyền: "Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nếu được bên nhận thế chấp đồng ý".

 

- Về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (từ Điều 727 đến Điều 732)

 

Đây là một quyền mới được bổ sung vào BLDS năm 2005. Theo quy định của BLDS 2005 ( khoản 2 Điều 730) thì tuy giá trị quyền sử dụng đã được góp vốn, nhưng bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vẫn "được quyền chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

 

 

- Về thừa kế quyền sử dụng đất (từ Điều 733 đến Điều 735)

 

Theo quy định của BLDS 1995 đối với đất nông nghiệp, người được thừa kế phải có điều kiện: Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sản xuất nông nghiệp; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. BLDS 2005 không quy định điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất và quy định những người thuộc hàng thừa kế đều được thừa kế quyền sử dụng đất, cụ thể là: "Cá nhân được Nhà nước giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, được thuê đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai".

 

 

Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

 

Phần thứ sáu BLDS 2005 về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ gồm 3 chương, 22 điều (từ Điều 736 đến Điều 749) . Phần này quy định về quyền tác giả (như đối tượng, nội dung, thời điểm phát sinh quyền tác gia ...) và quyền liên quan đến quyền tác giả (đối tượng hên quan đến quyền tác giả, chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn, cuộc phát sóng..); quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới; chuyển giao công nghệ.

 

 

Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

 

Trong BLDS năm 2005, Phần thứ bảy "Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" gồm 20 điều (từ Điều 758 đến Điều 777).    

 

3. Ngày 7/7/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/2005/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ. Theo Nghị quyết này, trong 2 ngày 30/6 và 1/7/2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6, đã thảo luận và quyết nghị một số vấn đề quan trọng. Một trong những nội dung đó là Chính phủ đã nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao báo cáo về Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam (bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao). Sau khi thảo luận, Chính phủ giao Uỷ ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh nội dung Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình phải đảm bảo tính toàn diện; gắn với chiến lược phát triển tổng thể con người Việt Nam, với môi trường lao động, sản xuất, với xã hội và gia đình; động viên toàn xã hội đầu tư, tham gia chăm sóc, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam.

 

 

4. Ngày 19/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 181/2005/QĐ-TTg quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập. Thực hiện việc phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công nhằm:

 

 

-   Tiếp tục kiện toàn và tăng cường công tác quản lý đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập; khắc phục sự thiếu thống nhất về phân loại, xếp hạng và khuynh hướng nâng hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

 

-   Thực hiện phân cấp quản lý cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc phạm vi quản lý của từng cấp

 

-   Phục vụ cho việc thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập là một căn cứ để quy định việc áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của từng loại tổ chức theo các mức xếp hạng tương ứng, bảo đảm sự thống nhất trong cả nước.

 

 

-   Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập trong từng ngành, lĩnh vực; đổi mới phương thức đầu tư cho mỗi loại tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập theo hệ thống phân loại, xếp hạng.

 

 

Theo Quyết định trên, khung xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành thể dục thể thao do Trung ương và địa phương quản lý xếp 4 hạng từ hạng một đến hạng bốn. Trong đó: Khu liên hợp thể thao quốc gia, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I, II và III xếp hạng một; Trung tâm thể thao, Trung tâm văn hoá thể thao, Nhà thi đấu, Nhà luyện tập và các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thể dục thể thao khác xếp bốn hạng từ hạng một đến hạng bốn; Câu lạc bộ thể dục thể thao xếp hai hạng ba và bốn.

 

 

Trên cơ sở khung xếp hạng nêu trên, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao có nhiệm vụ phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng, ban hành các tiêu chí cụ thể xếp hạng của ngành thể dục thể thao; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các tiêu chí trong xếp hạng đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành mình. Đồng thời, căn cứ vào tiêu chí phân loại chung và tiêu chí cụ thể của từng ngành, lĩnh vực để xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập do Uỷ ban Thể dục thể thao quản lý và gửi báo cáo xếp hạng về Bộ Nội vụ.

 

5. Thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, ngày 17/6/2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2111/BTNMT-ĐKTKĐĐ gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quy hoạch sử dụng đất cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Theo văn bản này, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các việc sau đây:

 

 

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao theo đúng nội dung quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

 

 

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đây, các tỉnh đã quan tâm chú trọng đến việc dành quỹ đất cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện không thống nhất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn khái quát, chưa bố trí cụ thể vị trí, diện tích đất cho từng lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

 

 

Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006- 2010), đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao chủ trì phối hợp với cơ quan Tài nguyên Môi trường các cấp rà soát, đánh giá hiện trạng quỹ đất đang sử dụng của các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; đồng thời xác định rõ nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực trên đến năm 2010 để bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của từng địa phương.

 

 

- Bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để xây dựng các công trình giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao

 

 

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chủ động lập kế hoạch cụ thể thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để mở rộng hoặc xây mới các công trình giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao trên địa bàn.

 

 

Chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà để thực hiện tái định cư cho các hộ dân trong các khu vực cần giải toả để xây dựng, mở rộng các công trình giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

 

 

- Tăng cường quản lý việc sử dụng đất của các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

 

 

Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt để dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện.

 

 

Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã bố trí cho các công trình giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

 

 

- Trong năm 2005, Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần giải quyết xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất vào mục đích giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao để các tổ chức này có đủ cơ sở pháp lý quản lý sử dụng đất và mở rộng nâng cấp các công trình giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

 

 

6. Từ ngày 27/7 đến ngày 7/8/2005, Uỷ ban Thể dục thể thao tổ chức lớp bồi dưỡng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ ngành thể dục thể thao. Đối tượng tham dự lớp học bao gồm đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao, giáo viên giảng dạy Bộ môn Mác- Lê nin các trường, cán bộ chủ chốt Đoàn thanh niên, cán bộ phòng công tác chính trị, quản lý vận động viên, sinh viên các trường, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các ngành và một số địa phương.

 

 

Lớp bồi dưỡng tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

 

 

-   Triển khai Chỉ thị 23-CT/TW gnày 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

 

 

-   Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác thể dục thể thao

 

-   Công tác giảng dạy môn Triết học Mác- Lê nin, Kinh tế chính trị Mác-Lê nin tại các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới

 

-   Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, vận động viên tại các trường, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các cơ sở đào tạo vận động viên thuộc các ngành và các địa phương; định hướng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên các trường Thể thao

 

-   Vai trò của Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội trong cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp với công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

 

Nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng và tăng cường kiến thức thực tế, Ban Tổ chức đã bố trí cho các học viên đi tham quan một số địa danh cách mạng như: Pắc Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang)…

 

 

_________________________________

 

 

 HOẠT ĐỘNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

1. Bắc Giang

 

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Thông tư liện tịch số 88/2005/TTLT-UBTDTT-BNV ngày 30/3/2005 của Uỷ ban Thể dục thể thao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về TDTT ở địa phương, ngày 20/6/2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định 46/2005/QĐ-UB Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang. Theo Quyết định này, Sở Thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Thể dục thể thao chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban Thể dục thể thao.

