Trong những năm gần đây, khoản đầu tư của các quốc gia cho sự kiện thể thao lớn, mang tầm cỡ quốc tế như TVH, các Cúp Vô địch thế giới, ASIAD… là những con số khổng lồ.
Tại ASEAN sự kiện thể thao lớn nhất chính là SEA Games. Sau 18 năm đăng cai, kể từ 2003, đến nay Việt Nam lại một lần nữa vinh dự là nước chủ nhà của SEA Games 31. Bên cạnh những khó khăn, thách thức, trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến hết sức phức tạp, công tác chuẩn bị cho SEA Games cũng gặp những trở ngại, đặc biệt là các khoản đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất.
Chính vì vậy, trong bài viết này, tác giả xin gửi tới những thông tin về sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước trong việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho thể thao, để thấy vẫn còn nhiều hướng mở cho việc giải bài toán này.
Theo bản báo cáo của hãng thông tấn Bloomberg và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tại TVH Bắc Kinh 2008, khoản kinh phí vào khoảng 20 tỷ đô-la đã được sử dụng trong công tác tổ chức sự kiện và khoản đầu tư vào khoảng 36 tỷ đô-la đã được dùng trong công tác xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho những hoạt động nằm trong chương trình của TVH.
Theo ước lượng của Quỹ IMF, khoản chi dành cho TVH của nước chủ nhà Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của 83 quốc gia trên thế giới. Tại TVH Athens 2004, khoản chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 1 tỷ đô-la và tại TVH mùa đông Salt Lake 2002, khoản chi cho cơ sở hạ tầng là 300 triệu đô-la.
Những sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế (trong đó có sự kiện TVH) là dịp để các quốc gia chủ nhà có sự đầu tư lớn trong việc xây mới các khu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của sự kiện. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các công trình thể thao cũ được nâng cấp, cải tạo cả về trang thiết bị, thông tin truyền thông, đến hệ thống giao thông đi lại.
Khi mà các nước ngày càng có nhiều sự kiện thể thao được tổ chức và tài trợ, dù là sự kiện thể thao chuyên nghiệp hay thể thao chuyên nghiệp, thì nguyên tắc kinh tế vĩ mô cổ định sẽ dẫn tới giá trị về kinh tế; khả năng kỹ thuật của các VĐV sẽ được cải thiện nhờ kinh nghiệm và học hỏi, lợi nhuận tổng và lợi nhuận ròng cũng sẽ tăng vì Tổng chi phí bình quân (ATC) sẽ giảm theo Chi phí cố định bình quân theo tỉ lệ với quy mô của giải. Chi phí cố định trong hạ tầng thể thao sẽ bao gồm cả việc xây dựng SVĐ và hạ tầng liên quan, chi phí bảo trì hằng năm, bảo hiểm, tiền lương hằng năm và lợi ích vận hành công trình và bộ phận quản lý cũng như các nhân viên cần thiết khác.
Trong các SVĐ, nếu có sự phân chia về bản chất của việc chấm dứt sử dụng sân, cũng như hoạt động sinh lợi nhuận ngay lập tức, thì nó sẽ giúp giải Tổng chi phí bình quân, và tăng lợi nhuận ròng, trong khi vẫn giảm được nguy cơ các cơ sở này bị rơi vào tình trạng bỏ hoang, khiến cho công trình không phù hợp với các sự kiện quốc tế lớn. Vì nếu tổ chức được thì sự kiện ấy sẽ tăng tổng chi phí bằng cách bổ sung chi phí sửa chữa và bảo trì vào tổng chi phí. Lợi nhuận SVĐ mang lại thường phụ thuộc vào tần suất được sử dụng của nó, vì việc tạo lợi nhuận với chi phí thấp, nhưng lãi cao bắt nguồn từ nguồn tiền bán vé vào sân, tài trợ trong sân và …, khai thác quyền sở hữu trí tuệ để mang lại tiền bạc, chứ không phải là từ sự kiện thể thao hay SVĐ, hoặc các hoạt động bên lề sự kiện. Vì vậy, đây là lợi ích chung của cả nhà nước và tư nhân trong việc hợp tác và điều phối trong lĩnh vực hạ tầng thể thao. Họ có thể phân chia mục đích sử dụng của SVĐ, trong khi vẫn khai thác/tận dụng tối đa lợi ích của xã hội và của tư nhân.
Mô hình “đổi mới, hiện đại hóa và vận hành” thường xuyên được áp dụng trong hạ tầng cơ sở do nhà nước hiện đang sở hữu, những công trình hoặc tồn tại ít nhất 5 năm hoặc đang trong tình trạng hỏng hóc. Nếu được áp dụng với việc cho thuê lâu dài mang lại quyền kiểm soát và trách nhiệm cho đối tác tư nhân thì mô hình này phù hợp với giới hạn tối thiểu về chất lượng, giúp hoạt động tăng cường được chất lượng và hiệu quả. Khi đối tác tư nhân có đóng góp thật hay tượng trưng vào một công trình xây dựng, việc bảo trì và các hoạt động vận hành khác có liên quan, có một vấn đề nổi lên là liệu rằng họ phải có trách nhiệm giải trình và liên quan trực tiếp đến khả năng trụ vững và mang lại lợi nhuận.
Những mô hình kiểu này đòi hỏi các công trình nhà nước sở hữu phải được nâng cấp và cải tạo. Tính chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, những dự án mang lại lợi nhuận không thể tách rời mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội, và trên thực tế còn phải tăng cường các mục tiêu đó. Mô hình này có thể trợ giúp cho việc phối hợp bằng cách xoay vòng sử dụng công trình, sắp xếp sản phẩm hợp tác theo thời gian hoặc theo số lượng, và biến mỗi công trình trở thành một thực thể tự quản lý và tự duy trì.
Địa điểm và chi phí của vùng đất/quá trình xây dựng SVĐ khiến cho các yếu tố này không thể duy trì được với các đối tác tư nhân trong quá trình xây dựng công trình tiếp theo/hoặc cạnh tranh, nhưng việc thiếu tiền thanh toán, khả năng quản lý và duy trì công việc và tình trạng nhà nước không thể khai thác các dòng lợi nhuận trực tiếp và gián tiếp đã tạo nên những khoảng cách rõ nét giữa tình hình hiện tại và tính tối ưu của thuyết Pareto. Tuy nhiên, đây là một mô hình đặc trưng của quá trình tư nhân hóa.
Cũng có thể áp dụng lập luận tương tự về sự cần thiết của hợp tác nhà nước-tư nhân trong các công trình và SVĐ do nhà nước sở hữu và nâng cấp; chẳng hạn như hạ tầng cở sở tổ chức Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung năm 2010 của Ấn Độ. Sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực này sẽ giúp mang lại những khoản tiền thưởng và cơ hội trên cả phương diện trong nước và quốc tế, hoặc có thể được mang lại từ các sự kiện thể thao, các trận đấu từ thiện, các buổi biểu diễn ca nhạc, các giải thể thao chuyên nghiệp, các giải thể thao nghiệp dư, các giải quốc gia, các trung tâm huấn luyện quốc gia,vv. Tiền thưởng và cơ hội có thể được dung hòa bằng cách cân bằng lợi ích lớn hơn của nhà nước với doanh nghiệp tư nhân về thể thao, và tiền lãi, khả năng đứng vững, và những kế hoạch phát triển chậm chắc và khả thi cùng với việc nâng cao phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thể thao cũng là ngành độc nhất vô nhị, đó là lĩnh vực hội tụ niềm đam mê, tự hào, lợi nhuận và lợi ích đặc biệt trong một không khí vui vẻ, mang lại tính hiệu quả, sự lạc quan, mang lại lợi nhuận cho đầu tư, và trên tất cả là niềm vui và sự giải trí của con người.
Sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong thể thao là một xu thế phát triển tất yếu bởi:
Kinh phí đầu tư lớn lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hành là những yếu tố cho việc quản lý, vận hành, và khai thác dòng lợi nhuận của sự kiện chính và các hoạt động bên lề liên quan tới SVĐ phải được chuyển giao cho đối tác tư nhân.
Người ta có thể dễ dàng thấy trước được rằng các SVĐ này sẽ áp dụng giải pháp hợp tác nhà nước – tư nhân như là một lựa chọn tối ưu xét cả về quy trình lẫn thủ tục. Mục đích nó là nhằm đảm bảo rằng chất lượng, việc bảo trì, tính bền vững và các lợi ích liên quan của hạ tầng cơ sở thể thao phải được duy trì lâu dài, củng cố, và mang lại lợi ích về mặt xã hội và tài chính cho cả nước.
Sự hợp tác này sẽ tạo giá trị và lợi nhuận rõ ràng. Mục tiêu sâu xa này đối với thể thao được coi là rất quan trọng, vì nó hỗ trợ mọi lĩnh vực trong quá trình hợp tác. Việc giúp phát triển kỹ thuật và nguồn nhân lực liên quan tới chuyên môn sẽ còn tăng lên về tỉ lệ theo thuyết Man-tuýt, cả về khả năng tiếp cận, lợi nhuận, và khả năng thi đấu của các VĐ chuyên nghiệp và nghiệp dư.
N.Giang