 

Sở Thể dục thể thao Bắc Giang có nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực: về xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản, quyết định quản lý; về thể dục thể thao quần chúng; về thể thao thành tích cao; về cải cách hành chính; về tiêu chuẩn chức danh; về hợp tác quốc tế; về nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; về báo cáo, thống kê; về quản lý các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ; về lĩnh vực tài chính; về thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thể dục thể thao; về cấp các loại giấy phép theo quy định của pháp luật; về hướng dẫn chuyên môn; về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về quản lý tổ chức bộ máy; về thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

 

 

Về cơ cấu tổ chức: Lãnh đạo Sở gồm Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Các tổ chức trực thuộc Sở gồm: Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng nghiệp vụ thể dục thể thao, Phòng Kế hoạch tài vụ; các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm thể dục thể thao (gồm cả Nhà thi đấu), Trường Trung cấp thể dục thể thao (có đề án thành lập riêng).

 

 

2. Bắc Kạn

 

 

Ngày 18/5/2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UB về việc thành lập Sở Thể dục thể thao Bắc Kạn trên cơ sở tách từ Sở Văn hoá thông tin- Thể thao. Đây là một trong những tỉnh cuối cùng thành lập Sở Thể dục thể thao là cơ quan chuyên môn độc lập giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định này, Sở có tên gọi là Sở Thể dục-Thể thao tỉnh Bắc Kạn, có trụ sở tại tầng IV của sở Văn hoá- Thông tin- số 5 phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn. Ông Đỗ Đình Thông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc- phụ trách Sở Thể dục- Thể thao Bắc Kạn kể từ ngày 01/6/2005.

 

 

3. Thừa Thiên Huế

 

Ngày 01/6/2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1818/QĐ-UB về việc phê duyệt Điều lệ Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ V-2006. Điều lệ được phê duyệt gồm 6 chương, 18 điều quy định về mục đích, yêu cầu, đối tượng tham dự, biểu tượng của đại hội; nội dung và chương trình thi đấu của đại hội; khen thưởng, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại; thủ tục đăng ký, thành phần các đoàn thể thao dự đại hội; kinh phí đại hội.

 

 

 Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh Thừa Thiên Huế lần này sẽ tổ chức thi đấu chính thức 16 môn thể thao, trong đó các môn bắt buộc các đơn vị huyện, thành phố phải tham gia để xét thi đua là: điền kinh, việt dã, bơi lội, đua thuyền, bóng đá, karatedo, cờ vua, bóng chuyền. Các môn bắt buộc các đơn vị huyện miền núi phải tham gia để xét thi đua là: điền kinh, việt dã, bóng chuyền, bắn nỏ, bóng đá. Thể thức thi đấu sẽ gồm cả thi cá nhân, đồng đội và tập thể. Tất cả các môn thi trong chương trình của Đại hội phải có ít nhất 03 đơn vị trở lên mới đăng ký tổ chức thi và trao huy chương. Trong từng nội dung thi phải có ít nhất 03 vận động viên của 3 đơn vị trở lên mới tổ chức thi. Trong trường hợp chỉ có 03 đội, 03 vận động viên tham dự trong một nội dung thi đấu thì vẫn trao các bộ huy chương của nội dung đó. Các đoàn thể thao, đơn vị huyện, thành phố, ngành tham dự Đại hội chịu trách nhiệm chi toàn bộ kinh phí của đoàn trong thời gian chuẩn bị và tham dự Đại hội.

 

4. Bắc Ninh

 

 

Ngày 31/5/2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 53/2005/QĐ-UB Quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ thể dục- thể thao tỉnh Bắc Ninh. Quyết định này quy định về chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên, tập huấn, thi đấu; chế độ tiền công, tiền thưởng, phụ cấp nặng nhọc nguy hiểm trong luyện tập và thi đấu; chế độ vật tư và trang phục trong tập luyện và thi đấu; chế độ bồi dưỡng trong các cuộc thi đấu, biểu diễn thể dục, thể thao; chế độ chính sách xã hội; chế độ chuyển nhượng vận động viên, chế độ cử huấn luyện viên, vận động viên đi tập huấn nước ngoài; chế độ thuê chuyên gia. Quyết định này áp dụng cho các đối tượng: huấn luyện viên, vận động viên các tuyến cấp huyện, cấp tỉnh; huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển trẻ, đội dự tuyển tỉnh, đội dự tuyển năng khiếu tập trung, đội tuyển tỉnh; ban tổ chức, trọng tài các cuộc thi đấu và biểu diễn thể dục, thể thao.

 

 

5. Ninh Thuận

 

Ngày 13.7.2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 230/2005/QĐ-UB về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thể dục thể thao tỉnh Ninh Thuận. Quyết định gồm 6 điều, quy định về vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế; quản lý cán bộ, công chức, viên chức; quản lý nhà nước về thể dục thể thao tại cấp huyện, thị xã.

 

Sở Thể dục thể thao Ninh Thuận là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng này, Sở Thể dục thể thao có 19 nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực.

 

 

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Lãnh đạo sở gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Các tổ chức giúp việc Giám đốc sở gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng nghiệp vụ. Đơn vị trực thuộc sở là Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao. Biên chế của sở Thể dục thể thao do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hàng năm trên cơ sở khối lượng, tính chất và đặc điểm cụ thể công tác thể dục thể thao của tỉnh.

 

 

Quyết định trên thay thế Quyết định số 341/QĐ-UB ngày 15/2/1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và bãi bỏ các quy định trước đây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Sở Thể dục thể thao trái với Quyết định này.  

 

 

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

 

 

 

THÔNG TƯ

 

của Bộ Tài chính số 32/2005/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho các Hội

 Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

 

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

 

Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

 

Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

Bộ Tài Chính h­ướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà n­ước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho các Hội như sau:

A. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Thông tư­  này áp dụng đối với các Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc Trung ương và địa ph­ương, các tổ chức pháp nhân ngoài nhà n­ước do Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội, các Trường, Viện... hoặc cơ quan nhà nước các cấp lập ra (sau đây gọi chung là Hội) đ­ược nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.

 

2. Viện trợ không hoàn lại của n­ước ngoài quy định tại Thông t­ư này đ­ược hiểu là các khoản trợ giúp không phải hoàn trả dưới hình thức tiền, hiện vật, tri thức, từ các Chính phủ (nếu có), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế, khoa học hoặc cá nhân ng­ười n­ước ngoài (sau đây gọi tắt là Bên viện trợ) trực tiếp cho các Hội hoặc thông qua các Hội đ­ược ký kết chính thức giữa hai bên và đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

 

 

3. Viện trợ không hoàn lại của n­ước ngoài trực tiếp cho các Hội là nguồn thu của Hội; khi nhận viện trợ, Hội căn cứ giá trị viện trợ ghi trên giấy xác nhận viện trợ để ghi tăng nguồn kinh phí đồng thời ghi tăng tài sản của Hội. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính đối với nguồn viện trợ này thông qua công tác hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo, kiểm tra đảm bảo công tác quản lý tài chính của Hội công khai, minh bạch và đúng pháp luật.

 

4. Viện trợ không hoàn lại của n­ước ngoài cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho chính quyền địa ph­ương được thực hiện thông qua Hội là nguồn thu của ngân sách nhà n­ước theo quy định tại Điều 30 và 31- Ch­ương 3 của Luật Ngân sách nhà nước (Luật số 01/2002/QH11 đ­ược Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 thông qua tại kỳ họp thứ hai từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002). Khi nhận viện trợ, căn cứ vào giá trị ghi trên giấy xác nhận viện trợ, cơ quan tài chính nhà n­ước ghi thu ngân sách nhà n­ước( ghi thu ngân sách trung ­ương nếu viện trợ cho Chính phủ và ghi thu ngân sách địa phương nếu viện trợ cho địa phương) đồng thời ghi chi cấp phát cho đối t­ượng thụ h­ưởng viện trợ.

 

5. Các Hội trực tiếp sử dụng, quản lý viện trợ không hoàn lại hoặc đ­ược giao thực hiện các ch­ương trình, dự án viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm thực hiện đúng các mục đích, nội dung đã cam kết với nhà tài trợ và quyết định phê duyệt viện trợ của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính, chấp hành đúng Luật kế toán và các quy định tại Thông tư­ này.

 

 

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

 

 I. TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

 

 

1. Điều kiện để đ­ược xác nhận viện trợ không hoàn lại

 

Mọi khoản viện trợ của n­ước ngoài được xác nhận viện trợ để tiếp nhận theo quy chế tiếp nhận viện trợ không hoàn lại khi có đủ 2 điều kiện sau đây:

 

a. Đơn vị tiếp nhận viện trợ là tổ chức pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.              

 

 

b. Có văn bản ký kết giữa Bên viện trợ với đơn vị tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt viện trợ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 

2. Xác nhận viện trợ

 

Mọi khoản viện trợ không hoàn lại khi có đủ điều kiện để đ­ược tiếp nhận phải làm thủ tục xác nhận viện trợ. Các Hội nhận viện trợ chịu trách nhiệm làm thủ tục kê khai, đề nghị xác nhận viện trợ. Giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính là chứng từ để ghi thu, ghi chi ngân sách nhà n­ước đối với các khoản viện trợ cho Chính phủ và chính quyền địa ph­ương, là chứng từ kế toán của tổ chức tiếp nhận, quản lý viện trợ, là căn cứ để làm thủ tục miễn thuế đối với hàng viện trợ nhập khẩu và hoàn thuế đối với hàng mua trong n­ước bằng tiền viện trợ.

 

a) Giấy xác nhận viện trợ

 

- Giấy xác nhận viện trợ đ­ược lập theo Mẫu số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư­ này.

 

+ Mẫu số 1 là mẫu giấy xác nhận hàng viện trợ.

 

+ Mẫu số 2 là mẫu giấy xác nhận tiền viện trợ.

 

 

- Giấy xác nhận hàng viện trợ đ­ược lập thành 5 bản. Nếu hàng viện trợ là ô tô, xe máy phải làm thêm 1 bản để đăng ký l­ưu hành.

- Giấy xác nhận tiền viện trợ đ­ược lập thành 4 bản.

 

b) Các khoản viện trợ không hoàn lại phải làm xác nhận viện trợ bao gồm:

 

- Các công trình xây dựng cơ bản do Bên viện trợ thực hiện chuyển giao viện trợ theo hình thức "chìa khoá trao tay" hoặc do chủ dự án thực hiện theo phương thức giao thầu trọn gói.

 

- Hàng hoá, thiết bị ghi trong danh mục kèm theo dự án hoặc trong thông báo viện trợ được nhập khẩu, đặt mua trong n­ước.

 

 

- Ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam do Bên viện trợ chuyển giao cho các đơn vị trong nước nhận và trực tiếp sử dụng để thực hiện các thoả thuận viện trợ (bao gồm cả khoản viện trợ cho hoạt động mang tính chất công vụ phí, hành chính phí... theo cam kết trong văn kiện dự án).

- Các dịch vụ tư­ vấn, dịch vụ kỹ thuật được thanh toán từ nguồn của các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại thể hiện qua Hợp đồng đ­ược ký kết giữa chủ dự án với tổ chức tư­ vấn trong và ngoài n­ước.

 

c) Thời điểm và địa điểm xác nhận

 

Khi nhận đ­ược tiền, hàng viện trợ hoặc thông báo nhận hàng; giấy báo Có của Ngân hàng về tiền viện trợ; hoặc ngay sau khi nghiệm thu bàn giao, quyết toán các hợp đồng giao nhận thầu, các hợp đồng mua sắm và các hợp đồng về dịch vụ tư­ vấn, dịch vụ kỹ thuật, các đối t­ượng quy định ở trên có trách nhiệm gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính- Hà Nội hoặc Tổ quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, số 138 đ­ường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 hoặc Tổ quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế tại Đà Nẵng- số 48 đ­ường Pasteur) các hồ sơ theo quy định tại điểm 3 d­ưới đây để làm thủ tục xác nhận viện trợ.

3. Các tài liệu cần thiết để xác nhận viện trợ

 

a) Đối với hàng viện trợ gồm

 

- Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền

 

 

- Văn bản ký kết với nhà tài trợ.

 

- Văn kiện dự án viện trợ.

 

- Văn bản phê duyệt hợp đồng th­ương mại theo quy định hiện hành, kèm hoá đơn th­ương mại (Invoice) hoặc hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành nếu mua hàng trong n­ước.

 

- Vận đơn đ­ường biển (Bill of lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway Bill).

 

- Bản kê chi tiết (Packing List)

 

Tr­ường hợp chư­a có hoá đơn, vận đơn thì phải có giấy báo nhận hàng của tổ chức vận chuyển.

Nếu một lô hàng viện trợ gửi cho nhiều nơi, phải kèm theo giấy uỷ quyền của các đơn vị liên quan và bảng kê phân chia hàng viện trợ.

 

Đối với các ch­ương trình, dự án đ­ược tổ chức đấu thầu tại Việt Nam để mua sắm trang thiết bị, hàng hoá và dịch vụ tư­ vấn, nghiên cứu... bằng nguồn tiền viện trợ, ngoài các tài liệu đã quy định ở trên, cần bổ sung thêm các tài liệu liên quan sau:

- Biên bản về kết quả đấu thầu, quyết định công nhận đơn vị trúng thầu hoặc phê duyệt đơn vị trúng thầu của cơ quan phê duyệt dự án.

 

- Hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đ­ược ký kết giữa Chủ dự án và đơn vị trúng thầu.

 

- Hợp đồng ngoại th­ương (đối với Công ty xuất nhập khẩu trúng thầu mua hàng cho dự án viện trợ phải nhập khẩu hàng hoá), hoặc hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính quy định nếu mua hàng sản xuất trong nước.

 

b) Đối với tiền viện trợ gồm

 

- Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền

 

 

- Văn bản ký kết với nhà tài trợ.

 

- Văn kiện dự án viện trợ.

- Các chứng từ chứng minh việc tiếp nhận tiền viện trợ.

 

c) Đối với các dự án là công trình xây dựng cơ bản do Bên viện trợ thực hiện chuyển giao viện trợ theo hình thức “chìa khoá trao tay” hoặc do chủ dự án thực hiện theo ph­ơng thức giao thầu trọn gói

 

Tr­ường hợp này Bộ Tài chính chỉ xác nhận viện trợ 1 lần, khi công trình hoàn thành, đã nghiệm thu, bàn giao, tài liệu để xác nhận viện trợ là:

 

 

- Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền

 

 

- Văn bản ký kết với nhà tài trợ.

 

- Văn kiện dự án viện trợ.

 

- Hợp đồng giao nhận thầu (Hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm, hợp đồng tư­ vấn).

 

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao và biên bản thanh lý hợp đồng.

 

 

d) Tr­ường hợp do yêu cầu khẩn cấp hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà đơn vị nhận viện trợ không kịp làm thủ tục xác nhận viện trợ thì hàng quý, đơn vị có trách nhiệm tổng hợp giá trị viện trợ đã tiếp nhận (đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho chính quyền địa ph­ương đ­ược thực hiện thông qua Hội) báo cáo đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp ghi thu ghi chi ngân sách nhà n­ước tiền, hàng viện trợ theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông t­ư này.

 

II. CHẾ ĐỘ THUẾ ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNG HOÁ MUA BẰNG NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

 

Mọi vật t­ư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, ph­ương tiện vận tải nhập khẩu hoặc mua trong n­ước từ nguồn viện trợ không hoàn lại đã đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt đều đ­ược miễn thuế gián thu ( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) theo các quy định pháp luật về thuế hiện hành.

 

1. Đối với hàng hoá nhập khẩu

 

Đối với những hàng hoá không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc danh mục hàng phải quản lý theo quy định tại Quyết định của Thủ t­ớng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 thì đơn vị nhận hàng phải xuất trình Quyết định phê duyệt viện trợ của cấp có thẩm quyền, văn kiện ký kết viện trợ với phía n­ước ngoài và giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính với cơ quan Hải quan để đ­ược miễn các loại thuế gián thu khi nhận hàng.

 

2. Đối với hàng hoá mua trong n­ước

 

- Tr­ường hợp Hội sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại của n­ước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam, Hội được hoàn lại thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng khi mua hàng.

 

Hồ sơ hoàn thuế đối với tr­ường hợp này, thực hiện theo h­ướng dẫn tại điểm 5, mục II, Phần D Thông t­ư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính h­ướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.

 

- Tr­ường hợp Bên viện trợ mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ cho Việt Nam thì hàng hoá mua trong trường hợp đó đ­ược miễn thuế giá trị gia tăng. Để đ­ược miễn thuế giá trị gia tăng Bên viện trợ phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, ng­ười nước ngoài, mua hàng để viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua, văn bản xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này. 

 

 

Khi bán hàng cơ sở phải lập hoá đơn theo đúng quy định tại điểm 5.1, mục IV- Phần B Thông t­ư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính h­ướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.

 

 III. VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ MUA SẮM VẬT TƯ HÀNG HOÁ TỪ NGUỒN TIỀN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

 

1. Về đầu tư­ xây dựng cơ bản

- Đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa ph­ương đ­ược thực hiện thông qua các Hội nếu có dự án đầu tư­ xây dựng cơ bản thì Hội có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế quản lý vốn đầu tư­ xây dựng cơ bản và quy chế đấu thầu xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.

 

- Đối với nguồn viện trợ trực tiếp cho Hội nếu có dự án đầu tư­ xây dựng cơ bản thì chủ dự án phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu t­ư, nhà n­ước chỉ quản lý về quy hoạch và cấp phép xây dựng.

 

2. Về mua sắm vật tư­ hàng hoá

 

- Đối với nguồn viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa ph­ương được thực hiện thông qua các Hội, khi thực hiện mua sắm đồ dùng, vật tư­, trang thiết bị, ph­ương tiện làm việc, Hội phải thực hiện đúng quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm.

 

- Đối với nguồn viện trợ trực tiếp cho Hội, khi thực hiện mua sắm đồ dùng, vật t­ư, trang thiết bị, ph­ương tiện làm việc, Hội phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc mua sắm.

 IV. ĐỊNH MỨC CHI TIÊU VIỆN TRỢ

 

Định mức sử dụng tiền viện trợ để chi tiêu phục vụ các hoạt động của dự án (tiền lương và các khoản phụ cấp; chi đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị; công tác phí, chi phí quản lý hành chính,…) thực hiện theo các quy định sau đây:

 

1. Đối với những khoản chi mà trong văn kiện ký kết viện trợ với nhà tài trợ có quy định định mức chi tiêu cụ thể thì Hội thực hiện theo định mức như­ đã cam kết với nhà tài trợ.

 

2. Đối với những khoản chi mà nhà tài trợ không quy định mức chi cụ thể, Hội cần tham khảo mức chi của các tổ chức tài trợ khác đối với những dự án cùng loại hoặc định mức chi trong n­ước t­ương ứng để xác định mức chi phù hợp với yêu cầu chi tiêu của dự án, trên nguyên tắc đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả.

 

V. KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN, BÁO CÁO THỰC HIỆN VIỆN TRỢ

 

1. Hội phải tổ chức bộ máy kế toán hoặc bố trí ng­ười làm kế toán để tổ chức công tác kế toán quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại theo đúng quy định của Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước và chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.

 

Hội phải tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính để theo dõi chi tiết và quyết toán riêng giá trị viện trợ trực tiếp cho Hội và giá trị viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa ph­ương đ­ược thực hiện thông qua tổ chức Hội, trong đó:

 

- Tổ chức kế toán các khoản viện trợ cho Chính phủ hoặc cho các cấp chính quyền địa ph­ương đ­ược thực hiện theo pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán có sử dụng kinh phí ngân sách nhà n­ước.

 

- Tổ chức kế toán các khoản viện trợ trực tiếp cho Hội đ­ược thực hiện theo pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán không sử dụng kinh phí ngân sách nhà n­ước.

 

Báo cáo quyết toán năm các khoản viện trợ trực tiếp cho Hội là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm. Hội phải nộp Báo cáo tài chính năm và báo cáo quyết toán năm cho cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ.

 

2. Đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp của Hội có trách nhiệm xem xét, thẩm tra, xét duyệt quyết toán năm đối với nguồn viện trợ do Hội thực hiện.

 

Đối với các dự án viện trợ cho Chính phủ, hoặc các địa ph­ương đ­ược thực hiện thông qua Hội, khi ch­ương trình, dự án của nguồn viện trợ này kết thúc, Hội có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau khi quyết toán dự án hoàn thành đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt,  Hội phải tiến hành bàn giao dự án cho đơn vị thụ h­ưởng tiếp nhận và quản lý. Biên bản bàn giao phải ghi đầy đủ các quyết định xử lý của cơ quan phê duyệt quyết toán về tiền tồn quỹ, vật tư­, tài sản hiện có, vật tư­ tài sản thừa, thiếu, tình hình công nợ…ngoài ra Hội phải bàn giao cho đơn vị thụ h­ưởng bản báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án, trong đó đặc biệt nêu rõ các điều kiện cần và đủ để phát huy hiệu quả lâu dài của dự án.

 

3. Hội phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm theo quy định tại điều 32 và điều 33 của Luật kế toán.

 

4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm Hội phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp và các cơ quan liên quan cùng cấp (tài chính, thống kê, kế hoạch và đầu tư­ ) tình hình thực hiện viện trợ theo mẫu biểu số 4 kèm theo Thông t­ư này.

 

5. Đối với những khoản viện trợ cho các chương trình tín dụng quay vòng tại cộng đồng dân cư­ thuộc các địa ph­ương đ­ược thực hiện thông qua Hội, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng địa ph­ương, Hội có trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể, xã hội sở tại nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý chương trình tín dụng phù hợp với những đặc điểm về kinh tế, văn hoá bản địa của cộng đồng; thành lập Ban quản lý ch­ương trình tín dụng tại cộng đồng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình tín dụng đồng thời đảm bảo tính an toàn của các khoản vay. Trong quá trình thực hiện, Hội có trách nhiệm phản ánh kịp thời từng lần chuyển tiền cho Ban quản lý, phối hợp với Ban quản lý báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm tình hình cho vay, hiệu quả sử dụng tiền vay và khả năng thu hồi vốn vay.

 

Khi kết thúc ch­ương trình tín dụng quay vòng, Hội có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý lập báo cáo quyết toán toàn bộ ch­ương trình tín dụng gửi về Sở Tài chính tỉnh, thành phố.

 

Quyết toán ch­ương trình tín dụng phải phản ánh đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

 

- Tổng số các nguồn vốn đã cho vay.

 

- Tổng số vốn đã thu hồi.

- Tổng số nợ vay ch­ưa thu hồi được (có phân loại và đánh giá khả năng thu hồi, kiến nghị xử lý các khoản nợ không thể thu hồi đ­ược).

- Tổng số tiền lãi phát sinh, số tiền lãi đã sử dụng, số tiền lãi ch­ưa sử dụng (nêu rõ nội dung sử dụng tiền lãi và kiến nghị hướng sử dụng đối với tiền lãi chư­a sử dụng).

 

Sở Tài chính tỉnh, thành phố nơi có cộng đồng dân c­ư sử dụng nguồn vốn tín dụng này có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt quyết toán ch­ương trình tín dụng.

 

Quyết toán ch­ương trình tín dụng đ­ươc phê duyệt là căn cứ để bàn giao nguồn vốn tín dụng đã thu hồi.

 

Đối tượng nhận bàn giao và h­ướng sử dụng tiếp nguồn tín dụng đã thu hồi thực hiện theo cam kết đã ký kết với nhà tài trợ. Tr­ường hợp trong cam kết viện trợ không quy định đối t­ượng và mục đích sử dụng nguồn tiền thu hồi từ ch­ương trình tín dụng, Hội h­ướng dẫn Ban quản lý ch­ương trình tín dụng đề xuất mục đích, đối t­ượng sử dụng nguồn tiền đã thu hồi trình Sở Tài chính quyết định (tiếp tục thực hiện ch­ương trình tại địa ph­ương, chuyển sang địa bàn khác trong tỉnh, nộp ngân sách địa ph­ương...).

VI. XỬ LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC HỘI CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; GIẢI THỂ;CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

 

1. Về nguyên tắc các nguồn lực tài chính, tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho Hội thuộc sở hữu của Hội, nhằm phục vụ các mục đích phù hợp với điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp không đ­ược chuyển thành sở hữu cá nhân d­ưới mọi hình thức.

 

2. Khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Điều 30, Ch­ương V, Nghị định số 88-2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

 

3. Về công tác quản lý tài chính, các Hội có trách nhiệm thực hiện một số quy định cụ thể sau đây:

 

- Khi bị chấm dứt hoạt động, toàn bộ tiền và tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi trang trải các khoản nợ (nếu có), Hội phải bàn giao cho cơ quan cấp trên trực tiếp của Hội hoặc cơ quan ký quyết định chấm dứt hoạt động để cơ quan đó trao đổi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp quyết định xử lý.

 

- Việc bàn giao tiền và tài sản giữa đơn vị cũ và đơn vị mới khi có quyết định chia, tách, sáp nhập phải đ­ược tiến hành có sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan ký quyết định chia, tách, sáp nhập và cơ quan tài chính cùng cấp.

 

- Tài liệu liên quan đến chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động của Hội là tài liệu kế toán phải l­ưu trữ trong thời hạn tối thiểu 10 năm tại nơi lư­u trữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của Hội.

 

- Trong các tr­ường hợp bị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.

 

- Trong tr­ường hợp bị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và chấm dứt hoạt động, Hội phải thực hiện đầy đủ các công việc kế toán quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 47- Mục 6 – Ch­ơng II của Luật kế toán hiện hành.

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông t­ư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có v­ướng mắc, các Hội cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi.

 

 

***

 

 

THÔNG TƯ

 

liên tịch của Bộ Quốc phòng - Uỷ ban thể dục thể thao
số 67/2005/TTLT-BQP-UBTDTT ngày 26/5/2005 phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trong quân đội

 

- Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

 

- Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Thể dục thể thao;

 

- Căn cứ Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010;

Nhằm tăng cường sự phối hợp trong chỉ đạo, điều hành công tác thể dục thể thao (TDTT) của Quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển thể dục thể thao của nước nhà. Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Thể dục thể thao thống nhất ban hành Thông tư liên tịch phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT trong Quân đội giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:

 

I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TDTT TRONG QUÂN ĐỘI:

 

1. Công tác Thể dục thể thao trong Quân đội là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp TDTT của đất nước, nhằm chuẩn bị nguồn lực con người để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

2. Phát triển TDTT quần chúng trong Quân đội theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng huấn luyện thể lực và hoạt động TDTT trong toàn quân để nâng cao trình độ thể lực, tăng cường sức khoẻ, góp phần nâng cao ý chí chiến đấu, giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội. Kết hợp chặt chẽ phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với phong trào “Xây dựng đơn vị huấn luyện thể lực và hoạt động TDTT giỏi” tạo cơ sở cho việc tuyển chọn tài năng thể thao.

 

3. Tập trung xây dựng lực lượng vận động viên các môn thể thao thành tích cao trong Quân đội  có hệ thống và trọng điểm, tiếp tục khẳng định thể thao thành tích cao quân đội là một trong những trung tâm mạnh về Thể thao thành tích cao của Quốc gia; ưu tiên đầu tư phát triển các môn thể thao truyền thống và mũi nhọn của quân đội, các môn thể thao phù hợp với lực lượng vũ trang. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao.

 

4. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức TDTT các cấp trong Quân đội phù hợp với tổ chức biên chế, bảo đảm tính ổn định lâu dài đáp ứng nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ TDTT cũng như yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TDTT cho Quân đội đủ số lượng, bảo đảm chất lượng. Chú trọng nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ TDTT cơ sở và trình độ huấn luyện viên các môn thể thao thành tích cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT.

 

5. Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT và chuyên nghiệp hoá thể thao, phù hợp với đặc điểm của Quân đội và địa bàn đóng quân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng trong và ngoài Quân đội để phát triển phong trào TDTT. Kết hợp có hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước và của Quân đội, khai thác tiềm năng sẵn có của mọi thành phần trong xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm trang thiết bị TDTT thống nhất, đồng bộ, ưu tiên cho huấn luyện thể lực và hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở. Quản lý tập trung thống nhất công tác xây dựng cơ sở vật chất TDTT theo đúng quy hoạch, đầu tư có trọng điểm, đúng mục đích, bảo đảm tính bền vững lâu dài, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao được Quân đội và Nhà nước đầu tư.

 

6. Tích cực, chủ động hợp tác, giao lưu trong nước và quốc tế về TDTT phục vụ cho sự nghiệp phát triển TDTT của Quân đội và công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và thế giới.

 

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP:

 

1. Uỷ ban Thể dục thể thao giúp Bộ Quốc phòng xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2015; Bộ Quốc phòng phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho các công trình TDTT trong những năm tiếp theo phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Thời gian hoàn thành: tháng 10 năm 2005.

 

2. Về thể dục thể thao quần chúng:

 

2.1. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng và ban hành “Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho quân nhân”, áp dụng cho thời kỳ 2005-2010. Thời gian hoàn thành: tháng 8 năm 2005.

 

2.2. Bộ Quốc phòng phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và cơ quan TDTT (cơ quan Văn hoá - Thông tin - Thể thao) các cấp thường xuyên phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và cơ sở vật chất để phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo.

 

2.3. Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Thể dục thể thao phối hợp thành lập các đoàn công tác liên ngành để thực hiện công tác kiểm tra, phúc tra “Đơn vị huấn luyện thể lực và hoạt động thể thao giỏi”, hàng năm tổ chức xét khen thưởng cho các đơn vị trong toàn quân.

 

3. Về thể thao thành tích cao:

 

3.1. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao triển khai đề án xây dựng lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao trong quân đội. Thống nhất chọn 3 nhóm môn để đầu tư phát triển, bao gồm:

 

+ Nhóm 1: Bóng đá, B. chuyền, B.bàn, Bắn súng, Điền kinh, các môn thể thao dưới nước, Thể dục dụng cụ, Vật, Karatedo, Pencaksilat, Judo, Taekwondo, Quyền anh.

 

+ Nhóm 2: Cầu lông, Bóng rổ, Quần vợt, Xe đạp, Võ cổ truyền

 

+ Nhóm 3: Bắn nỏ, Đá cầu, Cờ vua và một số môn thể thao khác.

 

3.2. Uỷ ban Thể dục thể thao hỗ trợ về công tác tổ chức, chuyên môn và cơ sở vật chất giúp Bộ Quốc phòng tổ chức định kỳ Đại hội TDTT toàn quân để chuẩn bị tốt lực lượng tham gia các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, trước mắt là Đại hội TDTT lần thứ V-2006 đạt được thứ hạng cao.

 

3.3. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao thành lập tổ công tác nhân dân ban hành bổ sung tiêu chuẩn cấp bậc vận động viên một số môn thể thao quốc phòng vào hệ thống các môn thể thao thành tích cao của Quốc gia.

 

4. Về đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDTT của Quân đội.

4.1. Bộ Quốc phòng chủ trì, Uỷ ban Thể dục thể thao hỗ trợ xây dựng đề án nâng cấp Trung tâm tập huấn TDTT quân đội trở thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT cuả toàn quân đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT trong Quân đội.

 

4.2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào tổ chức huấn luyện thể lực cho bộ đội và huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đội được sử dụng các trang thiết bị của quốc gia phục vụ công tác nghiên cứu khoa học TDTT trong Quân đội.

 

4.3. Uỷ ban Thể dục thể thao tạo điều kiện để Bộ Quốc phòng mở rộng hợp tác quốc tế với quân đội các nước và các tổ chức thể thao quốc tế; được tham gia các sự kiện thể thao lớn của đất nước và cử các đoàn đi tham quan, học tập, tập huấn ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài TDTT trong Quân đội.

 

5. Về chế độ, chính sách và xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao

 

5.1. Bộ Quốc phòng chủ trì, Uỷ ban Thể dục thể thao phối hợp, giúp đỡ lập các đề án xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện thể lực và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho quân nhân; ưu tiên xây dựng hệ thống hồ bơi đơn giản để phục vụ nhiệm vụ tổ chức huấn luyện bơi cho bộ đội và nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo vận động viên.

 

5.2. Uỷ ban Thể dục thể thao tạo điều kiện hỗ trợ Bộ Quốc phòng xây dựng một trung tâm TDTT của Quân đội đạt tiêu chuẩn quốc gia để tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.

 

5.3. Bộ Quốc phòng chủ trì, Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn giúp đỡ thực hiện việc thành lập hiệp hội thể dục thể thao trong Quân đội như một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm tập hợp, thu hút cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân (kể cả cựu chiến binh) tham gia tập luyện thể dục thể thao theo chủ trương xã hội hoá.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

 

2. Giao Cục Quân huấn - Bộ Tổng tham mưu, Vụ Thể dục thể thao quần chúng - Uỷ ban Thể dục thể thao làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Thể dục thể thao chỉ đạo việc triển khai thực hiện Thông tư này trong hệ thống các cơ quan, đơn vị của hai ngành. Hàng năm tổng kết định kỳ để báo cáo Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Thể dục thể thao về tình hình và kết quả thực hiện.

 

3. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, các Sở Thể dục thể thao, Sở VH-TT căn cứ Thông tư này phối hợp triển khai các hoạt động TDTT cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo kịp thời cho Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Thể dục thể thao cùng xem xét giải quyết.

 

***

 

THÔNG TƯ

 

liên tịch Bộ Công an - Uỷ ban Thể dục thể thao số 05/2005/TTLT-BCA-UBTDTT ngày 29/4/2005 của về việc ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng công an nhân dân

 

 

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;

 

Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP  ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;

 

Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức  của Uỷ ban Thể dục thể thao;

 

 

Bộ Công an  và Uỷ ban Thể dục thể thao thống nhất ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng công an nhân dân như sau:

 

1.      Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn là một nhiệm vụ trong công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, phục vụ tích cực cho sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là tiêu chí đánh giá trình độ thể lực cán bộ, chiến sỹ và từng cấp đơn vị; đồng thời góp phần phát triển nền giáo dục thể thao nước nhà.

 

2.      Mọi cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên, công nhân viên trong lực lượng công an nhân dân có từ độ tuổi từ 18 đến 45 đối với nam và 18 đến 35 đối với nữ đều có nghĩa vụ thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đây là một trong những chỉ tiêu để bình xét thi đua đối với cá nhân và tập thể đơn vị.

Những đồng chí thương tật đau ốm, bệnh kinh niên, chửa đẻ, nuôi con nhỏ dưới 1 năm tuổi có xác nhận của cơ quan y tế được thủ trưởng đơn vị xem xét miễn kiểm tra.

 

3.     Nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể quy định cho các đối tượng cụ thể được ban hành kèm theo Thông tư này (phần phụ lục).

 

4.     Việc tổ chức kiểm tra rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn ở các đơn vị được tiến hành 1 năm một lần, bắt đầu từ năm 2005.

 

5.     Thủ trưởng các cục, vụ, viện, bộ tư  lệnh, Hiệu trưởng các trường công an nhân dân, giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tập luyện, kiểm tra và công nhận tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tập thể, cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên, công nhân viên chức dưới quyền theo quy định. Xét và công nhận danh hiệu cho các đơn vị, cá nhân đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

 

6.     Bộ công an và Uỷ ban thể dục thể thao xẽ xem xét, khen thưởng cho những đơn vị Công an cấp tỉnh, thành phố, vụ, cục, viện, trường đạt thành tích đơn vị rèn luyện thân thể giỏi; xét khen thưởng cho cá nhân, đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thể dục thể thao.

 

7.     Các đơn vị công an nhân dân được trích một phần kinh phí trong kinh phí thể dục thể thao (do Bộ Công an cấp hàng năm) để mua sắm các phương tiện, dụng cụ và chi cho công tác tổ chức kiểm tra.

 

8.    Cơ quan thể dục thể thao các cấp có trách nhiệm cùng phối hợp, giúp đỡ các đơn vị công an về chuyên môn, cán bộ và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn.

 

9.     Giao cho Cục công tác chính trị-Bộ công an và Vụ Thể dục thể thao quần chúng- Uỷ ban thể dục thể thao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả và đề xuất những vấn đề cần giải quyết để lãnh đạo hai bộ xem xét quyết định.

 

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

***

 

 

 

TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ TRONG LỰC LƯỢNG

 

CÔNG AN NHÂN DÂN

 

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BCA-UBTDTT)

 

1.     áp dụng cho nữ  tuổi từ 18-35:

 

1.1.    Nội dung kiểm tra gồm:

 

-         Chạy 100m

 

-         Chạy 800m

 

-         Bật xa hoặc nhảy xa (Tuỳ chọn một trong hai nội dung)

 

1.2.    Chỉ tiêu của từng nội dung theo các nhóm tuổi:

 

 

 

Nhóm tuổi

Phân loại

 

100m

(giây)

 

800m

(phút)

 

Nhảy xa

(mét)

 

Bật xa

(mét)

 

 

 

 

  18-24

Không đạt

>19,0

>5’00

<2,75

<1,60

Đạt

19,0-17,5

5’00-4’00

2,75-3,15

1,60-1,80

Khá

17,4-16,5

3’59-3’30

3,16-3,45

1,81-2,0

Giỏi

<16,5

<3’30

>3,45

>2,0

 

 

 

 

 

  25-30

 

Không đạt

>19,5

>5’50

<2,60

<1,55

Đạt

19,5-17,9

5’50-4’50

2,60-3,05

1,55-1,75

Khá

17,8-17,0

4’49-4’20

3,06-3,30

1,76-1,90

Giỏi

<17

<4’20

>3,30

>1,90

 

 

 

 

  31-35

Không đạt

>20,5

>6’00

<2,30

<1,40

Đạt

20,5-18,8

6’00-5’10

2,30-2,70

1,40-1,60

Khá

18,7-17,9

5’09-4’50

2,71-3,05

1,61-1,75

Giỏi

<17,9

<4’50

>3,05

>1,75

 

 

1.3. Quy định các mức độ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể:

 

-         Đạt: 3/3 nội dung kiểm tra đạt chỉ tiêu quy định

-         Khá: 2/3 nội dung kiểm tra đạt loại khá trở lên không có nội dung không đạt

-         Giỏi: 1/3 nội dung kiểm tra đạt loại giỏi. 2 nội dung còn lại đạt loại khá.

 

2.     Áp dụng cho nam, tuổi từ 18-45:

 

Nội dung kiểm tra:

 

-         Chạy 100m

 

-         Chạy 1500m

 

-         Co tay xà đơn

 

-         Bật xa hoặc nhảy xa (tuỳ chọn một trong 2 nội dung)

 

2.1.    Chỉ tiêu của từng nội dung theo các nhóm tuổi:

 

 

 

Nhóm tuổi

Phân loại

 

100m

(giây)

 

800m

(phút)

 

Nhảy xa

(mét)

 

Bật xa

(mét)

 

Xà đơn

(lần)

 

 

 

 

  18-27

Không đạt

 >15,0

>7’00

<4,0

<2,35

<12

Đạt

 15,0-14,6

7’00-6’30

4,0-4,50

2,35-2,55

12-17

Khá

 14,5-14,0

6’29-6’00

4,51-5,0

2,56-2,65

18-23

Giỏi

 <14,0

<6’00

>5,0

>2,65

>23

 

 

 

 

 

  28-34

 

Không đạt

>15,5

>7’30

<3,8

<2,25

<10

Đạt

15,5-15,0

7’30-7’00

3,8-4,30

2,25-2,45

10-14

Khá

14,9-14,5

6’59-6’30

4,31-4,8

2,46-2,60

15-20

Giỏi

<14,5

<6’30

>4,80

>2,60

>20

 

 

 

 

  35-40

Không đạt

>16,5

>7’50

<3,50

<2,10

<8

Đạt

16,5-16,0

7’50-7’00

3,50-4,00

2,10-2,30

8-12

Khá

15,9-15,0

6’59-6’20

4,01-4,50

2,31-2,50

13-17

Giỏi

<15,0

<6’20

>4,50

>2,50

>17

 

 

 

 

  41-45

Không đạt

>17,5

>8’00

<3,30

<2,0

<5

Đạt

17,5-16,5

8’00-7’30

3,30-3,80

2,0-2,20

5-8

Khá

16,4-15,8

7’29-6’50

3,81-4,30

2,21-2,40

9-14

Giỏi

<15,8

<6’50

>4,30

>2,40

>14

 

 

 

 

2.2.  Quy định các mức độ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể:

 

-         Đạt: 4/4 nội dung kiểm tra đạt chỉ tiêu quy định

 

-         Khá: 3/4 nội dung kiểm tra đạt loại khá trở lên

-         Giỏi: 2/4 nội dung kiểm tra đạt loại giỏi, các nội dung còn lại đạt loại khá.

 

3.     Quy định đối với tập thể đơn vị:

 

3.1. Đơn vị cấp cơ sở: Phòng, ban, lớp, đại đội, trạm giam, công an huyện, quận, công an phường…

 

-         Đạt: Phải có 80% quân số trong độ tuổi dự kiểm tra, trong đó có 80% đạt tiêu chuẩn RLTT

 

-         Khá: Trong số 80% đạt, phải có 60% đạt loại khá

 

-         Giỏi: Trong số 80% đạt, phải có 60% đạt loại giỏi.

 

3.2. Đơn vị cấp trên của đơn vị cơ sở: Cục, Vụ, Viện, Trường công an nhân dân…

 

-         Đạt: Phải có 80% đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn RLTT

-         Khá: Trong số 80% đơn vị đạt tiêu chuẩn, phải có 60% đạt loại khá trở lên

-         Giỏi: Trong số 80% đơn vị đạt tiêu chuẩn, phải có 60% đơn vị đạt loại giỏi.

 

***

 

  CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

 

giữa Uỷ ban Thể dục thể thao và Uỷ ban Dân tộc ngày 21/7/2005 về đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2005-2006

 

 

 

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phát triển toàn diện đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong cả nước, với mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhằm phát triển sự nghiệp TDTT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ủy ban Thể dục thể thao và ủy ban dân tộc thống nhất xây dựng chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động Thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2005 – 2010” như sau:

 

 

 

I.    MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU  :

 

1.   Chương trình nhằm củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng trong đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi địa phương.

 

2.   Thông qua hoạt động Thể dục thể thao thắt chặt khối Đại đoàn kết giữa các dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những vùng, những xã đặc biệt khó khăn.

 

3.   Xây dựng cơ chế phối hợp và các điều kiện cần thiết thúc đẩy các hoạt động TDTT ở cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

 

4.   Bảo tồn và phát huy những môn thể thao truyền thống của từng dân tộc trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam .

 

II.           NỘI DUNG PHỐI HỢP :

1.   Phối hợp tập trung chỉ đạo các hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc và miền núi nhằm nâng cao chất lượng phong trào tập luyện thể dục thể thao; Tiếp tục hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chỉ thị 17 /CT-TƯ của  Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về “ Phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010”; Khuyến khích các thôn bản, các tổ chức, cá nhân chọn môn thể thao (thể thao dân tộc hoặc thể thao Olympic) phù hợp để tập luyện nâng cao sức khỏe phục vụ tốt các nhiệm vụ lao động, sản xuất, công tác, học tập và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

2.   Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc’’ và kết luận hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX. Hai ngành cần đẩy mạnh việc khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian như : bắn nỏ, đẩy gậy, đua ngựa, đánh quay, võ, đua thuyền, đua ghe ngo... Nghiên cứu hoàn thiện luật và từng bước đưa các môn thể thao dân tộc trở thành môn thi đấu ở địa phương, khu vực và toàn quốc.

 

3.   Hai ngành phối hợp tổ chức “Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc” theo chu kỳ 2 năm 1 lần, tổ chức các giải thể thao quần chúng đặc trưng cho các vùng, miền, dân tộc, theo định kỳ hàng năm nhân dịp các lễ hội, ngày kỷ niệm nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Coi việc tổ chức Hội thi thể thao, các giải thể thao quần chúng hàng năm như biện pháp thúc đẩy, động viên phong trào thể dục thể thao trong đồng bào dân tộc, miền núi trên cả nước. Việc tổ chức phải hiệu quả, tiết kiệm tránh hình thức và lãng phí.

 

4.   Phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thể dục thể thao quần chúng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao cơ sở, đặc biệt đội ngũ cán bộ, giáo viên người dân tộc thiểu số. Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ làm công tác thể dục thể thao người dân tộc thiểu số có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương, tăng cường công tác giáo dục thể chất trong các trường dân tộc nội trú, các nhà trường thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo tài năng thể dục thể thao trẻ là người dân tộc thiểu số.

 

5.   Phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng thôn bản, buôn làng, ấp tiên tiến về thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao, gia đình thể dục thể thao trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy ước phù hợp với thực tế và phong tục tập quán của từng dân tộc, coi đây là phương pháp gây dựng các đơn vị ở cơ sở, hạt nhân cho phong trào thể dục thể thao.

6.   Hai ngành phối hợp tham mưu với cấp uỷ và chính quyền các cấp xây dựng cơ sở vật chất theo tinh thần Chỉ thị 274 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tăng cường đầu tư trang thiết bị cho hoạt động thể dục thể thao. Phấn đấu đến 2010, 100% các địa phương miền núi và dân tộc thiểu số có sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

7.   Tăng cường công tác xã hội hóa thể dục thể thao, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân đóng góp kinh phí, công sức để xây dựng các công trình thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Xây dựng các điểm, khu tập luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao. Động viên giúp đỡ các già làng, trưởng thôn bản làm chủ nhiệm các câu lạc bộ thể dục thể thao, cộng tác viên thể dục thể thao, làm gương trong việc rèn luyện thân thể và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa - thể thao truyền thống của dân tộc.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

 

1.   Các nội dung phối hợp trong chương trình này được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của ủy ban Dân tộc và ủy ban Thể dục thể thao, hai ngành sẽ chỉ đạo chương trình phối hợp theo hoạt động cụ thể hàng năm. Vụ Thể dục thể thao quần chúng - ủy ban Thể dục thể thao và Vụ Chính sách dân tộc - ủy ban Dân tộc là các đơn vị thường trực tham mưu, giúp lãnh đạo hai ngành chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chương trình phối hợp này.

 

2.   Sở Thể dục thể thao, Sở VH-TT-TT và Ban Dân tộc và Miền núi (hoặc cơ quan làm công tác dân tộc tại địa phương) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,  phân công cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình này.

 

3.   Các Vụ, đơn vị của ủy ban Dân tộc và ủy ban Thể dục thể thao theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thường trực của 2 Uỷ ban để thực hiện chương trình này.

 

4.   Hàng năm, hai ngành phối hợp kiểm tra, giám sát các nội dung hoạt động tại các địa phương và tiến hành tổng kết đánh giá kết quả hoạt động, khen thưởng các đơn vị, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nội dung phối hợp nói trên; đồng thời bổ sung, đề ra các biện pháp thống nhất chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp cho năm sau đạt kết quả tốt nhất.

 

Chịu trách nhiệm nội dung: TS Lê Anh Thơ

 

Print

Số lượt xem (7123)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.